Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim là những loại nào?

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh phổ biến hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy thực phẩm nhồi máu cơ tim là những loại nào? Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành, động mạch cung cấp máu nuôi tim, một cách đột ngột. Nhồi máu cơ tim là căn bệnh có thể phòng được qua chế độ ăn uống. Nếu bạn có chế độ ăn uống điều độ và bổ sung thêm thực phẩm chống nhồi máu cơ tim thì bạn có thể ngăn chặn được căn bệnh này. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim là những loại nào

* Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim?

Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu một số loại thực phẩm chống nhồi máu cơ tim có thể bạn đang ăn rồi mà bạn không biết biết để bổ sung thường xuyên chống nhồi máu cơ tim.

+ Thực phẩm giàu magie:

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như đậu phụ, mầm lúa mì, bông cải xanh, khoai tây, rau bina và củ cải để điều hòa hoạt động của tim.

+ Hành tây:

Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa giá trị. Ngoài hành tây, người bệnh cũng có thể thêm tảo bẹ và các loại rong biển sẽ giúp người bệnh nhận được các khoáng chất cần thiết.

+ Quả óc chó:

Quả óc chó là một loại hạt rất tốt cho bệnh nhân tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ 1 ounce quả óc chó mỗi ngày (khoảng 7 hạt) có thể làm giảm 8 – 10% nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim là những loại nào

+ Nghệ:

Tumericforhealth.com đưa tin rằng có tới hơn 200 nghiên cứu về công dụng của nghệ trong điều trị tim mạch. Nó không chỉ giúp bảo vệ tim mà còn chống lại điều kiện trao đổi chất khác nhau - yếu tố gây nên các căn bệnh về tim.

+ Trà xanh:

Nghiên cứu 40.530 người lớn Nhật Bản và phát hiện rằng những người uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong thấp hơn 16% so với những người uống ít hơn một tách trà xanh mỗi ngày.

+ Hạt của cây lanh:

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch của Canada kết luận rằng hạt lanh có hiệu quả đáng kể trong phòng ngừa bệnh tim. Bởi hạt lanh có chứa axit béo omega-3, chất xơ, hợp chất hóa học phytoestrogen. Những chất này đều có khả năng tăng cường sức khỏe tim mạch.

+ Cá:

Cá có chứa rất nhiều axit béo omega-3 lành mạnh có tác động tích cực đến hàm lượng cholesterol trong máu - nguyên nhân gây động mạch bị tắc. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, người ta thấy rằng phụ nữ ăn cá từ 2 lần một tuần trở lên có sức khỏe tim mạch tốt hơn. Một số loại cá có thể ăn thay đổi như cá trích, cá ngừ, cá hồi và cá thu.

Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim là những loại nào

+ Quả lựu:

Ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng chống ung thư, ngăn ngừa xơ vữa động mạch chính là những công dụng thần kỳ mà quả lựu mang lại cho cơ thể chúng ta. Loại quả này rất giàu những nguyên tố như: polyphenol và chất chống oxy hóa cùng với chất xơ, mà những hợp chất này lại có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, đồng thời giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn.

+ Quế:

Quế được coi là một chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng viêm và nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng quế giúp giảm nồng độ glucose và chất béo của những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra quế có tác dụng làm giảm cholesterol, cholesterol LDL và hợp chất riglyceride - nguyên nhân chính gây nên các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim.

+ Cam, quýt: 

Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ cho thấy, các hợp chất trong trái cây họ cam quýt giúp giảm đáng kể tình trạng huyết áp thấp. Trước đây, con người thường dùng những loại quả thuộc giống cam quýt để trị bệnh scurvy - một loại bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng. Theo một nghiên cứu của Khoa Y tế dự phòng ở Đại học Nam California, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ cụ thể như cam, bưởi hay quýt có thể bảo vệ động mạch của bạn không bị tắc nghẽn.

Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim là những loại nào

* Một số hạn chế và lưu ý cho người bệnh nhồi máu cơ tim

+ Hạn chế cholesterol: Cholesterol được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các sản phẩm này có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

+ Ăn uống đều đặn: Một điều đơn giản như vậy thôi nhưng có thể giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.

+ Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối: Muối có lẽ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, thậm chí đối với nhiều người, thịt có thể không có chứ không thể thiếu... muối trong mỗi bữa ăn. Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp.

+ Uống đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. 2 lít nước mỗi ngày là vừa đủ cho mọi hoạt động thể chất và tinh thần, trừ khi bác sĩ yêu cầu hạn chế bổ sung chất lỏng. Ngoài ra, chất lượng nước cũng là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Các loại nước đạt chất lượng có thể kể đến như nước khoáng, nước đun sôi để nguội, nước ion hóa.

Thực phẩm chống nhồi máu cơ tim là những loại nào

+ Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc: Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe. Một số thông tin sau đây sẽ giúp cho người bị nhồi máu cơ tim biết cách sử dụng chất béo có chọn lọc. Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật). Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans (trans fat). Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, hãy ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương).

Ngoài ra nên tập thể dục điều độ hàng tuần, duy trì những thói quen tốt, cũng như loại bỏ các thói quen xấu đối với sức khỏe tim mạch, điển hình là hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngoài ra, hãy theo dõi và thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên, uống đủ thuốc theo toa bác sĩ để việc điều trị bệnh là tối ưu nhất và phòng ngừa nguy cơ suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực phẩm chống nhồi máu cơ tim như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim như thế nào

>>> Các nhóm thuốc giảm lan rộng vùng trong nhồi máu cơ tim

>>> Điều trị nhồi máu cơ tim cấp như thế nào

Viết bình luận