Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

Viêm gan b là căn bệnh nguy hiểm tấn công lá gan. Vậy chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào để quá trình điều trị bệnh được phục hồi nhanh hơn là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan B ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan.

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

* Viêm gan b là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.

Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B. Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.

* Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b

+ Đối với người bệnh bị viêm gan cấp tính: Vì người bị viêm gan cấp tính thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần. Giai đoạn này bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các biểu hiện trên thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh...

Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan.

Trong trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện để có được chế độ điều trị và chăm sóc hợp lý.

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

+ Đối với người viêm gan mạn tính: Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn...) và vitamin C (cam, quýt, rau sống...)

Rau củ và trái cây: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...).

Sữa: Mỗi ngày bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai. Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.

Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiếu tối đa các chất quá béo, quá ngọt.

Hiện nay người ta khuyến cáo với những người bị viêm gan mạn tính cần siêu âm, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng.

+ Một vài trường hợp đặc biệt:

Với người bị xơ gan: Bệnh nhân cần phải ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu.

Với người thừa cân và gan nhiễm mỡ: Một số bệnh nhân thừa cân và bị gan nhiễm mỡ cần phải giảm ăn để giảm bớt sự thoái hóa mỡ gan. Đặc biệt chứng thoái hóa mỡ gan hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan virut nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng. Nhiễm mỡ gan đi đôi với béo phì dễ dẫn đến xơ hóa và một số bệnh lý khác. Bệnh nhân cần giảm cân từ từ bằng cách áp dụng chế độ ăn hợp lý và hoạt động cơ thể. Không nên giảm cân nhanh vì nó sẽ làm tổn thương gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gia tăng sự xơ hóa.

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

Và cuối cùng, một điều hết sức quan trọng là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trong điều trị nhất là các thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin A liều cao..., việc dùng thuốc nam cũng cần được cân nhắc vì hầu hết thuốc nam có thể biết được tác dụng chính nhưng tác dụng không mong muốn thì chúng ta chưa biết hết nên nhiều khi mang đến sự phiền toái cho người bị viêm gan.

Tóm lại, gan như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn, nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan. Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì có lợi cho gan là điều quan trọng nhất.

* Một số món ăn cho bệnh nhân viêm gan b

+ Cháo rau má: nguyên liệu gồm có rau má, đậu xanh, gạo tẻ. Cháo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp cho những bệnh nhân viêm gan B cấp tính.

+ Canh trứng gà nấu câu kỷ, táo đỏ: nguyên liệu gồm táo đỏ, câu kỷ, trứng gà... Món canh có tác dụng bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, thích hợp cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính.

+ Canh táo đỏ nấu đậu phộng: nguyên liệu táo đỏ, đường phèn, đậu phộng. Với tác dụng thông tỳ ích khí, khử thấp giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mãn tính.

+ Canh thịt heo nấm rơm: có tác dụng hữu hiệu trong việc giúp tư âm nhuận táo, kiện vị bổ tỳ, dùng cho chứng viêm gan mạn tính.

+ Canh cần tây thịt nạc: có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, dùng cho viêm gan cấp và mãn tính.

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan b như thế nào

+ Cháo gạo lức, hải sâm: gồm gạo lức, hải sâm, cải cúc, táo đỏ. Cháo có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính, cơ thể suy nhược, ăn ngủ kém.

+ Cháo nhân trần: thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó.

+ Canh cá chép, bí đao: nguyên liệu gồm cá chép, bí đao.

+ Cháo cà chua, rau cần, cà rốt: Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu, rau cần rửa sạch thái nhuyễn, cà rốt rửa sạch thái nhuyễn. Cho tất cả vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị.

+ Canh thịt nấu nấm rơm: Nấm rơm tươi, thịt nạc cả hai rửa sạch thái lát. Cho thịt vào nồi, thêm nước nấu chín, rồi cho nấm rơm vào nấu tiếp. Nêm nếm gia vị, dùng liền vài tuần.

+ Chè nấm tuyết, câu kỷ: gồm châu kỷ tử, nhân nhĩ, món ăn đặc biệt thích hợp dùng cho viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ và xơ gan.

+ Chè câu kỷ tử: gồm gạo tẻ và câu kỷ tử, dùng ăn hàng ngày sáng và chiều.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan B. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Funadin – Giải độc gan – Thanh lọc thận – Thông khí phổi

funadin

Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Sản phẩm Funadin được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02120/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận