Viêm gan b là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến hiện nay. Vậy thực đơn cho người bệnh viêm gan siêu vi b như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan b là căn bệnh mạn tính và chưa có thuốc nào có thể điều trị khỏi hẳn được mà mới dừng ở mức khiến cho virus không hoạt động phá hoại gan thôi. Việc bổ sung thực phẩm hàng ngày cũng rất quan trong trong quá trình phòng ngừa virus viêm gan b. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết thực đơn cho người viêm gan siêu vi b như thế nào.
* Thực đơn cho người bệnh viêm gan siêu vi b
Với người viêm gan B cấp tính:
Cần ăn thành nhiều bữa (6 – 7 bữa), tránh ăn quá no và ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán, nên uống nhiều nước rau quả, đặc biệt không uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Với người viêm gan mạn tính:
Nên ăn uống một cách gần như bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ cũng như ăn nhiều đạm, nhất là đạm thực vật. Uống bổ sung thêm vitamin nhóm B và khoáng chất như kẽm, selen nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt để tránh ứ đọng sắt trong gan. Ăn các thức ăn dễ tiêu, tránh thức ăn có nhiều chất béo, tránh các thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng. Số bữa ăn: 3 – 4 bữa/ngày. Cung cấp đủ vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B, K, muối khoáng và nước: 2 lít/ngày.
Những món ăn người viêm gan siêu vi b nên ăn:
+ Cháo cà chua, rau cần, cà rốt: Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu, rau cần rửa sạch thái nhuyễn, cà rốt rửa sạch thái nhuyễn (mỗi thứ lượng bằng nhau). Cho tất cả vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị.
+ Cháo nhân trần: Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Bỏ bã lấy nước đổ vào nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn. Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.
+ Canh trứng gà nấu với táo đỏ và câu kỷ:
Nguyên liệu: 30 gam câu kỷ tử, 20 gam táo đỏ, 2 quả trứng gà, 300ml nước.
Cách làm: Luộc trứng chín và bỏ vỏ. Cho vào nồi cùng với nước, đường đỏ và câu kỷ tử, nấu đến khi đường tan hết.
Cách dùng: Sau khi nấu thì chia chúng làm hai phần. Cứ cách hai ngày lại lấy ra ăn một lần. Thực đơn này có thể dùng nhiều lần.
+ Cháo rau má:
Nguyên liệu: 100 gam rau má tươi, 50 gam đậu xanh, 50 gam gạo tẻ.
Cách làm: Đem rau má đi rửa sạch và cắt nhỏ. Gạo tẻ cùng đậu xanh đem vo sạch rồi cho vào rồi với một lượng nước vừa đủ. Sau đó cho rau má vào nồi để nấu sôi trong vài phút.
Cách dùng: Thường dùng để ăn lúc đói bụng cùng với muối hoặc đường. Giúp thanh nhiệt và giải độc. Dùng với những người bị bệnh viêm gan B cấp tính.
+ Canh thịt nạc nấu với nấm rơm:
Nguyên liệu: 200 gam nấm rơm tươi, 200 gam thịt heo nạc.
Cách làm: Đem thịt heo nạc rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Nấm rơm tươi cũng vậy, rửa sạch và cắt miếng. Bỏ thịt heo nạc cùng với nấm rơm chung vào một nồi đất, cho thêm nước vào ninh cho đến khi thịt nạc đã chín mềm. Cho thêm gia vị vừa miệng là có thể ăn được.
Cách dùng: Dùng trong bữa ăn với gia đình. Với món ăn này, người bệnh sẽ được tư âm nhuận táo và kiện vị bổ tỳ, rất tốt cho người bị viêm gan B mãn tính.
+ Canh táo đỏ nấu với đậu phộng:
Nguyên liệu: 30 gam táo đỏ, 30 gam đậu phộng, 30 gam đường phèn.
Cách làm: Cho đậu phộng vào nồi đất, thêm nước và ninh trong vòng 20 phút. Táo đỏ đem bỏ hột rồi cho vào nồi đất đó để ninh chung với đậu phộng thêm 20 phút nữa. Sau đó cho đường phèn vào, ninh tiếp năm phút là có thể sử dụng được.
Cách dùng: Ăn mỗi tối trước khi đi ngủ. Ăn liên tục trong vòng 30 ngày để thấy được hiệu quả. Giúp thông ích tỳ vị, khử độc và giải thấp, thường được sử dụng cho bệnh nhân bị cấp tính, mãn tính và xơ gan.
* Ngoài việc ăn uống như trên bạn nên hạn chế như sau:
+ Hạn chế rượu bia: Để nâng cao hiệu quả cải thiện, người bị viêm gan B cần phải cắt giảm hoàn toàn bia, rượu - đây là khuyến cáo được ưu tiên trong các phác đồ cải thiện. Bởi chất cồn trong rượu bia sẽ thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, khiến những người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc.
+ Không nên ăn quá cay, quá mặn hoặc quá béo: Người bị viêm gan B cũng không nên ăn những món quá cay hoặc quá mặn. Chế độ ăn cũng cần giảm hẳn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe như khi cơ thể chưa nhiễm bệnh: hạn chế các món chiên, xào, nướng, thức ăn nhanh và các món quá nhiều chất béo.
+ Tránh xa thực phẩm tươi sống và độc hại: Trong chế độ ăn thường ngày, người bị viêm gan B cần tránh xa những loại thực phẩm chưa được nấu chín như cá sống, tôm sống, hải sản sống, thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh, và không đảm bảo vệ sinh; thức ăn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và phẩm màu độc hại. Các chất này khi vào cơ thể sẽ khiến các đại thực bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sản sinh các chất gây viêm làm tổn hại đến gan. Đặc biệt, trong trường hợp gan đang bị suy giảm khả năng hoạt động do virus viêm gan B sẽ càng ngày càng suy yếu hơn, dẫn đến các biến chứng xơ gan và ung thư gan.
Ngoài các bạn pháp trên bạn cũng nên bổ sung thực phẩm chức năng bổ gan hàng ngày giúp phòng ngừa các bệnh viêm gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ,… Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Funadin giúp giải độc gan, bảo vệ gan, chống lại các bệnh lý về gan
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực đơn cho người bệnh viêm gan siêu vi b như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bệnh viêm gan b lây qua những đường nào và cách phòng bệnh ra sao
>>> Cách quan hệ với người bị viêm gan b như thế nào để không bị lây
>>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ
Viết bình luận