Bạn bị viêm loét dạ dày, bạn chưa biết nên ăn gì tốt cho bệnh. Viêm loét dạ dày nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những vết loét bên trong dạ dày. Trải qua nhiều biến cố, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương bởi hiệu ứng ăn da của các axit và pepsin bên trong lòng dạ dày. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu viêm loét dạ dày nên ăn gì tốt cho bệnh.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì tốt cho bệnh
* Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là căn bệnh dai dẳng khó chưa, nhiều người phải sống chung với nó cả chục năm. Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những vết loét bên trong dạ dày. Trải qua nhiều biến cố, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương bởi hiệu ứng ăn da của các axit và pepsin bên trong lòng dạ dày. Còn theo mô học thì viêm loét dạ dày chính là tình trạng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích cỡ vết loét khoảng 0,5 cm. Bệnh này thường do vi khuẩn Hp gây ra, ngoài ra còn do một số yếu tố như: Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, căng thẳng, stress, chế độ ăn uống, bia rượu…
Những vết loét này thường xảy ra ở khu vực tá tràng (phần đầu ruột non, ngay sau ruột già) nhiều hơn gấp 4 lần so với khu vực dạ dày. Theo một báo cáo đáng tin cậy thì có tới 4 % người bị viêm loét dạ dày do khối u ác tính, 96 % còn lại là lành tính. Các vết loét có thể là bị ăn mòn, có khi lõm như núi lửa, cũng có khi lại lồi lên như polyp đại tràng. Thế nhưng dù là hình dáng như thế nào thì bệnh viêm loét dạ dày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Vì vậy, nếu thấy có những biểu hiện lạ trong cơ thể, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế khám và điều trị bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa chẳng còn xa lạ với bất cứ người nào. Đây là bệnh cực kỳ phổ biến, phổ biến trên toàn thế giới không riêng gì quốc gia nào. Một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng gây ra nếu không được điều trị kịp thời đó là thủng hoặc chảy máu dạ dày… thậm chí là ung thư dạ dày.
* Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
+ Thực phẩm hấp thu axit: điển hình là các loại bánh mì, bánh bông lan, bánh xốp,..
+ Thực phẩm trung hòa axit: sữa tách béo, trứng (chỉ ăn lòng trắng, bỏ lòng vàng) chính là thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn, có thể uống 2-3 cốc sữa tách béo nóng mỗi ngày sau bữa cơm khoảng 1 tiếng (không uống khi đang đói bụng); uống nước bạc hà hoặc cà rốt (lưu ý với người có mắc kèm bệnh trào ngược dạ dày thì không nên ăn hoặc uống nước bạc hà).
+ Thực phẩm giúp mau lành vết viêm, loét, giảm đau dạ dày: bột nghệ, mật ong nguyên chất (dùng riêng hoặc kết hợp); trà gạo rang; bắp cải, khoai tây, bí đỏ, cải xanh cà rốt (cách chế biến lý tưởng nhất là hấp hoặc luộc, hạn chế dùng dầu mỡ để chiên, xào).
+ Một số món ăn tốt cho người viêm loét dạ dày:
- Cháo phật thủ, đường phèn: Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g
Cách làm: Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo.Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.
- Cháo thịt dê cao lương: Nguyên liệu: Thịt dê 100g; Gạo cao lương 100g; Muối ăn vừa đủ
Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối. Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.
- Bí ngô và canh bí ngô: Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày. Nấu bí ngô với một ít gạo rồi ăn. Hoặc cũng có thể thêm bí ngô trong món chè mùa hè của bạn.
- Cháo rau sam: Nguyên liệu: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị
Cách làm: Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
- Cháo hạt sen: Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Củ mài 50g; Quả hồng xiêm non 15g; Đường phèn 20g
Cách làm: Quả hồng xiêm non giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong 2- 3 ngày. Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày.
- Món khoai tây nấu bạch cập: Thành phần: Nước khoai tây 100ml, vị thuốc bạch cập 100g, một ít mật ong.
Cách chế biến: Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong 2 tuần lễ. Thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất huyết.
- Canh dạ dày lợn nấu tiêu: Thành phần: 1 dạ dày lợn, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị
Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.
Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí
- Trứng gà tam thất: Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà một quả, gia vị.
Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị. Cũng là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh viêm loét dạ dày.
* Những lưu ý cho người viêm loét dạ dày
+ Không nên ăn quá no, cũng không để bụng quá đói. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày.
+ Ăn các loại thức ăn dễ tiêu, ăn đồ chín, giảm mỡ béo. Kiêng thức ăn chua, cay, đồ quá nguội hoặc quá nóng. Khi ăn phải nhai chậm và kỹ.
+ Kỵ tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, các phê… tránh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới dạ dày như axit folic, vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
+ Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, không nên lao động quá sức, phiền muộn kéo dài, không thức khuya.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về viêm loét dạ dày nên ăn gì. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận