Tác dụng của rau sam với da mặt như thế nào?

Rau sam là loại rau quen thuộc với người dân Việt Nam từ nông thôn đến thành thị. Đây là loại cây tự mọc tại vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ... Vậy tác dụng của rau sam với da mặt như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau sam là một loại cây thân cỏ, có vị chua, không độc, có tính lạnh và giàu giá trị dinh dưỡng. Đây không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều món ăn ngon, mà đây còn là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị một số bệnh lý thường gặp. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của rau sam với da mặt như thế nào

1. Tổng quan về rau sam

Rau sam là một loại cây thân cỏ, thuộc họ Rau sam, có tên khoa học là Portulaca oleracae L.Trong dân gian, có một số cách gọi khác cho loại cây này như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái...

Rau sam có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc nhưng hiện nay, nó sống được ở rất nhiều nơi, thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau. Tại Việt Nam, rau sam xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, thường mọc dại ở vùng đất ẩm ướt ven đường, kênh rạch, ao hồ...

Rau sam có vị chua, không độc, có tính lạnh và giàu giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của cây như thân, lá, nụ hoa đều có thể sử dụng được trừ phần rễ. Có thể kể đến một số món ăn thơm ngon từ rau sam như: rau sam xào tỏi tôm, canh rau sam thịt bằm, nộm rau sam... Đây không chỉ là một loại thực phẩm dùng để chế biến được nhiều loại thức ăn ngon mà đây còn là một vị thuốc có nhiều công dụng. Có thể dùng rau sam ở dạng tươi hoặc phơi khô, dùng dần.

Thông thường, rau sam được thu hái vào mùa hè và mùa thu và chỉ sử dụng loại sam có thân to, đỏ. Tuy nhiên, nếu dùng với mục đích chế biến món ăn, có thể tìm thấy rau quanh năm. Việc giã nát rau với ít muối và đắp trực tiếp vào chỗ bị thương hoặc vắt lấy nước uống thường được áp dụng. Ngoài ra, còn có thể giã nát rồi phơi khô để dùng dần. Khi được sơ chế khô, để giữ được lâu nhất cần đặt rau vào trong các túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Rau sam là loài thực vật thân cỏ, thuộc loại cây mọng nước với tỷ lệ nước là 93%. Thân cây có màu đỏ tía, bò sát đất, trơn nhẵn và chiều dài trung bình khoảng 20cm.

Lá của cây màu xanh lục trơn bóng, có dạng hình bầu dục và thường không có cuống. Lá rau sam rộng trung bình 11mm và dài khoảng 1 - 2cm. Lá mọc vòng và bao quanh các đóa hoa sam. Hoa thường mọc ở đầu ngọn, không có cuống, nhỏ và có 5 cánh màu vàng. Cây thường ra hoa vào cuối xuân đến giữa mùa thu. Sau nở hoa sẽ tạo quả có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt màu đen bóng.

Rễ rau sam được cấu tạo đặc biệt, gồm có một rễ cái to và nhiều rễ con dạng sợi. Nhờ vậy, loài cây này có thể phát triển kể cả ở những vùng đất cứng, khô hạn và nghèo dinh dưỡng.

+ Thành phần trong loại dược liệu này:

Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong rau có chứa trên 44 hợp chất bao gồm flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác. Các loại vitamin và khoáng chất có trong rau như vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A, acid folic, choline, sắt, magie, natri, canxi, kali, oxalic... Flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.

Tác dụng của rau sam với da mặt như thế nào

2. Tác dụng của rau sam với da mặt

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, rau sam có chứa hàm lượng lớn vitamin A với dẫn xuất chính là retinol, cùng vitamin C. Đây là những thành phần rất quan trọng với làn da, giúp chống oxy hóa mạnh mẽ để tiêu diệt các gốc tự, ngăn chặn quá trình lão hóa da. Đồng thời, thúc đẩy quá trình tái tạo để sản sinh ra các tế bào da mới, hồi sinh làn da tươi trẻ rạng ngời. Đặc biệt, vitamin C còn ức chế quá trình sản sinh melanin để ngăn ngừa thâm, đốm nâu, đồi mồi, tàn nhang... dưỡng da sáng mịn ngọc ngà.

Không những thế, vitamin C và A từ rau sam còn thúc đẩy quá trình sản sinh ra các collagen mới, tăng chất lượng collagen để da luôn căng mượt, mềm mại. Nhờ đó, làm căng đầy các nếp nhăn, chống lại hiện tượng chảy xệ và chùng nhão. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, vitamin C còn bảo vệ da khỏi các tác hại xấu từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời.

Rau sam còn làm sạch sâu cho làn da khỏe mạnh, làm thông thoáng lỗ chân lông để ngăn ngừa mụn trứng cá. Đặc biệt, rau sam còn bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng làn da khỏe trẻ từ bên trong, thúc đẩy quá trình quá trình trao đổi chất để điều khiển chu trình một làn da khỏe đẹp lâu dài.

Thành phần của rau sam còn chứa các chất kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Sẽ tiêu diệt các vi khuẩn hại để ngăn ngừa và làm se khô các nốt mụn, chống viêm nhiễm và các bệnh lý về da. Nhờ đó, bảo vệ làn da khỏe mạnh và láng mịn hơn.

Tuyệt vời hơn, rau sam với thành phần rất giàu omega 3, sẽ tăng cường lớp lipid béo tầng biểu bì, đưa làn da vào trạng thái ổn định và cân bằng.

Một số phương pháp làm mặt nạ dưỡng da từ rau sam:

+ Mặt nạ rau sam nguyên chất:

Cũng như cách trên, các bạn hãy lấy tầm 300gr rau sam mang đi làm sạch và cho vào cối rồi giã nhuyễn. Sau đó, làm sạch da rồi đắp rau sam lên mặt, nằm thư giãn tầm 30 phút rồi làm sạch da với nước sạch. Mỗi tuần, đắp mặt nạ rau sam tầm 2-3 lần sẽ sở hữu được làn da sáng đẹp, mềm mại và săn chắc.

+ Mặt nạ rau sam, cám gạo và muối biển:

Các bạn hãy lấy tầm 200 - 300gr rau sam và mang đi rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố rồi xay nát. Nếu không có máy xay sinh tố thì cho rau sam vào cối giã rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó thêm 2 thìa cám gạo vào rồi khuấy tan và thêm một chút muối biển vào.  Sau đó, làm sạch da mặt rồi thoa hỗn hợp này lên toàn bộ làn da, ưu tiên những vùng da nám sạm và tàn nhang. Hàng tuần, đắp mặt nạ này từ 2-3 lần là cách dưỡng da trắng mịn rạng ngời, giúp da tươi trẻ và căng tràn sức sống.

+ Mặt nạ rau sam và nước cốt chanh:

Sự kết hợp giữa rau sam và nước chanh tươi trong cùng một công thức sẽ tối ưu hóa hiệu năng làm trắng sáng da. Bởi chanh và rau sam cung cấp cho da hàm lượng vitamin C cao, sẽ ức chế sự hình thành các hắc sắc tố, giảm rối loạn sắc tố, ngăn ngừa nám, sạm, đốm nâu, đồi mồi... dưỡng da sáng trắng rạng ngời. Hơn nữa, mặt nạ này còn cung cấp cho làn da giải pháp chống lão hóa da, trẻ hóa và tăng cường sắc diện cho làn da tràn đầy sinh lực.

Như hai cách làm trên, bạn xay nát 200gr rau sam rồi lọc lấy nướ cốt. Lấy 1 thìa nước ép rau sam trộn đều với 1 thìa nước cốt chanh tươi, rồi dùng bông gòn thấm hỗn hợp này chấm lên toàn bộ làn da. Bạn để nước rau sam và chanh trên da mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thoa mặt nạ này từ 2 - 3 lần/tuần để có hiệu quả làm sáng da tốt nhất.

3. Một số tác dụng khác của rau sam

+ Khả năng chống viêm:

Với sự có mặt của omega-3, các chất nhầy và chất khoáng, rau có tác dụng tốt với việc giảm đau, chống viêm. Đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

+ Tốt cho hệ thần kinh:

Một trong những tác dụng hàng đầu của rau sam được chứng minh là khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy trong rau có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các chất trong rau sam cũng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh do tình trạng thiếu oxy gây ra, cũng như ức chế enzym acetylcholinesterase - chất thường gặp đối với người mắc Alzheimer. Do đó, sử dụng rau cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị Alzheimer.

punsemin

+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường:

Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc sử dụng rau sam có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc đái tháo đường type 2. Bởi rau có tác dụng giảm các axit béo tự do có trong máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giảm đường huyết đói và giảm tăng men gan.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa:

Với chất này có sẵn, rau sam được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột,... Ngoài ra, rau cũng có tác dụng đào thải chất dịch dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

+ Tốt cho tim mạch:

Với hàm lượng khá cao Omega-3 và Kali, rau có tác dụng tốt với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn,...

+ Thanh lọc cơ thể, giải nhiệt:

Rau có tính mát nên có tác dụng rất tốt với việc thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng rau sam với nhiều cách chế biến khác như nấu canh, ép nước uống, sắc nước,...

+ Phòng chống ung thư:

Các hợp chất như cerebroside, polysacarit, alkaloid và homoisoflavonoid được tìm thấy trong rau có vai trò loại bỏ các tế bào gây ung thư và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

+ Tốt cho hệ thống xương khớp:

Trong rau có chứa hàm lượng cao canxi tốt cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Cùng với đó, vitamin E và chất glutathione có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của tác yếu tố gây hại.

+ Các tác dụng khác:

Bên cạnh có lợi ích, tác dụng được nhắc ở trên, rau sam còn có các tác dụng khác như:

Làm chậm các quá trình oxy hóa trong cơ thể.

Phòng ngừa bệnh gout.

Hỗ trợ các vết thương do côn trùng cắn.

Chống nhiễm trùng.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau sam với da mặt như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của rau dền với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của cây cỏ xước như thế nào

Viết bình luận