Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh tim mạch vành: là tên gọi của một số căn bệnh mà do sự ảnh hưởng của mạch vành dẫn đến sự thiếu dưỡng khí của tim do không tiếp nhận được lượng máu bơm vào.
Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Bệnh mạch vành, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị
Bệnh mạch vành thường liên quan đến tình trạng tắt nghẽn trong lòng mạch vành ( nguyên nhân do mảng xơ vữa gây hẹp tắt hoặc do cục máu đông gây lấp mạch ) hoặc co thắt mạch vành. Bệnh mạch vành có thể chỉ biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực, có thể nặng nề và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.
Trái tim của chúng ta hoạt động giống như một cái bơm để bơm máu, đưa máu tới khắp các mô cơ quan trong cơ thể. Để đảm bảo được chức năng bơm máu một cách đều đặn khoảng 70-80 lần / phút từ ngày này sang ngày khác, bản thân trái tim cũng phải được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu riêng. Hệ thống mạch máu này được gọi là hệ mạch vành.
1. Nguyên nhân bệnh mạch vành
>> Tăng huyết áp là nguy cơ chính gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh động mạch vành là xơ vữa động mạch lên thành mạch, gây cản trở và tắc nghẽn dòng máu lưu thông về tim.
>> Bệnh mạch vành chỉ xảy ra khi tim bị tắc trên 50% khẩu kính lòng mạch mới gây cản trở và ảnh hưởng đến tim mạch.
>> Đái tháo đường, tăng mỡ máu, thừa cân hay béo phì, ít vận động, thuốc lá, rượu bia cũng chính là những nguy cơ gây bệnh. Lúc đó các động mạch đến nuôi cơ tim bị cứng và hẹp do các mảng xơ vữa tại thành mạch làm giảm lượng oxy đến nuôi cơ tim. Hậu quả là xuất hiện cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp.
Một điều đáng lo ngại là bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim xuất hiện ngày càng nhiều ở những người dưới 50 tuổi, có cả những bệnh nhân dưới 40 tuổi. Trên thế giới và Việt Nam bệnh mạch vành đang trở thành mối nguy lớn cho sức khoẻ cộng đồng.
2. Triệu chứng bệnh mạch vành
Có nhiều mức độ, từ không có triệu chứng gì cho đến cơn đau thắt ngực dữ dội
>> Không triệu chứng: có thể người mắc bệnh mạch vành hoàn toàn không có triệu chứng gì cả, chỉ tình cờ phát hiện khi đo điện tâm đồ ( ECG ).
>> Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành.
+ Khó thở, nghẹn cổ, nóng trong người như là có lửa đốt.
+ Tim đau cảm giác như có vật gì bó chặt, bóp nghẹt hay đè nặng gây cảm giác đau râm ran, có khi là đau nhói từng đợt và hít thở đau.
+ Đau nhẹ ở tim, ngực, có cảm giác hốt hoảng, chóng mặt, có khi còn buồn nôn và hoa mắt.
+ Đau lan toa khắp lồng ngực, có thể đau trước, ở sau, đau xuyên suốt cánh tay. Khó chịu và có những lúc đau nhức không thể chịu nổi.
3. Chuẩn đoán bệnh mạch vành
>> Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dựa vào việc khai thác triệu chứng đau ngực của bệnh nhân.
>> Chẩn đoán dựa vào điện tâm đồ. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm thay đổi về tính chất diện học của tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện được những thay đổi về điện học đó. Vì vậy, điện tâm đồ là một công cụ trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
>> Siêu âm tim. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng đến sự co bóp của tim. Thiếu máu cơ tim ở vùng nào thì cơ tim ở vùng đó sẽ bị rối loạn. Siêu âm tim là một phương tiện giúp cho bác sỹ thấy được sự co bóp của cơ tim. Vì vậy, những vùng giảm động do thiếu máu cơ tim gây ra sẽ được phát hiện bởi siêu âm tim.
>> Điện tâm đồ và siêu âm tim lúc gắng sức. Với tình trạng lòng động mạch vành chỉ hẹp ở một mức độ vừa phải thì triệu chứng thiếu máu cơ tim chỉ xảy ra khi gắng sức. Nghĩa là bệnh nhân chỉ đau ngực khi gắng sức và những thay đổi về điện tâm đồ và về siêu âm tim chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức mà thôi. Vì vậy, có những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà điện tâm đồ và siêu âm tim hoàn toàn bình thường. Trong những trường hợp này, điện tâm đồ họăc siêu âm tim thực hiện lúc gắng sức sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng thiếu máu cơ tim.
4. Điều trị bệnh mạch vành
Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh mạch vành:
* Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch (trường hợp bệnh nhân nặng bắt buộc phải phẫu thuật):
>> Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chổ, tổn thương kéo dài… cho các trường hợp mà can thiệp động mạch vành không thể can thiệp được.
>> Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.
* Điều trị can thiệp (nới rộng lòng động mạch, đặt khung giá đỡ trong lòng động mạch vành).
>> Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.
>> Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
* Điều trị nội khoa (dùng các sản phẩm hỗ trợ làm thông thoáng lòng mạch, làm mạnh tim):
>> Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipide máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…
>> Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành như: Bi-Cozyme, Rutozym…
>> Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch như: Bi-Q10,…
Lời khuyên: Để điều trị tốt nhất cho bệnh mạch vành bạn cần kết hợp giữa Bi-Cozyme với Bi-Q10 hoặc Rutozym với Bi-Q10 là tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm trên tại:
>>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não
Viết bình luận