Thực đơn cho người nhồi máu cơ tim như thế nào?

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Vậy thực đơn cho người nhồi máu cơ tim như thế nào là câu hỏi của nhiều người.  Chế độ dinh dưỡng sau nhồi máu cơ tim là rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng  hợp lý sẽ góp phần giúp hồi phục sức khỏe của bệnh nhận sau cơn kịch phát. Ngược lại nếu không có chế độ ăn uống tốt thì bệnh sẽ lâu khỏi có khi còn nặng thêm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Thực đơn cho người nhồi máu cơ tim

* Thực đơn cho người bị nhồi máu cơ tim

1. Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

Bên dưới là 9 lời khuyên cực kỳ hữu ích của Ths. Bs Phan Đăng Bình dành cho người bị nhồi máu cơ tim và người nhà bệnh nhân có thể tự thiết lập được chế độ ăn uống một cách khoa học và phù hợp:

+ Đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm giàu protein dành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Theo đó, hãy cân bằng những bữa ăn trong tuần với thịt nạc, cá và các nguồn thực vật giàu protein.

+ Ăn uống đều đặn: Một điều đơn giản như vậy thôi nhưng có thể giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.

+ Điều chỉnh mức năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn: Mỗi bữa ăn khác nhau sẽ cung cấp mức năng lượng khác nhau. Đặc biệt đối với người bị nhồi máu cơ tim, cần phải tính toán và điều chỉnh mức năng lượng bổ sung hàng ngày để lên kế hoạch phù hợp cho mỗi khẩu phần ăn.

+ Hạn chế cholesterol: Cholesterol được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các sản phẩm này có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

+ Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim: Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây chính là loại carbohydrate mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ các thức ăn ngọt chứa nhiều đường, bởi vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

+ Bệnh nhồi máu cơ tim nên uống đủ nước: Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. 2 lít nước mỗi ngày là vừa đủ cho mọi hoạt động thể chất và tinh thần, trừ khi bác sĩ yêu cầu hạn chế bổ sung chất lỏng. Ngoài ra, chất lượng nước cũng là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Các loại nước đạt chất lượng có thể kể đến như nước khoáng, nước đun sôi để nguội, nước ion hóa.

+ Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu: Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị. Đặc biệt lưu ý đối với người bị nhồi máu cơ tim thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo dạng dầu mỡ hoặc phô mai trong quá trình chuẩn bị các món ăn này nhé.

Thực đơn cho người nhồi máu cơ tim như thế nào

+ Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc: Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe. Một số thông tin sau đây sẽ giúp cho người bị nhồi máu cơ tim biết cách sử dụng chất béo có chọn lọc:

Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật).

Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans (trans fat). Trên danh sách các thành phần có trong loại dầu mà bạn sử dụng, trans fat chính là chất béo kèm theo đặc tính "được hydro hóa một phần".

Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, hãy ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương).

+ Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối: Chế độ ăn ít muối làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp. Muối có lẽ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, thậm chí đối với nhiều người, thịt có thể không có chứ không thể thiếu... muối trong mỗi bữa ăn. Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp.Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Vinmec, đối với người bình thường khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối trong một ngày (bao gồm muối trong muối ăn, nước mắm, hạt nêm canh,...). Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent, chỉ cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.

2. Một số lưu ý khác dành cho người bị nhồi máu cơ tim

Tuần đầu tiên ngay sau khi thoát khỏi cơn nguy kịch, cơ thể người bệnh thường rất yếu bởi một vùng cơ tim có thể đã bị hoại tử trong thời gian mạch vành bị tắc nghẽn. Lúc này người bệnh cần lưu ý:

- Ăn giảm muối và chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng cho tim.

- Các đồ ăn thức uống cần được nấu chín, nhưng không nên đun quá kỹ làm mất đi hàm lượng dưỡng chất và enzym tốt có trong thức ăn.

- Lưu ý tránh những đồ uống lạnh bởi vì chúng có thể trở thành tác nhân gây co thắt mạch vành, điều này càng khiến cho trái tim đang rất “yếu ớt” bị tổn thương và chậm lành hơn.

- Thời gian đầu, người bệnh chưa thể nhai, nuốt thức ăn được như bình thường. Do vậy, các thực phẩm cũng nên chế biến dưới dạng lỏng như cháo, súp... dễ nuốt và tiêu hóa nhanh.

- Không nên chiên xào/ rán hoặc nướng thức ăn nhiều chất béo. Thay vào đó, hãy chế biến dạng hấp, luộc hoặc quay trong lò vi sóng...

+ Duy trì chế độ ăn lành mạnh trong giai đoạn phục hồi sau nhồi máu cơ tim

Trải qua một cơn nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Thực tế nguy cơ tái phát lần 2 ở những người có tiền sử bệnh sẽ cao hơn rất nhiều so với những người chưa từng bị. Mục tiêu chính trong điều trị là cần hạn chế tối đa sự tiến triển nặng thêm của bệnh và phòng tái tắc hẹp mạch vành ở những vị trí lòng mạch khác. Bởi vậy, sau tuần đầu tiên tính từ khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra, người bệnh vẫn cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học thông qua việc lựa chọn đúng loại thực phẩm cần thiết để bảo vệ tốt trái tim của mình.

Thực đơn cho người nhồi máu cơ tim như thế nào

Nhiều bằng chứng cho thấy, chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải: ăn nhiều trái cây, rau xanh các loại hạt, ngũ cốc, ăn nhiều cá, ít thịt, chọn dầu thực vật thay cho bơ sữa, pho mát có thể làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện một cơn đau tim.

Thực phẩm người bệnh tim nên ăn:

- Loại chất béo tốt nên dùng: chẳng hạn như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu hướng dương… chứa chất béo không bão hòa giúp tăng quá trình đào thải cholesterol ra khỏi máu.

- Nguồn tinh bột: nên lấy từ gạo lứt, các loại hạt đậu, bánh mì đen...

- Ăn nhiều rau xanh, quả tươi: như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, cam, bưởi, nho, chuối, táo... Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần ăn khoảng 7 hạt quả óc chó một ngày có thể làm giảm 8-10% nguy cơ đau tim.

- Tỏi: Tỏi vừa là gia vị vừa là vị thuốc có thể làm giảm cholesterol và triglycerid máu, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và làm giảm huyết áp. Người bệnh có thể dùng ba tép tỏi tươi hàng ngày hoặc thêm vào các món ăn khi chế biến.

- Các loại hành: như hành lá, hành tây… chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua. Để có hiệu quả tối ưu, nên cho hành vào món ăn trước khi bắc bếp khoảng 10 phút.

- Lựa chọn thịt: nên ăn thịt nạc trắng như thịt lợn thăn, thịt gia cầm bỏ da... Ăn cá hai bữa một tuần, đặc biệt là các loại cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi...  rất giàu Omega-3 có lợi cho việc giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL. Nếu bạn từng có một cơn nhồi máu cơ tim trong vòng 3 tháng, và không ăn đủ các loại cá béo cần thiết thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm dầu cá Omega-3 dưới dạng viên uống để bổ sung kèm theo chế độ ăn.

- Nên ăn nhạt và giảm muối: bởi natri trong máu cao sẽ gây tăng huyết áp, khiến bệnh tim càng trầm trọng hơn. Người bệnh có thể sử dụng khoảng 1,5 – 2,3 gram muối mỗi ngày, chia vào các bữa ăn nhỏ.

Người bệnh nhồi máu cơ tim không nên ăn gì?

- Các loại đồ ăn chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol: Cholesterol máu cao là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng khiến cho mạch vành bị tắc hẹp dẫn đến nhồi máu cơ tim. Do đó, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm này, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, mỡ lợn, nội tạng động vật, da gà vịt…

- Các thực phẩm chứa chất béo trans: Thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn như bánh pizza, khoai tây chiên, gà rán, bơ thực vật, mì tôm… là các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa trans. Theo các nghiên cứu thì chất béo chuyển hóa làm hạ mức cholesterol tốt HDL và tăng cholesterol xấu LDL, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác.

- Hạn chế lượng đường: từ các thực phẩm bằng bột gạo, bánh mì trắng, đường cát, bánh kẹo.

- Tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia....

- Không nên tự ý uống bổ sung vitamin A (beta-caroten): bởi các chất này có thể khiến cơn đau tim tái phát. Ngoài ra, uống vitamin C, E, acid folic cũng giúp ngăn chặn bệnh, do vậy, tốt nhất cần tránh sử dụng dạng viên uống bổ sung mà thay vào đó là chỉ sử dụng một lượng vừa phải qua các loại rau củ quả hàng ngày.

Thực đơn cho người nhồi máu cơ tim như thế nào

3. Phòng tránh cơn nhồi máu cơ tim tái phát với thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo tài liệu thống kê cho thấy, có tới 42% phụ nữ, 24% nam giới tử vong trong vòng một năm sau cơn nhồi máu cơ tim và nguyên nhân chủ yếu là do các cơn nhồi máu cơ tim tái phát. Chính vì vậy, dù có bị nhồi máu cơ tim hay không thì người bệnh mạch vành nên lựa chọn phương pháp phòng ngừa ngay từ giai đoạn sớm. Ngoài việc uống thuốc thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, những giải pháp bổ trợ chuyên biệt từ thảo dược luôn được các chuyên gia đánh giá cao, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn chặn biến chứng xấu có thể xảy ra.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã tạo ra sản phẩm Rutozym và Bi-Cozyme sản phẩm nâng cấp của Rutozym. Cả hai loại là một phương thuốc tiên tiến nhất, tổng hợp của nhiều sinh tố thiên nhiên từ thảo dược như: Bromelain, tinh lọc từ quả dứa (pineapple). Papain, từ quả đu đủ (papaya). Nattokinase chiết xuất từ ngũ cốc (lên men từ đậu nành). Nattokinase đã được sử dụng điều trị các bệnh lý tim mạch trong y học cổ truyền của Nhật Bản từ hơn 2000 năm trước. RBE (Rutoside-Bioflavonoid-Extract) giúp cho các mạch máu mềm mại và tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng, đồng thời chống lại các chứng viêm, nhức, sưng, đau khớp. Vỏ cây liễu trắng (white willow bark) làm loãng máu, thành mạch mềm mại và trơn nhẵn giúp tan cục máu đông và làm máu lưu thông dễ dàng.

TPCN Bi-Cozyme – Ổn định huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, phòng ngừa tai biến

Bi-Cozyme là công thức phối hợp đặc biệt giữa các enzymes đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Artemis International Inc, nhà sản suất VitaCare Pharma LLC và nhà phân phối BNC Medipharm. Bi-Cozyme là sự kết hợp của Coenzyme Q10 với 9 loại phức hợp và enzymes khác như Nattokinase, Bromelain, Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed  Ext (hạt dẻ ngựa) và Cranberry Ext...

Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch

Bi-Cozyme

Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.

- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch

- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.

- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…

Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…


Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

2. TPCN Rutozym – Điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não

Rutozym là một phát minh mới của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản. Công trình nghiên cứu kéo dài gần 50 năm, thành quả này đã đáp ứng được sự mong đợi của mọi người. Từ lúc sản phẩm này ra đời đã giúp hơn 80% người Mỹ thoát khỏi tình trạng nguy kịch của bệnh đột quỵ.

Thực phẩm chức năng viên nang Rutozym  là phức hợp của các enzymes tự nhiên được chiết xuất từ thảo dược: Nattokinase chiết xuất từ đậu nành, Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, white willow extract từ vỏ cây liễu trắng và phức hợp rutin bioflavonoid từ kiều mạch, bạch đàn, lá chanh, táo gai, ginkgo biloba và nhiều rau quả khác. Rutozym có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giúp phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.

rutozym

 

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Rutozym phòng chống đột quy, ổn định huyết áp, tai biến mạch máu não

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực đơn cho người bị nhồi máu cơ tim như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận