Bạn bị đau dạ dày, bạn muốn tìm thuốc chữa đau dạ dày, bạn chưa biết làm cách nào? Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay và cũng có nhiều cách chữa trị như dùng thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc,... Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc Tây, stress, hút thuốc lá, bia rượu, chất kích thích, thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh là các nguyên nhân điển hình gây ra bệnh. Bệnh đau dạ dày là căn bệnh không khó chữa trị nếu bạn biết cách kiêng khem. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Thuốc chữa đau dạ dày nên chọn loại nào?
Hiện nay, sự tiến bộ không ngừng của y học hiện đại đã cho ra hàng loạt thuốc chữa đau dạ dày có hiệu quả nhanh. Các nhóm thuốc Tây điều trị bệnh dạ dày được dùng phổ biến là: kháng sinh, trung hòa axit dịch vị, chống tiết axit.
Nhóm thuốc kháng sinh: Amoxicilin, metronidazol, tinidazol và clarithromycin... có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori gây đau dạ dày. Một liệu trình điều trị bằng kháng sinh thường duy trì từ 7-14 ngày.
Nhóm thuốc kháng acid: Maalox, stomafar... là các loại thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, tác dụng khá mạnh và nhanh, thường được sử dụng chủ yếu để cắt cơn đau và điều trị triệu chứng đau dạ dày.
Nhóm thuốc chống tiết acid: Các loại thuốc kháng histamin H2 và ức chế bơm proton... có tác dụng làm giảm bài tiết acid dạ dày.
Việc điều trị đau dạ dày bằng thuốc tây thường được chỉ định trong khoảng thời gian ngắn để giảm nhanh những triệu chứng khó chịu và kèm chế độ kiêng khem, nghỉ ngơi hợp lý.
Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Prilosec OTC™ dạng vỉ 14 viên.
Prilosec OTC™ 20.6mg 3 hộp mỗi hộp 14 viên
Prilosec OTC™ là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Prilosec OTC™ chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.
* Hướng dẫn sử dụng:
uống ngày 1 viên/lần với cốc nước trước khi ăn sáng. Uống hàng ngày, đợt điều trị tối thiểu là 14 ngày. Không được dùng quá liều 1 viên/ngày. Không được nhai viên thuốc. Không được nghiền viên thuốc ra và trộn với thức ăn. Không được dùng quá 14 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị nhắc lại: bạn có thể dùng nhắc lại liệu trình điều trị 14 ngày sau chu kỳ 4 tháng một hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ em dưới 18 tuổi hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Đọc hướng dẫn và các cảnh báo trước khi sử dụng
* Cảnh báo:
- Không nên dùng nếu bạn bị dị ứng với omepraxole. Không nên dùng sản phẩm này nếu bạn có vấn đề trong việc nuốt thức ăn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Những triệu chứng này là triệu chứng nặng của tổn thương đường tiêu hóa, bạn nên đến khám bác sĩ để có chỉ định điều trị.
* Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn có các vấn đề sau:
- Có hiện tượng ợ hơi, ợ chua kéo dài trên 3 tháng, ợ hơi, ợ chua kèm hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi….Đau ngực, đau vai với các cơn thở nhanh, ra mồ hôi, đau lan tỏa xuống cánh tay, cổ, hoặc vai, hoa mắt chóng mặt. Thường xuyên đau ngực, thở khò khè, sụt cân, nôn và buồn nôn, đau bụng…
- Hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng Mỹ Prilosec OTC™ 20.6 mg nếu bạn đang dùng các thuốc wafarin (cầm máu), các thuốc chống nấm, thuốc ngủ diazepam, digoxin, tacrolimus, atazanavir
- Dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu ợ hơi, ợ chua không thuyên giảm. Nếu bạn cần dùng thêm quá 14 ngày. Bạn cần điều trị nhắc lại sau 4 tháng
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. Để xa tầm với của trẻ em
* Thành phần chính: Omeprazole Magnesium Delayed-Release Tablet 20.6 Mg (equiv. to 20mg omeprazole - acid reducer)
* Thành phần khác: Glyceryl Monostearate, Hydroxypropyl Cellulose, Hypromellose, Iron Oxide, Magnesium Stearate, Methacrylic Acid Copolymer, Microcrystalline Cellulose, Paraffin, Polyethylene Glycol 6000, Polysorbate 80, Polyvinylpyrrolidone, Sodium Stearyl Fumarate, Starch, Sucrose, Talc, Titanium Dioxide, Triethyl Citrate
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
* Tham khảo một số bài thuốc chữa đau dạ dày dân gian
+ Sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo khác: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, axit lactic trong sữa chua hóa có khả năng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đồng thời sữa chua lên men tự nhiên cũng làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
Sử dụng sữa chua lên men tự nhiên ngày là một cách đơn giản để tăng cường sức khỏe cho dạ dày.
+ Chuối xanh và mật ong mật ong: Thành phần trong chuối xanh giúp kích thích sự phát triển lớp màng nhầy dạ dày, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó chuối còn có khả năng trung hòa hàm lượng axit để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện: Chuối xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho ra bớt nhựa. Tiếp đến đem thái mỏng, phơi khô và tán thành bột. Cuối cùng trộn chuối xanh với mật ong thành viên dùng trực tiếp hàng ngày.
+ Thuốc chữa đau dạ dày bằng mật ong + nghệ: Nghệ có tinh chất curcurmin hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm loét và làm lành vết thương. Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ dạ dày.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 15g bột nghệ và 1 thìa mật ong pha cùng nước ấm để uống trước bữa ăn.
Ngày uống 2 – 3 lần. Uống mật ong và nghệ liên tục như vậy sau khoảng 30 ngày giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả.
* Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là gì?
+ Căng thẳng quá mức: Nhiều chuyên gia tin rằng căng thẳng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Điều này là do căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất axit trong dạ dày.
+ Di truyền: Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của căn bệnh viêm loét dạ dày là liên quan tới tiểu sử sức khỏe gia đình. Nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị mắc bệnh, nguy cơ bị viêm loét dạ dày của bạn sẽ cao hơn nhiều.
+ Thức uống có cồn: Uống rượu ở mức an toàn sẽ không thể gây viêm loét dạ dày nhưng các chuyên gia sức khỏe cho rằng uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy trong dạ dày khiến dạ dày bị viêm, loét và xuất huyết.
+ Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc chống viêm không steroid, hay còn được biết đến NSAIDs có thể gây viêm hoặc làm kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng.
+ Vi khuẩn H. pylori: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.pylori có thể đi vào cơ thể thông qua nước uống và thực phẩm và tiếp đó chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…
+ Ăn quá nhiều muối: Cơ thể nạp quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm loét dạ dày. Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn H. pylori, điều này sẽ làm cho chúng trở nên độc hại hơn.
+ Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm loét. Hội chứng Zollinger-Ellison là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp, gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin. Các khối u này có thể lành tính hay ác tính, nhưng thường chiếm tỉ lệ 1/2 hay 2/3 là ác tính và gây ra sự gia tăng bài tiết hóc-môn gastrin, từ đó dẫn tới nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thuốc chữa đau dạ dày loại nào tốt. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận