Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Vậy ung thư có được ăn nấm không là câu hỏi của nhiều người. Nấm là thực phẩm phổ biến ở nước ta, chúng được nuôi trồng đại trà tại nhiều vùng miền trong cả nước. Nó được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Vậy bệnh ung thư có ăn được nấm không? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Bệnh ung thư có ăn được nấm không?
Nấm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe vì vậy người bệnh ung thư có nên ăn nấm nhé. Dưới đây là danh sách những loại nấm mà người bệnh ung thư nên ăn:
+ Nấm Vân Chi:
có tác dụng “xóa đói giảm đau”, nghĩa là ngoài tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng, tăng chế độ ăn uống của bệnh nhân, nó còn làm giảm bớt những tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị cũng như ổn định số lượng tế bào bạch cầu. Sở dĩ nấm Vân Chi có khả năng hỗ trợ người bệnh ung thư mạnh mẽ là do nó có chứa hai chất polysaccharide K (PSK) và polysaccharide peptide (PSP).
+ Nấm hương:
hay còn gọi là Nấm Đông Cô là loài nấm ăn hiếm hoi có công dụng trong điều trị ung thư bởi nó có chứa Lentinan ([1,3] beta-D-glucan) - có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của các khối u. Đông cô cũng là một nguồn selenium dồi dào - một chất chống oxy hoá có khả năng ngăn ngừa ung thư đã được Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) sử dụng. Loài nấm này có hàm lượng dinh dưỡng cao, nó chứa sắt, vitamin B1, B2 và niacin (vitamin B3) cũng như tất cả các axit amin thiết yếu giúp hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư hiệu quả.
+ Nấm Maitake:
có nghĩa là “Nấm nhảy”, bởi tương truyền rằng người xưa khi tìm được loại nấm quý này đã nhảy cẫng lên vì vui mừng. Các dược chất trong nấm Maitake giúp cải thiện sự thiếu hụt các tế bào máu trắng, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ. Ngoài ra, MD-FRACTION trong nấm Maitake đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt và thúc đẩy các đại thực bào của hệ thống miễn dịch nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, nhất là những người bị ung thư vú, ung thư phổi, và các hội chứng thần kinh cơ bắp (MDS).
+ Nấm Thái Dương:
Beta Glucan là một hợp chất quan trọng giúp kích hoạt và làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy Beta Glucan có hiệu quả tuyệt vời chống lại các khối u lành tính hay ác tính. Beta Glucan có nhiều dạng như (1,3/1,4), (1,3/1,6) nhưng Beta glucan (1,3/1,6) có tác dụng lên hệ miễn dịch mạnh nhất và được sử dụng làm ra các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư. Beta Glucan (1,3/1,6) được tìm thấy rất nhiều trong thành phần của nấm Thái Dương, thậm chí cao hơn nấm Maitake và nấm Linh Chi. Với nguồn Beta Glucan (1,3/1,6) dồi dào, nấm Thái Dương đã được chứng minh là làm giảm tác dụng phụ ở những người đang điều trị ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung và buồng trứng bằng hóa, xạ trị.
+ Nấm Linh Chi:
Nấm linh chi được chứng minh là giúp làm chậm sự phát triển của khối u cũng như kích hoạt tế bào chết theo chương trình ở tế bào ác tính. Để xác định tác dụng của nấm Linh Chi trong việc giảm tác dụng phụ của xạ trị, các nhà khoa học tại Học viện Y khoa Hebei tại Shijiazhuang, Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm trên chuột. Họ chiếu tia xạ vào con chuột rồi cho chúng ăn bào tử nấm Linh Chi. Kết quả cho thấy nấm Linh Chi ngăn ngừa việc suy giảm các tế bào bạch cầu. Nấm Linh Chi cũng cải thiện tỉ lệ sống sót của chuột bị xạ trị.
+ Đông trùng Hạ thảo:
Đông trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis (khác với Nhộng trùng thảo Cordyceps Militaris) từ lâu đã được Y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để chữa “bách hư, bách tổn” bởi những dược tính quý giá, giúp cân bằng âm – dương trong cơ thể.
- Tăng miễn dịch: Nhiều nghiên cứu cho thấy loài thảo dược này có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, giúp tế bào khỏe mạnh trong cơ thể ức chế và thúc đẩy quá trình tự chết theo chu trình của tế bào ung thư.
- Gia tăng hiệu quả điều trị: Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis có tác dụng chống khối u do chứa Cordycepine (3’-deoxyadenosine). Loài thảo dược này còn giúp bảo vệ tủy xương và gan thận trước tác động của hóa chất và tia xạ; kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu, qua đó có tác dụng chống thiếu máu.
- Bồi bổ dinh dưỡng - nâng cao thể trạng: Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis cải thiện vị giác, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình hấp thu và chuyển hóa giúp cơ thể có đầy đủ dưỡng chất để chống lại bệnh tật, tạo sự sảng khoái, giúp người bệnh ổn định tinh thần, ngủ ngon, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
+ Nấm rơm:
Nấm rơm còn gọi là nấm rạ, nấm mũ rơm. Đây là loại nấm rất phổ biến ở khu vực châu Á. Ở Việt Nam, nấm rơm xuất hiện ở khắp Bắc chí Nam. Nấm rơm có 2 loại là nấm rơm mọc tự nhiên và nấm rơm nuôi trồng. Vì nấm mũ rơm mọc tự nhiên rất ít nên số lượng không đủ để phục vụ nhu cầu thị trường. Nấm rơm trong tự nhiên thường mọc đơn độc hoặc dày từng cụm trên rơm, rạ. Ở những nơi có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm. Sau mỗi cơn mưa, nấm bắt đầu mọc lên từ những lớp rơm, rạ ẩm ướt. Do đó, người dân thường tự trồng nấm theo quy trình để tăng sản lượng nấm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nấm rơm vốn là loại nấm lành tính, không độc, lại bổ dưỡng. Nấm rơm chứa các loại vitamin như A, B1, B2, PP, D, E, C. Nấm rơm dùng để chế biến các món ăn ngon và có tác dụng trị bệnh ung thư, thiếu máu, béo phì, tiểu đường…
Theo khoa học thì công dụng của nấm ngừa bệnh ung thư bởi trong nấm rơm có chứa một loại hoạt chất là protid (yếu tố cấu thành nên sự sống của các tế bào) dị chủng. Chính vì thế sẽ tránh được nguy cơ mắc ung thư nếu ăn nấm thường xuyên và đúng cách. Nấm rơm giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, kích thích cơ thể sản sinh Interferon (nhóm các protein tự nhiên, có khả năng chống lại virus, ký sinh trùng và tế bào ung thư).
Nấm rơm có nhiều thành phần dưỡng chất quý có chức năng bổ gan thận, ích khí huyết, trị tỳ vị suy yếu, nên đặc biệt còn chữa di tinh, hoạt tinh và yếu sinh lý ở nam giới. Ngoài ra, nấm rơm có vị ngọt, mang tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, làm hạ cholesterol và tiêu thực. Ở một số nơi người ta còn dùng loại nấm này để bào chế thành thuốc chữa bệnh thiếu máu. Hay công dụng của nấm với người béo phì bởi nấm rơm có chứa nhiều protein, chất xơ và nhiều vi lượng khác như canxi, sắt, phốt-pho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP… Với hàm lượng đó nấm rạ giúp mang lại cảm giác no lâu, không đói.
Ngoài công dụng chữa bệnh, nấm mũ rơm còn có công dụng trong chế biến thực phẩm. Nấm rơm tốt cho những người ốm, đang trị bệnh. Nấm mũ rơm chứa đủ các loại axit amin tốt cho cơ thể hơn cả trong thịt bò và đậu tương. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, người ta có thể nấu nấm rạ với thịt lợn, thịt bò, thịt gà, dùng trong các món lẩu, kho, hầm…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư có ăn được nấm không? Và những loại nấm bạn nên ăn. Giúp bạn trả lời câu hỏi người bị ung thư nên kiêng ăn gì tốt cho bệnh. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Người bị ung thư nên kiêng ăn gì tốt cho bệnh
>>> Những loại đồ ăn bệnh nhân ung thư phổi phải kiêng là gì
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận