Bạn bị viêm dạ dày, bạn chưa biết nên ăn gì tốt, bạn đang tìm hiểu. Viêm dạ dày nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tình trạng viêm có thể gây ra những biến chứng khó lường đe dọa tính mạng của bạn nếu bạn không biết cách chữa trị kịp thời. Việc tìm các món ăn có lợi cho việc điều trị bệnh viêm dạ dày là việc bạn nên tìm hiểu và áp dụng. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.
Viêm dạ dày nên ăn gì tốt cho bệnh
* Viêm dạ dày nên ăn gì?
+ Thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày: Cơm nếp, bánh mỳ, bánh quy… là các món ăn quen thuộc và rất tốt cho người bị viêm dạ dày. Các niêm mạc bị tổn thương sẽ được xoa dịu và bảo vệ khỏi lượng acid dư thừa trong dịch vị dạ dày khi bạn ăn những thực phẩm này.
- Bên cạnh đó, trứng và sữa cũng nên được ưu tiên trong thực đơn của bạn mỗi ngày, vì chúng không chỉ thơm ngon và bổ dưỡng mà còn giúp những cơn đau do viêm dạ dày của bạn được giảm đi một cách nhanh chóng.
+ Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa: Các món ăn được chế biến một cách kỹ lưỡng, mềm nát và có chất kiềm, khiến axit trong dạ dày được bão hòa chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị viêm dạ dày. Cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nát… chính là những thực phẩm như vậy.
- Bên cạnh đó, một bát súp khoai tây hầm với bắp cải cũng có tác dụng tương tự và tốt hơn rất nhiều so với khoai tây chiên – món khoái khẩu của rất nhiều người. Vitamin U có nhiều trong bắp cải cũng có khả năng làm lành vết loét dạ dày rất tốt, chính vì vậy nên bổ sung chúng vào trong thực đơn mỗi ngày.
+ Thực phẩm giàu chất flavonoid: Đứng đầu trong danh sách này chúng ta có thể kể đến quả việt quất. Không chỉ giúp giảm sưng viêm dạ dày, thường xuyên ăn loại trái cây này còn giúp bảo vệ các thành mạch máu não, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Những loại rau củ tươi ngon và quen thuộc trong gian bếp của gia đình bạn cũng góp mặt vào trong danh sách này như: Cải xoăn, súp lơ xanh, rau bó xôi, củ hành… Hãy dành cho chúng một sự ưu tiên đặc biệt hơn trong mỗi bữa ăn của bạn để có một cơ thể cũng như dạ dày khỏe mạnh nhé.
+ Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ: một hộp sữa chua một ngày vừa bổ sung vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, sữa chua còn làm giảm sự phát triển cũng như sự bám dính của các loại vi khuẩn Ecoli, Yersina và đặc biệt là vi khuẩn Hp. Để tiêu hóa dễ dàng, bạn nên sử dụng một số loại thịt trong chế biến món ăn hằng ngày như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan… đây là những thực phẩm giàu đạm nhưng là đạm dễ tiêu. Thay vì chiên rán, bạn nên hấp, luộc hoặc om như vậy dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
+ Nhóm thực phẩm giúp mau lành vết thương: ngoài nghệ vàng và mật ong đã được dân gian biết đến trong việc làm lành vết thương, sát khuẩn thì bạn nên ăn nhiều rau củ tươi vì nó cung cấp lượng vitamin A, B, C dồi dào có tác dụng làm lành chỗ viêm loét nhanh chóng. Trong nhóm này nên dùng các loại họ cải như cải bắp, củ cải, rau cải… nên nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp. Trong nhóm này không thể thiếu tôm, tôm không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm giúp mọi vết viêm loét mau lành.
Có thể bạn qan tâm:
>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
* Những món ăn tốt cho người viêm dạ dày
+ Cháo hạt sen tốt cho người bệnh đau dạ dày:
Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Củ mài 50g; Quả hồng xiêm non 15g; Đường phèn 20g
Cách làm: Quả hồng xiêm non giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong 2- 3 ngày. Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh đau dạ dày.
+ Cháo phật thủ, đường phèn:
Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g
Cách làm: Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo.Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần.
+ Cháo thịt dê cao lương:
Nguyên liệu: Thịt dê 100g; Gạo cao lương 100g; Muối ăn vừa đủ
Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối. Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát.
+ Cháo rau sam:
Nguyên liệu: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị
Cách làm: Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.
+ Canh dạ dày lợn nấu tiêu:
Thành phần: 1 dạ dày lợn, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị
Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.
Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí.
+ Trứng gà tam thất:
Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà một quả, gia vị.
Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị. Cũng là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh đau dạ dày.
+ Bí ngô và canh bí ngô:
Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày.
* Viêm dạ dày nên kiêng ăn gì
+ Đồ ăn khó tiêu: những đồ ăn chiên rán nhiều chất béo, củ cải già, lá hẹ, rau cần, các loại đậu già, khoai môn… những thực phẩm này khó tiêu hóa nên khiến dạ dày ứ trệ, người bệnh khi ăn sẽ có cảm giác đầy chướng bụng.
+ Đồ ăn có tính acid cao: các loại hoa quả có vị chua như cam, quýt, chanh, mơ, ổi, xoài xanh, me, khế chua, dưa muối, giấm, măng chua… các loại này có tính acid cao, khi ăn sẽ góp phần làm tăng tiết acid dạ dày nhiều hơn. Những loại này khi ăn phải gây kích thích dạ dày gây tăng đau, tăng ợ hơi, ợ chua.
+ Tránh các loại gia vị có tính kích thích cao: một số loại gia vị như bột ớt, ớt, mù tạt, hạt tiêu dễ dẫn đến đau bụng. Đối với nhiều người, tỏi có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi chế biến món ăn có dùng tỏi, bạn nên lắng nghe phản ứng của cơ thể.
+ Đồ uống có gas, chất kích thích: bia rượu, cà phê khi tiếp xúc với vết viêm dạ dày sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến bạn khó chịu gây cảm giác buồn nôn, nôn. Uống nhiều nước có gas làm bạn nhanh đầy hơi, chướng bụng do uống phải nhiều khí.
* Nguyên tắc và thói quen ăn uống tốt cho người bị viêm dạ dày
+ Ăn uống đúng giờ: Người bệnh không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, tránh bỏ bữa rồi ăn bù. Nên tạo thói quen ăn đúng giờ, loại bỏ thói quen ăn đêm. Nhiều người có quan niệm ăn đêm giúp bồi bổ sức khỏe, nhưng ăn đêm không chỉ khiến bạn bị thừa cân, béo phì mà còn khiến dạ dày phải gồng mình làm việc nhiều hơn. Ăn đêm cũng khiến bạn khó chịu vì thức ăn buổi tối chưa được tiêu hóa hết, lại thêm thức ăn đêm khiến dạ dày bị đầy chướng, khó tiêu.
+ Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia nhỏ các bữa ăn, đồ ăn không quá cứng và ăn với lượng vừa phải. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Nên nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa uống hoặc ăn canh cùng cơm vì khi ăn như vậy, thức ăn thường không được nhai kỹ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Nhai kỹ còn giúp tiết nước bọt nhằm trung hòa lượng acid dư thừa ở bệnh nhân bị viêm dạ dày.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các món ăn dành cho người bị viêm dạ dày giúp bạn trả lời câu hỏi viêm dạ dày nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Bạn có thể tham khảo 1 số thuốc dạ dày như: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Viết bình luận