Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và là mối lo ngại của nhiều chị em. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu phát hiện được ở giai đoạn đầu thì cơ hội chữa trị rất cao. Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, cách phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào

* Biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

+ Đau lưng: Đau vùng chậu hoặc đau lưng dưới là triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân.

+ Chuột rút: Một số chị em sẽ phải chịu đựng tình trạng chuột rút mỗi khi kinh nguyệt đến kỳ. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt, đó có thể là triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.

+ Xuất huyết âm đạo bất thường: Nữ giới khi xuất hiện hiện tượng đau và ra máu âm đạo bất thường ở giữa kì kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp; đặc biệt phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng…thì nên tiến hành kiểm tra kịp thời.

+ Tiết dịch âm đạo nhiều: Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, đó là một trong những biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Đa phần khi mắc bệnh, người bệnh sẽ ra huyết trắng nhiều, có mùi hôi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc (sau là huyết hồng). Sự thay đổi này là do sự kích thích của mầm bệnh làm cho khí hư cường giáp ở tuyến cổ tử cung. Theo thống kê, 70-80% bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều có triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào

+ Triệu chứng toàn thân: Người bị ung thư cổ tử cung không thể trong trạng thái sức khỏe tốt như người bình thường. Cơ thể xuất hiện các hiện tượng "tiêu cực" như mệt mỏi và cạn kiệt sức lực, giảm cân không rõ nguyên nhân và không cảm thấy ngon miệng. Ngoài ra, người bị ung thư cổ tử cung cũng có một lượng lớn tế bào hồng cầu bị thay thế bằng tế bào bạch cầu để chống lại bệnh tật, dẫn đến thiếu máu với các biểu hiện: Đau đầu, chóng mặt, choáng váng…

+ Bất thường quá trình đi tiểu: Nếu cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện…đều có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Ở trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra các tình trạng trên thì đồng nghĩa với việc các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Bất thường trong quá trình đi tiểu không chỉ là biểu hiện của ung thư cổ tử cung, mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như nhiễm trùng đường sinh dục và tiết niệu. Dù thế nào thì đây cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể bạn gặp vấn đề và bạn cần phải đi thăm khám càng sớm càng tốt.

* Cách phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

+ Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 2 đến 25 lần để quan sát tổn thương dễ dàng. Có thể soi cổ tử cung kết hợp chậm axit axetic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thương hoặc nghi ngờ bất thường.

+ Xét nghiệm axit axetic: Nghiệm pháp axit axetic hay còn gọi tắt là VIA là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axit axetic 3 – 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả ca để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

+ Nghiệm pháp Lugol: là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Bình thường, các tế bào bề mặt của cổ tử cung bắt màu nâu khi chấm dung dịch này nếu lớp tế bào này bị mất đi sẽ biểu hiện bằng màu vàng hoặc nâu nhạt. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào

+ Khám phụ khoa: Thầy thuốc sẽ kiểm tra cổ tử cung cùng với khám các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Người được khám cần nằm trên bàn khám phụ khoa. Thầy thuốc có thể sử dụng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung và lấy tế bào âm đạo làm xét nghiệm. Sau đó, thấy thuốc có thể sẽ khám phụ khoa bằng tay một tay thăm trong kết hợp với một tay ở bên ngoài nắn vùng bụng dưới, khám hạch bạch huyết vùng hạch bẹn.

+ Xét nghiệm tế bào học âm đạo: Phương pháp xét nghiệm tế bào học âm đạo còn có tên là xét nghiệm Pap. Thấy thuốc sẽ lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo bằng một que gỗ hoặc qua nhựa hoặc bàn chải nhỏ hoặc tăm bông. Các tế bào sẽ được phết lên một phiến kính, nhuộm và soi trên kính hiển vi. Phương pháp này khá chính xác, cho phép phát hiện những biến đổi của tế bào. Trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, người phụ nữ không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh phụ nữ không nên làm xét nghiệm tế nào này.

* Cách điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu

Ở giai đoạn sớm, tử cung hoàn toàn bình thường nếu khối u nằm trong cổ tử cung. Nếu tổn thương nằm ngoài thì có thể dễ dàng phát hiện thấy. Đặt mỏ vịt thấy cổ tử cung bở, dễ chảy máu, dịch trong âm đạo loãng đục như mủ, có lẫn máu. Tổn thương có thể lan rộng làm cứng thành âm đạo. Cổ tử cung có thể bị biến dạng hoặc chiếm hết bởi khối u.

+ Giai đoạn 1a: Ung thư vi xâm lấn

Để chẩn đoán vi xâm lấn phải dựa vào mẫu khoét chóp chẩn đoán tất cả tổn thương có thể bị bỏ qua khi sinh thiết và đo độ xâm lấn của tổn thương vào mô đệm cũng như độ rộng của tổn thương. Nếu xâm lấn dưới 1 mm, có thể khoét chóp đủ để lấy hết mô ung thư. Theo dõi chặt chẽ sau khi khoét chóp bằng phết tế bào và soi cổ tử cung. Nếu xâm lấn nhỏ hơn 3 mm và không có xâm lấn mạch bạch huyết thì khoét chóp có thể xử lý hoàn toàn. Nếu bệnh nhân không muốn sinh thêm con có thể cắt bỏ tử cung đơn thuần. Nếu có xâm lấn mạch bạch huyết thì đã có nguy cơ xâm lấn hạch nên cắt tử cung đơn giản và phẫu tích hạch chậu riêng biệt.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào

+ Giai đoạn 1b:

Giai đoạn này có hai lựa chọn là phẫu thuật hoặc xạ trị. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu nhược điểm riêng. Giai đoạn ung thư cổ tử cung xâm lấn đến âm đạo: Phẫu thuật vẫn được đặt ra nếu tổn thương lan rất ít đến cùng đồ âm đạo. Nên dùng xạ trị nếu tổn thương đã lan đến âm đạo.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng có thể dùng một số phương pháp điều trị như phẫu thuật bằng lazer, thủ thuật cắt bằng vòng dây điện, phẫu thuật lạnh... Thông thường, các bác sỹ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho phù hợp với các giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của từng bệnh nhân. Việc áp dung các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định sau khi bác sĩ tiến hành các biện pháp xét nghiệm hoặc thăm khám cụ thể.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, cách phát hiện và điều trị bệnh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thuốc đặc trị ung thư loại nào tốt nhất hiện nay

>>> Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu như thế nào

>>> Ung thư có nên ăn hải sản không và cách phòng bệnh

Viết bình luận