Viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao

Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay, nó là căn bệnh lây lam qua đường máu. Vậy viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan b gây tổn thương cho gan dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Những căn bệnh rất nguy hiểm cho con người. Trên thế giới có khoảng 887.000 người chết vì bệnh viêm gan B vào năm 2015. Khoảng 850.000 - 2.2 triệu người ở Mỹ bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B mãn tính. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao.

Viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao

* Viêm gan b có nguy hiểm không?

Thống kê ở Việt Nam cho thấy hiện người lành mang mầm bệnh virut viêm gan B chiếm khoảng 10 -15% dân số. Những người lành mang mầm bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với virut viêm gan B đến suốt đời.

Trường hợp thứ 2 là người mắc bệnh viêm gan B cấp hoặc mạn. Viêm gan B cấp có triệu chứng rầm rộ như vàng mắt, vàng da, nước tiểu vàng nhưng sẽ tự khỏi sau vài tuần, một số trở thành viêm gan mạn. Viêm gan mạn thường có rất ít triệu chứng như đau hạ sườn phải, chán ăn, xét nghiệm men gan tăng, HbsAg(+), HbeAg(+), HBV-DNA(+). Nếu có HbeAg+++ chứng tỏ số virut hoạt động trong máu nhiều thì phải điều trị tích cực.

Như trên đã nói viêm gan cấp có thể sẽ tự khỏi sau vài tuần nhưng sẽ chuyển thành viêm gan mạn và khi bị viêm gan mạn dễ dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan sau này. Điều trị viêm gan virut B rất tốn kém. Khi bệnh viêm gan b trở thành mạn tính thì bệnh khá nguy hiểm có thể gây xơ gan và ung thư gan.

* Các con đường lây nhiễm Virus viêm gan b

+ Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua các vết đâm chọc: Nếu bạn vô tình tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm bệnh mà không được bảo hộ cẩn thận, nó có thể lây truyền bệnh viêm gan B vào cơ thể bạn qua các vết xước trên da hoặc trường hợp chẳng may bạn bị kim tiêm dính máu của người bệnh đâm, chọc vào người thì nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Chính vì vậy bạn cần cẩn thận và tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ nếu môi trường làm việc của bạn hay tiếp xúc với máu, kim tiêm nhé.

+ Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh nở: Đó là lý do vì sao trước khi mang thai, bác sỹ thường tư vấn bạn phải tiêm phòng bệnh viêm gan B đầy đủ bởi phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh viêm gan B thì khả năng truyền virus gây bệnh viêm gan B sang con khi sinh nở rất cao. Do đó bạn cần tiêm phòng bệnh viêm gan B cẩn thận và điều trị bệnh một cách triệt để trước khi mang thai nhé. Đối với những người đã mắc phải bệnh viêm gan B, cần cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus HBV-DNA cho con của bạn một cách hiệu quả nhất.

Viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao

+ Bệnh viêm gan B lây truyền do dùng chung kim tiêm: Khi bạn dùng chung kim tiêm với người bị bệnh, virus gây bệnh viêm gan B HBV-DNA dễ dàng bị lây truyền vào cơ thể bạn do kim tiêm bị dính máu chứa loại virus này, đây chính là phương thức gây lây truyền bệnh viêm gan B khá phổ biến hiện nay. Chính vì vậy những người nghiện ma túy, dùng chung kim tiêm có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao, do đó dù với bất kỳ nguyên do nào bạn tuyệt đối không dùng chung kim tiêm với người khác, chỉ nên sử dụng loại kim tiêm đã tiệt trùng và chỉ dùng 1 lần mà thôi nhé. Đối với những người bị nghiện ma túy cần cai nghiện ngay đồng thời xét nghiệm kiểm tra cẩn thận để có hương xử lý điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp nhé.

+ Bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục: Virus HBV-DNA có trong dịch tiết của người nhiễm bệnh và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ khi quan hệ tình dục rồi phát triển trong trực tràng, âm đạo của bạn và tiến hành lây truyền bệnh viêm gan B. Chính vì vậy, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao nếu quan hệ tình dục không an toàn như: Quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ tình dục bằng miệng hay sử dụng dụng cụ tình dục không được vệ sinh cẩn thận,… tạo điều kiện cho virus HBV-DNA xâm nhập vào cơ thể bạn một cách dễ dàng. Do đó, sinh hoạt tình dục an toàn, một vợ một chồng sẽ là biện pháp tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm gan B nói riêng và những căn bệnh lây lan qua đường tình dục nói chung, không những thế đây cũng chính là cách thức giúp bạn bảo vệ hạnh phúc gia đình của chính mình nữa đấy.

* Cách phòng bệnh viêm gan B

+ Quan hệ tình dục lành mạnh để phòng bệnh: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan B, C có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy sử dụng bao cao su và thực hiện quan hệ tình dục an toàn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

+ Hiểu rõ cách thức lây truyền của bệnh: Hiểu rõ về cách thức các loại virus bệnh viêm gan có thể lây nhiễm từ người này sang người khác là yếu tố quan trọng bước đầu để phòng bệnh. Viêm gan loại B lây lan chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc với máu bị nhiễm các loại virus này. Viêm gan B có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc sử dụng chung kim tiêm với người bị bệnh.

Viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao

+ Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A và B: Hiện nay đã có vắc xin giúp ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan A và viêm gan B. Vắc xin viêm gan A (Havrix và Vaqta): tiêm hai mũi cách nhau 6 tháng. Vắc xin viêm gan B (Recombivax HB, Comvax và Engerix-B): Những vắc xin này được tạo ra từ virus viêm gan B đã bị bất hoạt và được tiêm theo liều ba hoặc bốn mũi trong vòng 6 tháng. Vắc xin ngừa viêm gan A và B kết hợp (Twinrix): Vắc xin này được tiêm thành 3 mũi theo chỉ định của bác sĩ. Vắc xin Twinrix có khả năng giúp bảo vệ cơ thể khỏi cả virus viêm gan A và B.

+ Tránh dùng chung vật dụng cá nhân: Bạn có thể chia sẻ nhiều thứ trong cuộc sống nhưng chia sẻ vật dụng cá nhân là điều không nên vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan. Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm vì chỉ cần một lượng máu rất nhỏ bị nhiễm bệnh còn dính ở bơm tiêm hoặc kim tiêm cũng có thể khiến bạn bị lây bệnh viêm gan. Vì lý do tương tự, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ dụng cụ hay kim được sử dụng để xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, hoặc châm cứu là vô trùng. Bạn nên dùng các dụng cụ dùng một lần được đóng gói trong túi kín chưa mở.

Nếu bạn đang sống chung với người bị viêm gan hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm gan, hãy tránh chia sẻ các đồ dùng cá nhân như lược chải, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với người đó. Bất kỳ vật dụng nào có thể dính một chút máu rất nhỏ, khó xác định trong khi sử dụng đều không an toàn. Những thành viên trong gia đình người có nguy cơ mắc viêm gan B cao cần đặc biệt lưu ý.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu viêm gan b có nguy hiểm không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216- Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

>>> Chích ngừa viêm gan b rồi có bị lây không và cách phòng bệnh

>>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Viết bình luận