Bạn đã nghe nhiều về viêm loét dạ dày, bạn thực sự chưa biết nó là gì? Viêm loét dạ dày là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi từ già cho tới trẻ nhưng thường người lớn tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em. Do thói quen ăn uống không lành mạnh dẫn đến mắc bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem viêm loét dạ dày là gì và cách phòng bệnh ra sao.
Viêm loét dạ dày là gì và cách phòng bệnh ra sao
* Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày. Khi mà lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, có loét, đau do acid và pepsin kích thích. Theo mô học thì loét dạ dày tá tràng được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm. Tùy theo vị trí viêm hay loét khác nhau mà bệnh có các tên gọi khác nhau: viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét hàng tá tràng, viêm tá tràng…
* Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: yếu tố phá hủy niêm mạc (HCl và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ (chất nhày, HCO3 và hàng rào niêm mạc dạ dày). Dưới đây là những tác nhân tác động trực tiếp làm mất cân bằng 2 yếu tố trên dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày:
+ Căng thẳng thần kinh (stress): Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn. Khi bị căng thẳng sẽ làm tăng các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho acid HCl tăng cao, làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do căng thẳng, sau khi hết căng thẳng các triệu chứng sẽ giảm. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính.
+ Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp): Vi khuẩn Hp là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một số chất làm kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn mức bình thường, các loại acid dư thừa gây ra tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây truyền từ người này sang người kia do dùng chung dụng cụ ăn uống sinh hoạt.
+ Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày. Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no hoặc quá đói sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra còn làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa khác.
+ Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau. Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
+ Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol - tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng. Các đồ uống có cồn như: bia, rượu… tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày-tá tràng và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan, thận.
* Cách phòng bệnh viêm loét dạ dày
Để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.
+ Về lối sống: Tránh các chất kích thích: không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm, ung thư dạ dày, đặc biệt ung thư phâng tâm – phình – vị. Không nên ăn trước khi đi ngủ, nếu đói bụng bạn chỉ nên uống 1 ly sữa ấm vừa có tác dụng xoa dịu, bảo vệ dạ dày vừa giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất, nếu bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày .
Bởi căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày lâu dần gây nên các chứng bệnh đau dạ dày và rất nhiều chứng bệnh khác. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ chính là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh đau dạ dày nói riêng và các căn bệnh khác nói chung. Chú ý giữ ấm vùng bụng: vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.
+ Về cách ăn: Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày. Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn nhé.
Ăn uống điều độ: nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Không vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ.
+ Những thực phẩm nên hạn chế: Ăn ít thực phẩm chiên rán: do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
- Ăn ít thực phẩm ngâm muối: trong các thực phẩm ướp chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi ăn các loại thức ăn có chứa nitrates và nitrites như thịt hun khói, thịt ướp cá muối, cũng như rau, cà, dưa muối… nên cần hạn chế, không nên ăn.
- Hạn chế đồ sống, lạnh: đồ ăn sống, lạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
- Uống nước đúng cách: thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.
- Bổ sung vitamin C: vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống hàng ngày với các loại rau củ quả tươi.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu viêm loét dạ dày là gì và cách phòng bệnh ra sao. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận