Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất nguy hiểm và thường gặp ở phụ nữ. Vậy ung thư cổ tử cung có quan hệ được không là câu hỏi của nhiều người. Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính thường gặp ở phụ nữ và là bệnh ung thư duy nhất có thể tìm ra nguyên nhân. Các nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung có thể kể đến như: lây nhiễm virus HPV, quan hệ tình dục sớm, hút thuốc, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, sinh con sớm, sinh đẻ nhiều,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời xem ung thư cổ tử cung có quan hệ được không.
* Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?
Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư cổ tử cung, 99% trường hợp người bệnh mắc ung thư cổ tử cung có chứa virus này. Ung thư cổ tử cung không lây qua đường tình dục, nhưng có thể lây nhiễm HPV. Theo ước tính, 80-90% những người đã quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một loại HPV tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Khoảng một nửa trong số các chủng HPV có nguy cơ cao phát triển thành ung thư cổ tử cung. Hầu hết những người bị nhiễm trùng HPV không có bất kỳ triệu chứng nào, và tự biến mất trong vòng 1-2 năm mà không gây ra ung thư. Một số loại khác thì tồn tại nhiều năm. Nhiễm trùng dai dẳng với các loại HPV nguy cơ cao có thể dẫn đến thay đổi tế bào cổ tử cung, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành ung thư.
Virus HPV bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Một số chủng HPV có nguy cơ cao làm thay đổi tế bào cổ tử cung, và dẫn tới ung thư cổ tử cung. Mặc dù quan hệ tình dục không làm lây nhiễm ung thư cổ tử cung, nhưng có thể lây nhiễm HPV, cùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Do vậy, quan hệ tình dục an toàn là điều chúng ta nên làm để bảo vệ sức khỏe của mình. Tốt nhất khi bị ung thư cổ tử cung thì không nên quan hệ.
* Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
+ Đau và chảy máu sau mỗi lần “gần gũi”, mức độ nặng hay nhẹ là tùy thuộc vào mỗi người.
+ Cảm giác đau vùng chậu, đau lưng, đau bụng dưới…đừng chủ quan với các biểu hiện này vì có thể đây là do bệnh gây ra.
+ Đi tiểu khó: Ung thư tử cung còn gây cảm giác đau rát và khó khăn khi đi tiểu, nước tiểu đôi khi có lẫn máu, rò rỉ nước tiểu khi cử động mạnh,... Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết liệu, bạn nên đi khám kịp thời.
+ Dịch âm đạo có màu và mùi bất thường: dịch âm đạo tiết ra nhiều, bất ngờ chuyển sắc sang màu vàng, xanh, có thể lẫn mủ hoặc máu, khí hư có mùi hôi khó chịu,…Đây có thể là những biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
+ Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: bình thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-35 ngày và số ngày hành kinh là 4-7 ngày. Nếu như nhận thấy không đúng chu kỳ, chậm hơn hoặc sớm hơn trong nhiều lần và kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày (rong kinh) bạn nên cẩn trọng. Biểu hiện này có thể kèm theo việc máu kinh có màu bất thường như màu đen, nâu,…
+ Xuyết huyết âm đạo bất thường: đây có thể là triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Nó thường gặp đối với những người đã mãn kinh nhiều năm, nay bỗng phát hiện chảy máu âm đạo không có lý do. Đặc biệt, lượng máu này không nhiều và việc chảy máu này không kèm theo cảm giác đau lưng, đau bụng thì đừng chủ quan với nó. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện ở người lớn tuổi là khi có biểu hiện này.
* Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay
Mặc dù ung thư cổ tử cung rất nguy hiểm, tỷ lệ nữ giới mắc cao trong các bệnh ung thư phụ khoa nhưng đây lại là bệnh ung thư được đánh giá dễ phòng ngừa và phát hiện sớm.
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng HPV có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm 2 loại HPV nguy cơ cao là HPV 16, 18 (nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung). Đây là cách phòng bệnh bước đầu được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến khích cho nữ giới 9 – 26 tuổi.
Ngoài tiêm phòng vắc xin HPV, sàng lọc ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung – giai đoạn loạn sản khi ung thư chưa hình thành hay ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm chưa có biểu hiện.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung): là xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến khích cho nữ giới đã quan hệ tình dục. Xét nghiệm Pap có thể phát hiện những thay đổi bất thường ở cổ tử cung trước khi nó trở thành ung thư. Xét nghiệm Pap định kì có thể giúp phát hiện và điều trị sớm, ngăn ngừa ung thư, phát hiện ung thư sớm và điều trị thành công.
- Hiện nay nhiều bệnh viện đã áp dụng xét nghiệm Thinprep Pap test thay cho xét nghiệm Pap smear truyền thống, tăng khả năng phát hiện bệnh.
- Siêu âm bụng có thể phát hiện những bất thường tử cung, buồng trứng…
- Siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo (nữ đã quan hệ tình dục): phát hiện bất thường ở tử cung phần phụ…
+ Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm ít xâm lấn, khả năng chữa khỏi cao
Tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giai đoạn tiến triển ung thư là một trong những yếu tố mang tính quyết định. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cơ hội sống tốt nhất cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung lên đến 93%.
Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm bác sĩ có thể lựa chọn điều trị khoét chóp cổ tử cung hay cắt tử cung hoàn toàn. Kĩ thuật khoét chóp có thể đảm bảo khả năng sinh con cho nữ giới sau này… Ở những giai đoạn tiến triển hơn, phẫu thuật, xạ trị có thể được bác sĩ xem xét.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu ung thư cổ tử cung có quan hệ được không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Lá đu đủ chữa ung thư cổ tử cung như thế nào
>>> Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung là bao nhiêu
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận