Tỏi chữa ung thư như thế nào?

Tỏi là gia vị quen thuộc với người dân Việt Nam, tỏi có nhiều công dụng với sức khỏe đặc biệt là công dụng chữa ung thư. Vậy tỏi chữa ung thư như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và cướp đi tính mạng của hàng triệu người trên thế giới. Ung thư là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không riêng một số người nhất định. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng của củ tỏi và xem tỏi chữa ung thư như thế nào?

Tỏi chữa ung thư như thế nào

Tỏi chữa ung thư như thế nào?

* Tỏi chữa ung thư

Từ thời xa xưa người Nhật đã giữ thói quen ăn uống rất lành mạnh, luôn ưu ái thực phẩm trồng tự nhiên. Chế độ ăn uống khoa học cộng với thói quen thường xuyên thực hành các phép dưỡng sinh là bí quyết giúp người dân nước này có tuổi thọ cao nhất thế giới.

Các nhà khoa học thuộc hội Dinh dưỡng Tokyo bật mí bí quyết sống khoẻ của người Nhật là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: Chế độ ăn uống, khí hậu, lối sống, vận động thể lực, tinh thần ổn định, giữ tâm trí thảnh thơi, không bị căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi ngày, trung bình một người dân Nhật ăn 1-2 củ tỏi vì tin rằng nó giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh ung thư. Các chiến binh Nhật Bản ngày xưa dùng tỏi để phòng chống bệnh cảm cúm, sát trùng vết thương và chế biến các món ăn. Thời chiến tranh, điều kiện chăm sóc y tế kém, người lính đã biết sử dụng tỏi như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khi bị vết thương ngoài da. Allicin trong tỏi có thể ức chế phản ứng viêm trong cơ thể và trở thành một chất chống oxy hóa, làm giảm các tổn thương đối với tế bào cơ thể do tế bào gốc gây ra. Tỏi chứa một lượng lớn chất selen, có thể thúc đẩy sự phân hủy peroxit trong cơ thể, làm giảm việc cung cấp oxy cần thiết cho khối u ác tính, do đó ức chế tế bào ung thư ở một mức độ nhất định, có lợi cho việc thay đổi môi trường sản sinh ung thư.

Ngày nay, qua những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học của còn phát hiện nhiều công dụng của tỏi như chống ung thư máu, hạ huyết áp, giúp lưu thông máu, phòng ngừa nhiều bệnh, kháng sinh, ức chế các vi sinh có hại cho cơ thể, phòng ngừa và chữa cảm cúm. Công dụng này được lý giải là do sự phối hợp của nhiều hoạt chất và axit amino có trong tỏi, đặc biệt là hoạt chất kháng sinh allicin, selen có khả năng chống oxy hóa rất mạnh.

 

Tỏi chữa ung thư như thế nào

* Một số công dụng của củ tỏi

Ngoài công dụng phòng  ngừa ung thư thì tỏi còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe sau đây:

+ Ngăn ngừa nguy cơ sinh non: Nhiễm vi khuẩn trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu. Các nhà khoa học thuộc Phòng Dịch tễ học, Viện Y tế Cộng đồng Na Uy phát hiện các hợp chất kháng sinh trong tỏi có khả năng giảm nguy cơ sinh non tự phát.

+ Tỏi như một loại Viagra tự nhiên: Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.

+ Trị mụn trứng cá: Theo Medical Daily, ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.

+ Trị cảm cúm thông thường: Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày. Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

+ Giảm huyết áp: Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600 -1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng. Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.

+ Cải thiện hệ xương: Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi. Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.

Tỏi chữa ung thư như thế nào

+ Tỏi có tác dụng giống như thuốc kháng sinh: Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá. Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter – các nhà khoahọc vừa phát hiện.

Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng vốn khiến nó rất khó bị phá hủy. Chất diallylsulphide không chỉ mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh quen thuộ cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn có tác dụng nhanh hơn.

* Những lưu ý khi ăn tỏi

+ Không ăn quá 4 tép tỏi mỗi ngày.

+ Không dùng tỏi cho người huyết áp thấp: Tỏi có thể làm giảm huyết áp nên nếu bạn bị huyết áp thấp thì nên tránh ăn tỏi vì có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn.

+ Không ăn tỏi khi gặp vấn đề về gan: Tỏi là thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, virut nên nhiều người mắc bệnh về gan cho rằng ăn tỏi là an toàn. Thực tế nếu bạn gặp vấn đề về gan thì không nên ăn vì tỏi có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh gan.

+ Không ăn tỏi khi có bệnh về dạ dày: Tỏi có thể làm giảm lượng acid trong dạ dày, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn, gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn. Ngoài ra khi đang uống thuốc chữa bệnh dạ dày mà ăn tỏi sẽ gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Tỏi chữa ung thư như thế nào

+ Không ăn tỏi khi dùng thuốc chống đông máu: Tỏi là thuốc chống đông tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa máu đông, đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên khi tỏi được tiêu thụ cùng với các loại thuốc chống đông máu khác sẽ khiến máu lưu thông quá nhanh.

+ Không ăn tỏi khi đói bụng: Một nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều tỏi sống đặc biệt là khi bụng đói có thể gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột. Vì thế nếu bạn có ý định áp dụng phương pháp ăn tỏi vào buổi sáng thì nên xem xét lại hoặc bắt đầu với một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của tỏi chữa ung thư như thế nào. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Hoa quả cho người ung thư phổi là những loại nào

>>> Diễn biến ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào

>>> Cách dùng lá đu đủ chữa ung thư phổi an toàn hiệu quả

Bình luận

1

1 - 04/09/2022 00:38:40

555

1

1 - 04/08/2022 14:13:37

555

1

1 - 04/08/2022 14:13:36

555

1

1 - 04/08/2022 14:13:36

555

1

1 - 04/08/2022 14:13:35

555

Viết bình luận