Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy ung thư buồng trứng có chết không là câu hỏi của nhiều người. Buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản nữ. Ở mỗi bên của tử cung có một buồng trứng. Ung thư buồng trứng là một khối u ác tính trong một hoặc cả hai buồng trứng. Nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng và cách điều trị bệnh. Đồng thời giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư buồng trứng có chết không.
* Ung thư buồng trứng có chết không?
+ Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng: Ngay cả khi bạn không có đột biến di truyền, nếu bạn có hai hoặc nhiều người thân gần gũi mắc bệnh ung thư buồng trứng, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
+ Bị lạc nội mạc tử cung: Bạn có nguy cơ ung thư buồng trứng nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, một tình trạng nội mạc tử cung (mô) phát triển bên ngoài tử cung thay vì ở lớp lót bên trong tử cung và thường gây ra đau đớn.
+ Dùng liệu pháp thay thế hormone estrogen: Sử dụng loại liệu pháp này sau khi mãn kinh có thể tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những người dùng estrogen (không có progesterone) trong ít nhất năm hoặc 10 năm có nguy cơ cao bị ung thư buồn trứng.
+ Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với nhiều bệnh ung thư và một nửa số ca ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở phụ nữ từ 63 tuổi trở lên. Khi tuổi càng cao, càng nhiều tế bào của bạn phân chia, và nguy cơ đột biến di truyền càng lớn. Chúng có thể tích lũy dần dần và đến thời điểm nào đó sẽ tạo ra tế bào ung thư.
+ Rụng trứng: Rụng trứng càng nhiều thì nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao. Trong quá trình rụng trứng, biểu mô hoặc da, viên nang buồng trứng, vỡ và giải phóng. Và càng nhiều tế bào buồng trứng của bạn phân chia, bạn càng có nhiều khả năng bị đột biến di truyền có thể tích lũy theo thời gian và gây ung thư buồng trứng.
+ Đột biến di truyền: Có một số đột biến di truyền mà bạn có thể kế thừa từ cha mẹ và làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, chẳng hạn như hội chứng BRCA1, BRCA2 và Lynch. Những phụ nữ bị đột biến BRCA1 có 44% khả năng, tỷ lệ mắc bệnh do đột biến BRCA2 là 17% và phụ nữ bị hội chứng Lynch có nguy cơ từ 6 đến 8%. Những đột biến này có thể làm tăng nguy cơ của bạn đối với các loại ung thư khác.
+ Thừa cân: Thừa cân là nguyên nhân lớn nhất gây rối loạn hormone. Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều estrogen, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi sau tuổi mãn kinh, khiến họ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng và ung thư tử cung cao hơn. Đây là một yếu tố nguy cơ nằm trong tầm kiểm soát bằng cách duy trì một trọng lượng khỏe mạnh thông qua việc ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng và tập thể dục thường xuyên.
* Ung thư buồng trứng có chết không?
Bệnh ung thư buồng trứng thường không bị phát hiện, chỉ đến khi nó đã lan rộng ra khung xương chậu và vùng bụng thì bệnh nhân mới biết. Đây cũng là lúc bệnh đã có biến chứng và bắt đầu di căn. Nếu không được điều trị kịp thời, phụ nữ bị ung thư buồng trứng không chỉ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh mà còn có nguy cơ tử vong cao.
Ung thư buồng trứng tiến triển nhanh, không có những biện pháp nào thực sự hữu hiệu để tầm soát cho cộng đồng. Khác với ung thư cổ tử cung, chị em có thể phát hiện sớm qua tầm soát, khám phụ khoa định kỳ hằng năm. Trên thực tế, việc siêu âm định kỳ phát hiện ung thư buồng trứng không thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng mà chỉ khuyến cáo với phụ nữ ở độ tuổi nhất định. Ngoài ra, khối u buồng trứng phát triển nhanh nên sau 6 tháng siêu âm bệnh đã có thể diễn tiến xa, người bệnh không kịp trở tay.
Do đặc thù khối u buồng trứng ở vị trí hiểm hóc, không có biện pháp chuẩn đoán sớm hữu hiệu, và đặc tính ung thư phát tán rộng khắp trong ổ bụng nên việc điều trị khó, gây tốn kém, bệnh dễ tái phát và tỷ lệ tử vong cao. Ung thư buồng trứng xảy ra ở mọi độ tuổi, thậm chí có ung thư buồng trứng ở trẻ em. Chính những yếu tố trên, nhiều chuyên gia đã xếp ung thư buồng trứng vào nhóm”kẻ giết người thầm lặng”.
* Cách chữa bệnh ung thư buồng trứng
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn tiến triển ung thư. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Phẫu thuật và hóa trị liệu, xạ trị là ba phương pháp thường được chỉ định.
+ Xạ trị:
Xạ trị là dùng tia phóng xạ để trị liệu, đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chỉ ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị ngay trong màng bụng. Bằng cách đưa dung dịch phóng xạ trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.
Xạ trị cũng sẽ động đến các tế bào bình thường và tế bào gây bệnh. Các tác dụng phụ xảy ra do xạ trị phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và phần cơ thể bị chiếu xạ. Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, tiêu chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc gây ra hiện tượng đau bụng và tắc ruột.
+ Phẫu thuật:
Phẫu thuật là phương pháp được lưa chọn số một để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ hết mạc nối và hạch trong ổ bụng, và những phần liên quan đến hướng đi có thể nhất của các tế bào ung thư buồng trứng.
Nếu các tế bào ung thư đã lan, bác sĩ thường cố gắng cắt bỏ hết các tế bào ung thư còn sót lại trong một quá trình gọi là phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u. Phẫu thuật cắt bỏ hết tất cả các khối u giúp làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa chất hoặc tia phóng xạ.
Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Vài ngày sau đó, bệnh nhân đi tiểu rất khó khăn, nhu động chưa bình thường trở lại.
+ Hóa trị liệu:
Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, có thể các tế bào ung thư buồng trứng vẫn còn sót lại hoặc lay lan mà các bác sĩ chưa thể cắt bỏ hết được, hóa trị liệu sẽ giúp tiêu diệt phần còn sót lại đó. Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số khác tồn tại dưới dạng viên nén để uống. Hóa trị liệu có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.
Có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp khi phương pháp hóa trị liệu kết thúc. Có thể kiểm tra tác dụng của thuốc lên cơ thể bệnh nhân có xảy ra hay không bằng cách kiểm tra dịch và mẫu mô của bệnh nhân đó. Hóa trị tác động đến cả tế bào gây bệnh lẫn các tế bào bình thường. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Khi điều trị bằng phương pháp hóa trị có thể gây nên cảm giác buồn nôn và nôn, chán ăn, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng. Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm bệnh nhân không nghe rõ và gây tổn thương đến thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư buồng trứng có chết không và cách chữa trị như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Dấu hiệu ung thư tử cung buồng trứng là gì và cách phòng bệnh ra sao
Viết bình luận