Bạn bị viêm dạ dày tá tràng, bạn chưa biết ăn gì tốt cho bệnh. Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt nhất hiện nay là câu hỏi của nhiều người. Viêm dạ dày tá tràng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hẹp môn vị và một vài biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy, người bị viêm dạ dày tá tràng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc trong ăn uống dưới đây. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết.
* Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì
+ Nên ăn thực phẩm giàu chất đạm:
các loại thịt, đậu, sữa, trứng,… là nguồn bổ sung chất đạm dồi dào cho cơ thể. Bạn cần chú ý bổ sung hợp lý lượng protein cho cơ thể và cũng cần chú ý không nên ăn quá nhiều nhé.
+ Các loại rau xanh:
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều rau xanh, mỗi loại rau có chứa những loại vitamin, khoáng chất khác nhau. Nếu bạn luân phiên ăn nhiều loại thì sẽ đảm bảo cung cấp đủ vitamin A, K, C, E,.. chất sắt, magie, can xi,… Hơn nữa, rau xanh là nguồn chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa, chúng cũng giúp loại bỏ chất độc tích tụ ở trong thành ruột.
+ Ăn những thực phẩm mềm, xốp:
dạ dày của bệnh nhân bị viêm loét thường xuyên ở tình trạng dư thừa axit tiêu hóa, chính vì vậy những thức ăn như bánh qui, bánh mì, bánh bao không nhân,… sẽ giúp hút bớt lượng dịch dư thừa này. Nếu không ưa ăn bánh lắm bạn có thể thay thế bằng những củ khoai luộc thật nhừ hay những món có nguyên liệu chính là bột sắn, bột gạo nếp.
+ Quả chuối:
Ăn chuối có công hiệu chữa viêm loét dạ dày đặc biệt nhất là đối tượng bị gây bệnh bởi vi khuẩn hp. Thông thường, bên cạnh phải có phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có hp hẳn hoi nhưng người bệnh cũng được khuyên nên ăn chuối nhiều hơn sau bữa ăn để hỗ trợ chữa bệnh.
+ Các món cháo:
- Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non: Chuẩn bị: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị. Tiếp theo bạn tiến hành chế biến như sau: Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
- Cháo phật thủ nấu với đường phèn: Với nguyên liệu dễ dàng tìm thấy ngoài chợ, nhưng nó được xem là bài thuốc trong việc chữa trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đầu tiên cần chuẩn bị: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g Sau đó, rửa sạch phật thủ đun lấy nước. Cho gạo lứt đãi sạch và đượng phèn vào nấu cháo. Mỗi ngày nên ăn 1 bát và chia làm 2-3 lần.
- Cháo hạt sen với hồng xiêm non: Đầu tiên cần chuẩn bị: Hạt sen 100g, củ mài 50g, hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g. Sau đó, giã dập hồng xiêm non sau đó cho vào nồi đun sôi kỹ với lượng nước vừa đủ sau đó chắt lấy nước và bỏ bã. Sấy khô hạt sen và củ mài sau đó tán bột rồi cho vào nước quả hồng xiêm thu được đun trên lửa nhỏ, khuấy đều. Cháo đun kỹ sau đó cho thêm đường phèn vào và đun tiếp đến khi đường tan hết là được. Nên ăn 3 lần/ngày vào lúc đói khi cháo còn nóng. Dùng liên tục trong 2-3 ngày, nếu sử dụng thường xuyên được thì rất tốt cho việc điều trị bệnh đau dạ dày.
* Viêm dạ dày tá tràng nên tránh ăn gì
+ Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị:
kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.
+ Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc:
rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô...). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu... Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp...
+ Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng:
vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.
+ Cần tránh ăn những thức ăn khó tiêu:
bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng...) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn... vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.
+ Không ăn trứng sống:
Lòng trắng trứng sống có chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến. Bạn nên ăn trứng rán hoặc trứng nuộc vừa chín bởi vì trứng chín quá sẽ làm cho người bệnh khó tiêu.
* Nguyên tắc và thói quen ăn uống tốt cho người bị viêm dạ dày tá tràng
Những thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học sẽ góp phần làm tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, hãy thay đổi những thói quen xấu để bảo vệ dạ dày và bảo vệ sức khỏe.
+ Ăn uống đúng giờ:
Người bệnh không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, tránh bỏ bữa rồi ăn bù. Nên tạo thói quen ăn đúng giờ, loại bỏ thói quen ăn đêm. Nhiều người có quan niệm ăn đêm giúp bồi bổ sức khỏe, nhưng ăn đêm không chỉ khiến bạn bị thừa cân, béo phì mà còn khiến dạ dày phải gồng mình làm việc nhiều hơn. Ăn đêm cũng khiến bạn khó chịu vì thức ăn buổi tối chưa được tiêu hóa hết, lại thêm thức ăn đêm khiến dạ dày bị đầy chướng, khó tiêu.
+ Chia nhỏ bữa ăn:
Nên chia nhỏ các bữa ăn, đồ ăn không quá cứng và ăn với lượng vừa phải. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nên nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa uống hoặc ăn canh cùng cơm vì khi ăn như vậy, thức ăn thường không được nhai kỹ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Nhai kỹ còn giúp tiết nước bọt nhằm trung hòa lượng acid dư thừa ở bệnh nhân bị viêm dạ dày.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về những món ăn người viêm dạ dày tá tràng nên ăn giúp bạn trả lời câu hỏi viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì? Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận