Ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy bệnh ung thư có di truyền cho thế hệ sau không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Căn bệnh ung thư đang là nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Khi mà mỗi năm có khoảng 200.000 ca bệnh mới và 75.000 ca tử vong khiến Việt Nam nhanh chóng trở thành nước có tỉ lệ bệnh ung thư cao trên toàn thế giới. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem bệnh ung thư có di truyền cho thế hệ sau không và cách phòng bệnh ra sao.
Ung thư có di truyền cho thế hệ sau không và cách phòng bệnh ra sao
* Bệnh ung thư có di truyền cho thế hệ sau không?
Các loại ung thư đa phần bắt nguồn từ sự biến đổi gen, có thể tích tụ qua quá trình trưởng thành, phơi nhiễm độc chất ở môi trường xung quanh, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống, hormone... Theo website của tổ chức phòng chống ung thư Force, một vài người khi sinh ra đã có nguy cơ ung thư cao hơn so với bình thường vì họ thừa kế những gen bị biến đổi, chẳng hạn như gen quy định sự phát triển và sửa chữa các DNA hỏng.
Cơ thể người gồm 23 bộ nhiễm sắc thể, chứa gen quy định cho sự sống, mỗi bộ gồm một nhiễm sắc thể của mẹ và một thừa hưởng từ cha. Mỗi nhiễm sắc thể gồm hàng ngàn gen mã hóa trong DNA. Một sự thay đổi của chuỗi DNA có thể khiến gen được quy định mất chức năng. Sự thay đổi ấy được gọi là đột biến gen. Nếu ba mẹ có đột biến gen, không có nghĩa người con sẽ mang gen đó. Cơ hội là 50/50, bởi mỗi người đều mang hai nguồn gen từ ba và mẹ. Nếu bạn thừa kế một gen đột biến làm gia tăng khả năng ung thư không có nghĩa bạn chắc chắn mắc bệnh mà sẽ có nguy cơ cao hơn so với người khác.
Nếu mắc ung thư do thừa kế các biến đổi gen của ba mẹ hay họ hàng gần gọi là ung thư di truyền. Trường hợp bị bệnh do sự phá hủy gen, liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, hormone, lão hóa... không di truyền cho đời sau gọi là ung thư đơn phát. Hai loại này có nhiều sự khác biệt, ảnh hưởng đến quyết định chẩn đoán, điều trị của bác sĩ. Ung thư di truyền biểu hiện sớm hơn trên cùng loại ung thư so với ung thư đơn phát, vì thế các chuyên gia khuyên nên tầm soát riêng biệt về gen khi tuổi còn trẻ nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư di truyền. Theo nghiên cứu từ Cộng đồng hỗ trợ chống ung thư, Mỹ, ung thư di truyền thỉnh thoảng nặng hơn so với ung thư đơn phát. Ví dụ ung thư tuyến tiền liệt có khả năng phát triển và di căn xa hơn ở thể di truyền.
* Các bệnh ung thư có tính di truyền cao
+ Ung thư ruột: Là loại ung thư phổ biến thứ 3 tại Anh. 1 trong 15 đàn ông và 1 trong 19 phụ nữ mắc loại ung thư này. Hội chứng ung thư di truyền là một rối loạn mà các thành viên trong gia đình có các khiếm khuyết gen gây ung thư được truyền từ bố, mẹ hoặc cả hai. Gen di truyền làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột.
+ Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới: Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Nguy cơ 1 trong 8 đàn ông ở Anh mắc bệnh này. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số gen làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đó là gen lỗi BRCA2 và BRCA1. Quý ông có tiền sử gen ung thư này hãy đi làm xét nghiệm PSA kết hợp với sinh thiết là cách tốt để phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
+ Ung thư tuyến giáp: Hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tủy tuyến giáp, tân nội tiết và nhiều bệnh polip adenomatous gia đình. Một số xét nghiệm máu có thể giúp nhận diện những người có nguy cơ cao bị các loại ung thư tuyến giáp có tính di truyền. Những người nào được phát hiện có nguy cao bị ung thư, có thể cần phải cắt bỏ tuyến giáp để phòng ung thư dù là chưa có triệu chứng gì cả.
+ Ung thư tuyến tụy: Ung thư tuyến tụy cơ bản là một bệnh gây ra tổn thương chuỗi DNA (đột biến). Những đột biến này có thể được di truyền từ cha hoặc mẹ, hoặc họ có thể mắc phải do tuổi tác. Hầu hết các cá nhân không may mắn có hội chứng ung thư di truyền thừa hưởng một bản sao đột biến từ cha hoặc mẹ có bệnh ung thư. Nó không có nghĩa là tất cả mọi người với một khuynh hướng di truyền sẽ bị ung thư, nó có nghĩa là kể từ khi họ chỉ có một bản sao của gen này, họ có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư.
+ Ung thư thận: Là loại ung thư phổ biến thứ 8 tại Anh. 1 trong 61 người đàn ông và 1 trong 100 phụ nữ bị ung thư này. Dạng di truyền của bệnh ung thư thận thường xảy ra ở những nhóm nhỏ bệnh nhân (ít hơn 5% so với tổng số bệnh nhân) do có những gen bị lỗi. Tình trạng di truyền này gây nên bệnh ung thư thận bao gồm hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận. Những người mang gen lỗi cũng có tăng nguy cơ phát triển ung thư hiếm gặp khác trong não, cột sống, tuyến tụy, mắt và tai trong.
+ Ung thư vú: Ít hơn 3% ung thư vú là do lỗi gen di truyền. Những người bị ung thư vú thường có một tập hợp các gen đột biến, được gọi là gen BRCA. Những người có xét nghiệm ADN kết quả cho thấy rằng họ có nhiều khả năng phát triển ung thư vú thì nên tiến hành kiểm tra vú thường xuyên ngay từ khi còn trẻ. Mặc dù nó không thể loại bỏ hoàn toàn loại ung thư vú nhưng nếu phát hiện sớm sẽ giúp bạn biết điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống… để giảm thiểu mức độ bệnh và sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Nếu bạn hút thuốc và uống rượu, hãy từ bỏ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên thể dục phù hợp sức khỏe. Ngay từ ở giai đoạn đầu, nếu có biện pháp phòng ngừa thích hợp, rủi ro phát bệnh của bạn sẽ giảm đáng kể dù nó có di truyền hay không.
* Cách phòng bệnh ung thư
+ Không hút thuốc: Hút thuốc là yếu tố rủi ro lớn nhất gây tử vong vì ung thư trên thế giới có thể phòng tránh và là nguyên nhân gây ra khoảng 22% trường hợp tử vong do ung thư mỗi năm. Ngoài hút thuốc, nhai thuốc lá hay hít thuốc cũng có thể dẫn tới ung thư. Thậm chí hút thuốc thụ động do hít phải khói thuốc trong môi trường cũng được khoa học chứng minh là nguyên nhâng ây ra bệnh ung thư phổi ở những người lớn không hút thuốc.
+ Đi tầm soát ung thư: Một số loại ung thư có thể sớm được phát hiện trước khi xuất hiện các triệu chứng. Vì thế, thường xuyên tự kiểm tra (như da và vú) và đi tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện và điều trị sớm một số loại ung thư. Song không phải tất cả các loại ung thư có xét nghiệm tầm soát. Vì vậy, bạn hãy nói với bác sỹ của bạn về các phương pháp hiện có và phương pháp nào hữu ích cho bạn.
+ Hoạt động và kiểm soát cân nặng của bạn: Quá cân và béo phì có liên quan đến một số loại ung thư. Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng cơ thể khoẻ mạnh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Ăn nhiều hoa quả và rau có tác dụng phòng chống ung thư. Ngược lại, ăn nhiều thịt màu đỏ và có chất bảo quản có thể làm tăng ung thư trực tràng.
+ Tránh viêm nhiễm: Các tác nhân gây viêm nhiễm là nguyên nhân gây ra 22% trường hợp tử vong do ung thư ở các nước đang phát triển và 6% tại các nước phát triển. Viêm gan siêu vi B và C gây ung thư ở gan và nhiễm virus paplilloma ở người gây ra ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sỹ của mình về các phương án tiêm phòng. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
+ Hạn chế uống rượu: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguy cơ ung thư tăng theo hàm lượng rượu được tiêu thụ. Uống rượu là yếu tố gây rủi ro đối với nhiều loại ung thư, như khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú.
+ Tránh các nguồn gây ô nhiễm: WTO cho biết ô nhiễm môi trường gồm không khí, nguồn nước và đất cùng với các hoá chât gây ung thư là nguyên nhân gây từ 1 đến 4% các ca ung thư. Sự phơi nhiễm với các chất gây ung thư còn có thể xảy ra thông qua thực phẩm bị nhiễm các hoá chất như aflatoxin hay dioxin. Ô nhiễm không khí trong nhà từ đốt than làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những phụ nữ không hút thuốc.
+ Chọn đúng liều lượng hấp thụ ánh nắng: Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và cũng là một trong những loại ung thư có thể ngăn ngừa. Hãy tránh ánh nắng mặt trời khi tia cực tím từ mặt trời cao. Bức xạ UV từ mặt trời thường phát ra mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hãy phòng tránh bằng đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính dâm và bôi kem chống nắng. Các thiết bị tắm nắng gây phóng xạ UV nhân tạo (như giường tắm nắng) hiện nay cũng được phân loại có khuynh hướng gây ra ung thư cho con người.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh ung thư có di truyền cho thế hệ sau không và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc !
Mách bạn:
Paw Paw Cell Reg là kết quả nghiên cứu hơn 20 năm của Giáo Sư Tiến sĩ đã nghỉ hưu Jerry McLaughlin. Ở đầu thập niên 70, Tiến sĩ McLaughlin là người đầu tiên thử nghiệm để tìm các nguyên liệu thảo dược có tiềm năng chữa bệnh ung thư và đã tập trung vào nghiên cứu. Asimina Triloba, nay được biết đến là cây đu đủ (Không phải là giống cây đu đủ của Việt Nam). Trong nghiên cứu của Tiến sĩ McLaughlin, ông ta đã tìm ra nguồn hoạt chất sinh học được gọi tên là acetogenins. Ông và và các sinh viên sau đai học đã chiết xuất được trên 40 loại acetogenins và 2 trong số đó là bullatacin và bullatalicin cho thấy khả năng đặc biệt trong điều trị các bệnh ung thư.
Tác dụng Paw Paw Cell Reg:
- Hiệu quả chọn lọc trên các tế bào đặc biệt.
- Tiêu diệt các tế bào bất bình thường, ác tính. Chất acetogenin có thể chọn lọc tác dụng trên tế bào đích ung thư mà không hề ảnh hưởng đến các tế bào bình thường
- Điều chỉnh sản xuất ATP trong ty lạp thể của các tế bào đặc biệt.
- Tăng cường miễn dịch của cơ thể
- Điều chỉnh sự phát triển của các mạch máu gần tế bào đặc biệt. Bởi vì sức khỏe bắt đầu từ trong từng tế bào của cơ thể, cho nên điều quan trọng là phải hỗ trợ cho sức khỏe của tất cả các tế bào.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận