Hiện nay nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, đột quỵ ngày càng tăng. Vậy tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân, cách phòng và điều trị tai biến mạch máu não như thế nào? Thuốc nào điều trị tai biến mạch máu não? Để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tai biến mạch máu não.
Bạn có thể quan tâm:
>> Bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất
>> Bệnh mạch vành, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị
Tai biến mạch máu não là gì nguyên nhân và cách điều trị
* Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch). Tùy mức độ người bệnh gặp phải các bác sĩ sẽ có hướng can thiệp bằng thuốc điều trị tai biến mạch máu não hoặc các biện pháp phẫu thuật khác.
Nhồi máu não (chiếm 85%): Nhồi máu não xảy ra khi một vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Tình trạng bít tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.
Xuất huyết não (chiếm 15%): Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh…
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.
* Nguyên nhân tai biến mạch máu não
>> Cao huyết áp: được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh.
>> Xơ mỡ động mạch: do có mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ hoặc chạy lên cao làm tắc các mạch máu phía sau.
>> Bệnh tim: Tim đập không đều (loạn nhịp, rung nhĩ) hoặc van tim bị hẹp… làm máu không lưu thông tốt, phần máu ứ đọng đóng lại thành cục máu đông trong tim. Một mảnh của cục máu này có thể vỡ ra trôi theo dòng máu lên não sẽ mắc kẹt lại tại đó làm tắc nghẽn mạch máu não.
>> Bệnh mạch máu nhỏ: ở người tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm không chữa trị tốt, các động mạch nhỏ trên não bị hư hỏng và tắc nghẽn không cấp máu cho não được nữa cũng gây thiếu máu não.
>> Xuất huyết não – chảy máu não: Mạch máu trong não bị vỡ, máu không đến nuôi não được mà chảy tràn ra chèn ép vào não làm não bị hư hại. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây vỡ mạch máu não, xảy ra khi tăng huyết áp lâu ngày không chữa trị tốt. Huyết áp, tức là áp lực máu chảy trong mạch máu, tăng cao lâu ngày làm mạch máu thường xuyên bị căng, dẫn tới rạn nứt, tổn thương thành mạch máu, tạo ra các chỗ phình nhỏ, đến một lúc nào đó sẽ vỡ ra.
>> Hút thuốc lá cũng được xem là một tác nhân quan trọng khác bởi cứ 5 người bị tai biến thì có 1 người hút thuốc nhiều.
>> Các nguyên nhân khác: Dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu não, u não, bệnh máu khó đông, bệnh tiểu đường...
* Cách phòng và điều trị tai biến mạch máu não
>> Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não:
Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa, đó là:
+ Liệu pháp thay đổi lối sống (thực hiện chế độ ăn kiêng và hoạt động thể lực) là biện pháp quan trọng làm giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng. Liệu pháp thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá; có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo, liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu, giảm huyết áp và giảm đường máu nếu bệnh nhân bị đái tháo đường; Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.
+ Phòng ngừa bằng thuốc, thực phẩm chức năng: phải điều trị các nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tránh căng thẳng thần kinh, không uống rượu bia, không hút thuốc lá; cần khám tại cơ sở y tế nếu thấy có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó ở, mệt không có nguyên nhân để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều cần nói là người đã bị tai biến mạch máu não sẽ có nhiều nguy cơ tái phát. Do đó phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa tái phát. Cụ thể phải làm việc nhẹ nhàng vừa sức, không ăn nhiều mỡ béo, chất ngọt, đường, không ăn quá mặn, ăn nhiều rau củ quả. Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Phải tăng cường tập vận động tại nhà hoặc tập vật lý trị liệu. Uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.
>> Cách điều trị tai biến mạch máu não:
Việc điều trị tai biến mạch máu não hiện nay có những cách như sau:
+ Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Để điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ, bác sĩ nhanh chóng phải khôi phục lại lưu lượng máu đến não. Điều trị cấp cứu bằng các thuốc trị liệu với thuốc làm tan cục máu đông phải bắt đầu trong vòng 4, 5 giờ và càng sớm càng tốt. Nhanh chóng điều trị không chỉ cải thiện cơ hội sống sót, cũng có thể làm giảm các biến chứng của đột quỵ có thể gây ra. Chúng ta có thể dùng thuốc chống đông máu như Aspirin, Rutozym, Bi-cozyme.
+ Tiêm tĩnh mạch plasminogen activator (TPA): Một số người đang có cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ có thể được hưởng lợi từ tiêm plasminogen activator (TPA), thường là qua tĩnh mạch cánh tay. TPA là một loại thuốc tiêu cục máu đông- giúp một số người đã có một cơn đột quỵ hồi phục đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch TPA có thể chỉ trong cửa sổ 4, 5 giờ xảy ra đột quỵ. TPA liên quan đến một số rủi ro, các bác sĩ sẽ xem xét đánh giá điều trị phù hợp. TPA có thể không được dùng cho những người đang có cơn đột quỵ xuất huyết.
+ Cắt nội mạc động mạch cảnh: Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ mảng bám chặn động mạch cảnh cả hai bên cổ đến não. Các động mạch bị chặn được mở ra, các mảng bám được loại bỏ và bác sĩ phẫu thuật đóng động mạch. Thủ tục có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro thường liên kết với bất kỳ phẫu thuật, cắt nội mạc động mạch cảnh cũng có thể gây ra một cơn đột quỵ hoặc đau tim do cục máu đông hoặc các mảnh vỡ chất béo. Bác sĩ phẫu thuật cố gắng để giảm nguy cơ này bằng cách đặt bộ lọc (thiết bị bảo vệ xa) tại các điểm chiến lược trong mạch máu để "bắt" bất kỳ mảng bám có thể phá vỡ trong suốt quá trình.
+ Nong mạch và ống đỡ động mạch: Nong mạch là một kỹ thuật có thể mở rộng bên trong nơi phủ mảng bám động mạch dẫn đến não, thường là động mạch cảnh. Trong thủ tục này, một ống thông bong bóng được đưa vào khu vực động mạch tắc nghẽn. Bóng được bơm căng, nén các mảng bám vào thành động mạch. Một ống lưới kim loại (stent) thường được để lại trong động mạch để ngăn ngừa hẹp tái phát. Chèn một stent trong động mạch não (stent nội sọ) tương tự như đặt ống đỡ động mạch cảnh. Sử dụng một đường rạch nhỏ ở háng, các bác sĩ đưa ống thông qua động mạch và vào trong não. Đôi khi sử dụng nong mạch để mở rộng khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên, trong các trường hợp khác, nong mạch không được sử dụng trước khi đặt ống đỡ động mạch.
+ Phẫu thuật mạch máu, sửa chữa: Phẫu thuật có thể được sử dụng để sửa chữa bất thường mạch máu liên quan với đột quỵ xuất huyết. Bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ tục này sau khi cơn đột quỵ hoặc nếu đang có nguy cơ cao của chứng phình động mạch tự phát hoặc dị dạng động tĩnh mạch vỡ:
- Kẹp phình động mạch: Kẹp nhỏ được đặt tại nơi động mạch phình, cô lập việc lưu thông động mạch. Điều này có thể giữ phình động mạch khỏi vỡ, hoặc có thể ngăn ngừa tái chảy máu của phình động mạch mà gần đây đã chảy máu. Kẹp sẽ ở lại tại chỗ vĩnh viễn.
- Đóng động mạch: Thủ tục này thay thế kẹp phình động mạch. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng ống thông để đưa một cuộn dây nhỏ vào phình động mạch. Cuộn dây này cung cấp một giàn đỡ nơi cục máu đông có thể hình thành và đóng phình động mạch.
* Thuốc nào điều trị tai biến mạch máu não?
Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não. Những công dụng chủ yếu của thuốc đó là tan cục máu đông, làm thông thoáng lòng mạch giúp mạch máu mềm mại hơn chống xơ vữa động mạch giúp máu lưu thông tốt hơn. Các sản phẩm như Rutozym, Bi-cozyme, Aspirin trên thị trường hiện nay có thể giải quyết được vấn đề này nhằm ngăn ngừa và điều trị tai biến mạch máu não.
Lời khuyên: Vì bệnh tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm bệnh có thể gây ra các biến chứng bại liệt và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên tránh để bệnh nặng rồi hãy đi viện mà bạn nên phòng ngừa từ khi nhận ra các dấu hiệu như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, các bệnh lý về tim như thiếu máu cơ tim, đau tim, suy tim,…đái tháo đường.
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, ổn định huyết áp
Bi-Cozyme là sự kết hợp của Coenzyme Q10 với 8 loại phức hợp và enzymes khác như Nattokinase, Bromelain, Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed Ext (hạt dẻ ngựa) và Cranberry Ext...
Bi-Cozyme là sản phẩm nâng cấp thế hệ mới của Rutozym, giúp khắc phục những hạn chế mà Rutozym còn chưa đáp ứng được như tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mỗ bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng.
CÔNG DỤNG CỦA BI-COZYME
✔ Giảm các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
✔ Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch...
✔ Giúp điều trị cao huyết áp, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì…
✔ Giúp điều trị xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
✔ Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
✔ Điều trị di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường...
✔ Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ...
✔ Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch.
✔ Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép...
Chú ý: Phụ nữ có thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh, người đang bị chảy máu, chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng sản phẩm.
* Đối tượng sử dụng: Người bị một số bệnh về tim mạch, mạch vành, huyết khối, cholesterol cao, xơ vữa động mạch.
* Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 45 phút hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Website xem chi tiết sản phẩm:>>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não
Viết bình luận