Ung thư cổ tử cung có chết không - BNC medipharm

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Ung thư cổ tử cung có chết không là câu hỏi của nhiều người. Cổ tử cung đóng vai trò rất lớn trong quá trình sinh sản và sinh lý bình thường của phụ nữ. Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới. Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một phụ nữ như nhiễm virút u nhú ở người (HPV) (tên của một nhóm virút gây mụn cơm) và hút thuốc, vốn sẽ làm sản sinh ra các hóa chất làm tổn hại các tế bào của cổ tử cung và làm bệnh ung thư dễ phát triển hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Ung thư cổ tử cung có chết không

* Ung thư cổ tử cung có chết không?

Ung thư cổ tử cung một khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phụ nữ, đặc biệt là chức năng sinh sản. Đã có khoảng 95% số phụ nữ có nguy cơ vô sinh hiếm muộn do ung thư cổ tử cung gây nên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp phát hiện bệnh sớm kịp thời điều trị, có thể còn khả năng làm mẹ. Theo thống kê ở nước ta có tới 7 người phụ nữ chết vì mắc ung thư cổ tử cung trong một ngày, cho nên ung thư cổ tử cung có thể cướp đi mạng sống của chị em phụ nữ bất kì lúc nào.

Ung thư cổ tử cung chết không? còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh?

Ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung đều có diễn biến một cách âm thầm, khó phán đoán được. Giống như các bệnh khác đều có các giai đoạn và hậu quả của nó, nhưng việc bị ung thư cổ tử cung có chết không còn phụ thuộc vào dấu hiệu và giai đoạn bệnh. Với những bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, có lẫn với máu trong âm đạo, ra huyết trắng có mùi hôi, kèm theo đau lưng, đau bụng, đau ở vùng chậu, vùng chân thì hi vọng chữa khỏi chiếm 70% đến 80%. Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau nhức ở vùng chậu, bị hạ chi và phù nề thì khả năng chữa khỏi bệnh khoảng 40-60%. Còn với các bệnh nhân mà khối u đã bắt đầu lan khắp bộ phận sinh dục và cơ quan khác của cơ thể thì khả năng điều trị rất khó, chỉ có thể dùng thuốc để kéo dài sự sống.

Ung thư cổ tử cung có chết không

* Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

+ Thừa cân: phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung;

+ Bệnh sử gia đình: người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vú;

+ Nhiễm virus HPV: quan hệ tình dục với nhiều người có thể làm bạn tăng nguy cơ nhiễm HPV 16 và 18;

+ Hút thuốc: thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc sẽ dễ bị ung thư cổ tử cung gấp hai lần so với người không hút thuốc;

+ Nhiễm chlamydia: một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia;

+ Ăn ít trái cây và rau quả: phụ nữ ăn không đủ các loại trái cây và rau quả sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung;

+ Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng về việc uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung;

+ Mang thai nhiều: những phụ nữ mang thai 3 lần hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung;

+ Mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi: phụ nữ dưới 17 tuổi mang thai lần đầu sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần so với người bình thường;

+ Hoàn cảnh sống khó khăn: phụ nữ nghèo đói sẽ không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm cả xét nghiệm Pap;

+ Di truyền: nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường.

Ung thư cổ tử cung có chết không

+ Sử dụng thiết bị trong tử cung: một nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ từng sử dụng dụng cụ tử cung (IUD, một thiết bị được đưa vào tử cung của bạn để ngăn ngừa mang thai) có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung thấp hơn bình thường;

+ Ức chế miễn dịch: thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung;

+ Diethylstilbestrol: diethylstilbestrol là thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai. Các mẹ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung. Con gái của những người này cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này;

* Các dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc ung thư cổ tử cung

+ Đau lưng: Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.

+ Thiếu máu: Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.

+ Đau vùng chậu: Nhiều phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, chị em cần hết sức chú ý nếu thấy đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt. Bởi vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có chết không

+ Bất thường trong tiểu tiện: Bất kỳ sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu... đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

+ Đau hoặc chảy máu sau khi sex: Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau quan hệ tình dục xảy ra thường xuyên hơn thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Bạn nên đi kiểm tra sớm khi thấy dấu hiệu này.

+ Chu kì kinh nguyệt bất thường: Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm... Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.

+ Chảy máu bất thường: Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít. Điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu. Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và đi khám để biết có phải do ung thư cổ tử cung gây ra hay không.

+ Dịch âm đạo bất thường: Dịch âm đạo nếu có màu trong hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và thường xuất hiện trong những ngày rụng trứng giữa chu kì kinh nguyệt. Trong trường hợp dịch âm đạo tăng bất thường, màu sắc lạ (có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu... thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những bệnh ung thư khác ở "vùng kín" như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, chị em phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.

* Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung

+ Xây dựng cuộc sống lành mạnh:

Giữ tinh thần lạc quan, tránh stress để nâng cao chất lượng cuộc sống. Thường xuyên vận động thể dục thể thao để nâng cao thể trạng. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo đặc biệt là thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục...

Ung thư cổ tử cung có chết không

+ Không nên dùng thuốc tránh thai hoặc chất kích thích:

Phụ nữ hạn chế dùng thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp. Xây dựng đời sống tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Tránh xa thuốc lá và những nơi có khói thuốc lá. Không nên sử dụng các loại thuốc kích thích như cà phê rượu, bia, ma túy,...

+ Không quan hệ tình dục sớm:

Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên là một trong những yếu tố nguy cơ lây nhiễm virut HPV bởi trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang hoàn thiện và ở giai đoạn nhạy cảm nhất.

+ Cải thiện chất lượng cuộc sống:

Cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực đơn hàng ngày đảm bảo đầy đủ vitamin E, A, C và can xi. Đây là những chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ tế bảo không bị tổn thương từ đó ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ăn nhiều dâu tây, gừng, nghệ, chuối, trà xanh... là những thực phẩm hỗ trợ chống ung thư rất hiệu quả.

+ Tiêm vắc xin HPV:

Tiêm vắc xin HPV để phòng tránh ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi. Đây là vắc xin có tác dụng ngăn chặn tiền ung thư chứ không có tác dụng ngăn ngừa ung thư ở giai đoạn chưa di căn hay giai đoạn di căn. Nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục lần đầu để thuốc có hiệu quả cao nhất. Những phụ nữ dưới 40 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV nhưng hiệu quả của vắc xin giảm đi đáng kể.

+ Khám phụ khoa định kỳ:

Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến đường sinh dục, đặc biệt là những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, bạn cần luôn theo dõi những biểu hiện sớm của bệnh ung thư cổ tử cung để kịp thời kiểm tra và khám sàng lọc. Hãy luôn biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình bởi đó là cách hiệu quả nhất giúp bạn có thể tranh xa các loại bệnh tật nói chung và bệnh ung thư cổ tử cung nói riêng.

Ung thư cổ tử cung có chết không

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu ung thư cổ tử cung có chết không và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thuốc đặc trị ung thư loại nào tốt nhất hiện nay

>>> Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu như thế nào

>>> Ung thư có nên ăn hải sản không và cách phòng bệnh

Viết bình luận