Ung thư đại tràng là căn bệnh nguy hiểm. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh ung thư đại tràng và cách phòng bệnh. Với tỉ lệ tử vong lên đến 70%, ung thư đại tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh, cách nhận biết và cách phòng bệnh.
Ung thư đại tràng là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách phòng bệnh
* Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là loại ung thư thường gặp ở các nước phương Tây, đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do sự thay đổi về thói quen sinh hoạt và lối sống, bệnh có xu hướng tăng lên ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ung thư đại tràng hình thành ở ruột già, phần cuối của ống tiêu hóa (ruột kết). Phần này dài khoảng 1,5m. Hầu hết các trường hợp ung thư đại tràng đều hình thành từ các u nhỏ, các tế bào lành tính (các bướu thịt adenomatous). Sau đó do sự viêm nhiễm, rối loạn chức năng đại tràng, một trong những khối u trở thành ác tính và phát bệnh ung thư đại tràng.
* Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư đại tràng?
Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng, tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ sau:
+ Tuổi: Gần 9/10 trường hợp bị ung thư đại tràng thuộc độ tuổi từ 60 trở lên
+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
+ Trọng lượng: Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở những đối tượng thừa cân và béo phì
+ Tập thể dục: Không hoạt động, ít tập thể dục cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
+ Uống rượu và uống thuốc: Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, những người có thói quen uống rượu và hút thuốc dễ bị ung thư đại tràng hơn bình thường.
+ Tiền sử gia đình: Ung thư đại tràng cũng có liên quan đến tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có những người có quan hệ họ hàng gần gũi (bố, mẹ, anh trai hay em gái) bị ung thư đại tràng, thì bạn cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên đi tầm soát ung thư định kỳ ở độ tuổi 50 trở ra.
Bên cạnh đó, ở một số người cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao do mắc viêm loét dạ dày mãn tính hoặc bệnh Crohn đại tràng kéo dài hơn 10 năm.
* Triệu chứng nhận biết ung thư đại tràng
Mặc dù ung thư đại tràng không có những triệu chứng rõ ràng nhưng nếu người bệnh để ý đến các vấn đề sức khỏe của mình thì có thể đặt dấu hỏi với những dấu hiệu sau:
+ Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng. Các cơn đau bụng thường không rõ ràng và dữ dội mà có hình thức âm ỉ giống cơn đau khi viêm ruột thừa hoặc viêm đại tràng. Vị trí của các cơn đau thường ở vùng hố chậu phải hoặc hố chậu trái hay vùng thượng vị tùy theo vị trí của ung thư.
+ Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa thường chỉ là triệu chứng thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng. Nếu bạn cảm thấy mình rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên và xen kẽ giữa ỉa chảy và táo bón thì hãy cẩn thận.
+ Ăn không tiêu, mất cảm giác ngon miệng: Đây là các triệu chứng thường gặp khi mắc các căn bệnh tiêu hóa, người bệnh ung thư đại tràng cũng có thể gặp phải triệu chứng này. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn gây sụt cân, mất sức. Trong trường hợp được nghỉ ngơi đầy đủ hoặc được tăng cường tẩm bổ mà vẫn không cải thiện được tình trạng trên thì người bệnh nên nghĩ ngay tới căn bệnh ung thư đại tràng.
+ Đi ngoài ra phân có máu tươi: Rất nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư đại tràng sau khi đi ngoài ra máu tươi. Trong trường hợp này phân của bệnh nhân thường có lẫn máu đỏ tươi, máu xuất hiện nhỏ giọt hoặc dính phía bên ngoài phân. Loại trừ trường hợp mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hay xuất huyết tiêu hóa dưới thì bệnh nhân cần thận trọng với bệnh ung thư đại tràng khi gặp phải các triệu chứng này.
+ Đại tiện ra phân đen: Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra phân có máu tươi thì người bệnh cũng nên chú ý theo dõi sức khỏe nếu đi ngoài ra phân có màu đen, đặc biệt là khi trong thời gian này người bệnh không ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu sậm như rau dền, tiết canh, thịt màu đỏ...
+ Có khối u: Ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm thường không thấy gì đặc biệt nên ở giai đoạn muộn có thể sờ thấy khối u. Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng tắc ruột.
+ Cơ thể thiếu máu, sút cân, xanh xao, đôi khi xuất hiện sốt: Những triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn muộn. Nếu cân nặng của cơ thể liện tục bị sụt giảm mặc dù không trong quá trình tập luyện gắng sức hay ăn kiêng để giảm cân thì bạn cần thận trọng với các căn bệnh ung thư ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư đại tràng.
+ Hình thái phân mỏng hơn so với bình thường: Khối u ác tính phát triển to trong đại tràng có thể gây chén ép vào lòng đại tràng khiến kích thước phân khi ra ngoài sẽ mỏng và hẹp hơn bình thường, có thể kích thước phân sẽ mỏng như chiếc bút. Do vậy khi phát hiện ra điều bất thường này thì người bệnh nên chú ý theo dõi thêm xem cơ thể có biểu hiện nào khác lạ nữa không.
* Các giai đoạn phát triển ung thư đại tràng
+ Giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này khối u ung thư vẫn chưa phát triển ra ngoài lớp niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Giai đoạn này các triệu chứng thường không biểu hiện, còn gọi là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ.
+ Giai đoạn 1: Ung thư đã phát triển ra ngoài lớp niêm mạc, nhưng chưa tràn ra ngoài thành đại tràng
+ Giai đoạn 2: Ung thư phát triển qua thành đại tràng nhưng chưa có dấu hiệu lây lan đến các mạch bạch huyết gần đó.
+ Giai đoạn 3: Ung thư đã lan tới các mạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
+ Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn đến các bộ phận ở xa như gan hoặc phổi.
* Các phương pháp chuẩn đoán ung thư đại tràng
Khi nghi ngờ ung thư đại trực tràng, người ta thường thực hiện những xét nghiệm sau:
+ Chụp X-quang đại tràng có cản quang: dựa vào phim X- quang, bác sĩ có thể tìm thấy những bất thường trong đại tràng.
+ Nội soi đại tràng: là phương pháp đưa một ống nội soi mềm vào trong lòng để kiểm tra toàn bộ đại trực tràng. Nội soi được coi là chính xác hơn chụp X-quang đại tràng cản quang đặc biệt trong việc phát hiện những u nhỏ. Bên cạnh đó, có thể lấy một phần mẫu của tổn thương để xét nghiệm và sinh thiết tìm ung thư. Bên cạnh đó phương pháp chụp cắt lớp ruột già là một phương pháp hiệu quả để tìm kiếm khối u.
Bệnh ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này. Chuẩn đoán sớm ung thư đại tràng là bước quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.
* Việc chữa ung thư đại tràng hiện nay có nhiều biện pháp như:
- Phẫu thuật: Ngoại trừ polyp ung thư hóa chưa xâm nhập cuống là có thể điều trị bằng cắt bỏ qua nội soi, điều trị chủ yếu của ung thư đại tràng hiện nay chủ yếu vẫn là bằng phẫu thuật cắt bỏ.
- Xạ trị liệu: Trong một số trường hợp có thể áp dụng đơn độc hoặc phối hợp với phẫu thuật.
- Hóa trị liệu: Thường được phối hợp với phẫu thuật, thuốc thường dùng là 5 FU giúp làm giảm khối u 50% trong 15- 20% trường hợp.
- Điều trị bằng laser: Có thể giúp làm hủy các ung thư bề mặt ở trực tràng, có hiệu quả như điều trị cắt bỏ tại chỗ hoặc xạ trị liệu tại chỗ.
- Điều trị tạm thời: Chủ yếu là nhờ vào phẫu thuật cắt bỏ khối u để tránh chảy máu, tắc ruột, thủng ruột. Nếu khối ung thư không cắt bỏ được thì có thể dẫn lưu đại tràng qua hậu môn nhân tạo.
+ Dùng thực phẩm chức năng giúp triệt tiêu tế bào ác tính: Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp điều trị các bệnh lý về ung thư bạn có thể tham khảo các sản phẩm như Paw paw cell reg, Vidatog,…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh ung thư đại tràng, cách nhận biết phòng và điều trị. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Viết bình luận