Bạn đã biết gì về bệnh thấp khớp cấp, triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp là gì? Là câu hỏi của nhiều người. Bệnh thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp. Đây là bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn huyết tán gây viêm nhiễm mãn tính phần dịch khớp, hệ miễn dịch chống lại các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể gây ra các triệu chứng đặc trưng là đau, sưng và cứng khớp. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh thấp khớp cấp.
Có thể bạn quan tâm:
>> Sụn cá mập Shark cartilage bổ xương khớp
>> Cách chữa đau xương khớp hiệu quả nhất hiện nay
>> Thuốc điều trị xương khớp tốt nhất hiện nay
* Triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp
+ Ăn uống không ngon miệng.
+ Những khớp lớn hơn, chẳng hạn như khớp gối, cũng có thể bị ảnh hưởng…
+ Đau và sưng tấy đồng loạt (cùng vị trí ở cả hai tay, hai chân, v.v…).
+ Các khớp bị ảnh hưởng trở nên tê cứng, nếu bất động trong một thời gian dài.
+ Những khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân bị sưng tấy và đau.
+ Khớp dần trở nên tê cứng và có thể xảy ra biến dạng khớp.
+ Sáng sớm khi thức dậy, các khớp thường bị tê cứng và kéo dài hơn 30 phút.
Bệnh hay xuất hiện nhất là từ 5 đến 15 tuổi. Hãn hữu có trường hợp bị bệnh trước 3 tuổi và sau 30 tuổi. Nhiều bệnh van tim ở người lớn là di chứng của bệnh thấp khớp cấp.
+ Biểu hiện ở khớp:
viêm đa khớp cấp tính, thay đổi từ khớp này sang khớp khác, thoáng qua (hết viêm nhanh). Triệu chứng đau khớp kèm theo những dấu hiệu khách quan, đặc biệt là sưng, đỏ, hạn chế động tác. Bệnh thường hay xảy ra nhiều hơn ở khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp vai và khớp khuỷu, đôi khi cả những khớp nhỏ hơn. Viêm khớp xảy ra nhanh chóng và thuyên giảm trong vòng 5-6 ngày, để rồi lại xuất hiện ở khớp khác, sự thay đổi khớp bị viêm là một đặc tính quan trọng của bệnh thấp khớp cấp, và viêm khớp cấp như vậy khi khỏi không hề để lại di chứng ở khớp.
+ Biểu hiện ở tim:
những tổn thương ở tim là nguy cơ chính của bệnh thấp khớp cấp, và xảy ra trong một nửa số trường hợp, di chứng có thể chỉ đơn độc. Viêm cơ tim do thấp thường bắt đầu một tuần sau khi sốt và viêm đa khớp xuất hiện. Diễn biến có thể nhanh chóng tới suy tim hoặc quá trình viêm diễn biến âm ỉ tới biến dạng van tim vĩnh viễn (bệnh van tim). Viêm ngoại tâm mạc thấy trong 10% số trường hợp.
* Nguyên nhân của bệnh thấp khớp cấp
Nhiều người lầm tưởng tổn thương tim là do các bệnh về khớp gây ra nên nhiều người lo lắng khi đang mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp. Tuy nhiên bệnh là do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra. Vi khuẩn này thường gây ra các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, hoặc viêm da do liên cầu.
Cơ chế gây bệnh là do sự giống nhau giữa cấu trúc vi khuẩn và các tế bào cơ thể đặc biệt là cơ tim, sụn khớp và mô mềm dưới da. Từ đó dẫn đến sự tiêu diệt nhầm lẫn giữa vi khuẩn và các tế bào này dẫn đến tổn thương các cơ quan đặc biệt là khớp và tim.
Thường sau khi liên cầu tấn công vào cơ thể gây viêm họng khoảng 2-3 tuần sau mới xuất hiện các biểu hiện ở khớp và tim nên chúng ta thường không nghĩ đến nguyên nhân sâu xa là do viêm họng gây ra.
Ngày nay người ta đã khẳng định vai trò gây bệnh của liên cầu khuẩn dung huyết nhóm A dựa vào các bằng chứng sau:
- Từ 50 – 70% bệnh nhân thấp khớp cấp có tiền sử viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Trong đợt thấp khớp cấp các tỷ giá kháng thể kháng liên cầu khuẩn tăng trong huyết thanh bệnh nhân từ 65 – 90% trường hợp.
- Nhiều nghiên cứu còn cho thấy chỉ loại liên cầu khuẩn dung huyết (bêta) nhóm A mới gây bệnh thấp khớp cấp, loại khác không gây bệnh.
* Cách phòng và điều trị bệnh thấp khớp cấp.
+ Phòng bệnh thấp khớp cấp: Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp là điều trị ngay (trong vòng 24 giờ) tất cả mọi trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn, đặc biệt là những trường hợp viêm amidan, bằng penicillin hoặc erythromycin.
Những trẻ em và người lớn đã từng bị một hoặc nhiều đợt thấp khớp cấp phải được bảo vệ. Đối với trẻ em, người ta đề nghị phòng vệ ít nhất trong 10 năm kể từ đợt cấp tính cuối cùng, hoặc tới 18 năm (chỉ tiếp tục điều trị nếu có bệnh van tim). Đối với người lớn, phòng vệ trong vòng 5 năm sau đợt cấp tính cuối cùng. Không tiếp tục điều trị thêm nếu không có biến chứng bệnh tim, nhưng phải điều trị mọi trường hợp viêm amidan.
+ Phòng bệnh tái phát: những thuốc sau đây được dùng để phòng ngừa bệnh thấp khớp cấp tái phát:
+ Penicillin: cứ 4 tuần tiêm bắp benzathin benzylpenicillin một liều 1,2 triệu đơn vị. Cho uống penicillin chỉ có tác dụng phòng ngừa một phần.
+ Erythromycin: trong trường hợp dị ứng với penicillin thì có thể sử dụng erythromycin với liều 250 mg, uống 4 lần mỗi ngày.
+ Điều trị:
Các biện pháp toàn thân: nằm nghỉ hoàn toàn trên giường bệnh trong suốt thời gian có đợt cấp tính là điều rất quan trọng. Thời gian nằm nghỉ này thay đổi từ hai tuần đối với viêm nhiều khớp đơn thuần tới ba tháng nếu có viêm tim nặng. Bệnh nhân chỉ được dậy và vận động khi:
- Thân nhiệt bình thường tuy không cần dùng thuốc.
- Mạch đếm lúc nghỉ dưới 100/phút ở người trưởng thành.
- Tốc độ máu lắng và protein c phản ứng đã trở lại bình thường.
- Bóng mờ của tim không tăng khi bệnh nhân đứng dậy (khám X quang).
- Điện tâm đồ trở lại bình thường hoặc ổn định.
PENICILLIN: benzylpenicillin (penicillin G) 1 triệu đơn vị / ngày trong 10 ngày, tiêm bắp, sau đó dùng benzathin benzylpenicillin.
CORTICOID: được chỉ định trong trường hợp viêm cơ tim như một biện pháp điều trị hàng đầu hoặc trong trường hợp dùng acid acetylsalicylic không kết quả. Tuy nhiên, corticoid không bảo vệ được van tim khỏi bị biến chứng, ở người lớn, cho dùng prednison 1-1,5 mg/kg mỗi ngày, cho tới khi hết các triệu chứng cấp tính và tốc độ máu lắng trở lại bình thường, rồi giảm dần liều lượng và xen kẽ bằng aspirin.
ACID ACETYLSALICYLIC: sử dụng với liều 2-4 g mỗi ngày cho người lớn; salicylat natri có chống chỉ định trong trường hợp suy tim vì sẽ gây quá tải natri.
Trên đây là các thông tin về bệnh thấp khớp cấp mà bạn nên biết. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận