Tác dụng của lá nếp thơm với sức khỏe con người như thế nào?

Lá nếp thơm thường được dùng phổ biến trong các công thức nấu ăn để tăng hương thơm và mùi vị của món ăn. Vậy tác dụng của lá nếp thơm với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Theo Đông y, lá nếp được dùng phổ biến, dễ sử dụng nhờ có mùi thơm đặc trưng và không chứa độc tố. Loại thảo được này được dùng nhiều trong những bài thuốc chuyên trị các bệnh ho, sốt cao, cảm mạo, phong hàn, đau nhức tứ chi, phong thấp, bổ phế, cân bằng đường huyết,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

1. Tổng quan của lá nếp thơm

Cây cơm nếp hay cây lá dứa là một trong những loài mọc dại, xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài thực vật này. Dưới đây là một vài thông tin tổng quan chung về loài thực vật này:

Tên gọi khác: Cây cơm nếp, cây lá nếp, lá thơm, lá nếp

Tên khoa học: Pandanus Amaryllifolius

Thuộc họ: Dứa dại (Pandanaceae)

+ Đặc điểm thực vật:

Không ít người thắc mắc lá nếp là lá gì, liệu đây có phải là lá dứa hay không? Thực chất, hai tên gọi này là cùng một loài thực vật. Để phân biệt cây lá dứa thơm trong tự nhiên có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật dưới đây:

Thuộc loài thân thảo, mọc hoang nhiều ở khu vực nhiệt đới, chịu được khô hạn.

Thân cây ngắn, mọc thẳng đứng và không sinh trưởng đơn lẻ mà tập hợp thành đám.

Từ thân, các lá mọc chụm lại theo các đường gân dọc tại thành bụi. Mỗi phiến lá có hình lưỡi gươm dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 3 – 4cm, màu xanh mướt, mùi thơm đặc trưng như cơm nếp. Mặt dưới có lá có màu xanh đậm hơn, đôi khi được phủ một lớp lông ngắn mịn và cả hai mặt đều không có gai.

+ Cây lá dứa không có quả hay hoa:

Người dùng cần chú ý là tuyệt đối không được nhầm lẫn với cây dứa ăn quả. Vậy điểm khác biệt giữa cây dứa (khóm) với cây lá nếp là gì? Điểm dễ phân biệt nhất là hai mép lá nếp đều không có gai, đặc biệt là có mùi thơm đặc trưng tựa mùi cơm nếp chín. Ngược lại, lá cây khóm dày, cứng, có gai ở hai mép và loài cây này có ra quả.

+ Khu vực phân bố phổ biến:

Cây lá nếp có sức sống khỏe, thường mọc hoang ở nhiều khu vực như vườn, bờ ruộng, ven suối, bìa rừng,… Đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở những khu vực ẩm ướt, có bóng râm. Loài này được tìm thấy nhiều ở khu vực các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Tại Việt Nam, số lượng cây lá dứa xuất hiện rải rác khắp mọi miền đất nước và được nhiều hộ gia đình, khu dược liệu tiến hành trồng để khai thác. Vùng phổ biến nhất phải kể đến khu vực Miền Nam và Tây Nguyên.

+ Thu hái và bào chế:

Một đặc điểm nổi bật của cây lá dứa là không có bộ phận quả và hoa, chỉ có lá là phát triển mạnh nhất. Đây cũng chính là bộ phận được thu hái nhiều nhất dùng vào nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, đun nước uống, chữa bệnh,…

Lá dứa có thể thu hoạch vào bất cứ mùa nào trong năm. Khi thu hái, nên chọn những chiếc lá bánh tẻ, phát triển ở nơi sạch sẽ, không sâu bệnh.

Sau khi lấy về đem rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẩn hay côn trùng bám xung quanh rồi ngâm trong dung dịch nước muối loãng từ 5 - 10 phút.

Lá dứa sử dụng dưới dạng tươi hay khô đều không ảnh hưởng đến mùi thơm hay chất lượng dược liệu. Để thu được thảo dược khô, người dùng có thể tham khảo các bước tiến hành như sau:

Lá cây mang về rửa sạch, có thể cắt thành những khúc nhỏ.

Rải đều ra tấm lót sạch, phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.

Sau đó bọc trong các lọ hoặc túi nilon kín để tránh nấm mốc, côn trùng và bay hết mùi thơm. Thành phần của lá dứa gồm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon(83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%); chất diệp lục,... Trong đó mùi thơm đặc trưng của lá dứa là do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline.

+ Thành phần của lá dứa:

gồm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon(83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%); chất diệp lục,...Trong đó mùi thơm đặc trưng của lá dứa là do hợp chất thơm 2-Acetyl-1-pyrroline.

Tác dụng của lá nếp thơm với sức khỏe con người như thế nào

2. Tác dụng của lá nếp thơm

Theo Đông Y lá dứa thơm vị hơi nhạt, tính ôn có mùi thơm, lành tính, không độc. Quy kinh: thận, can, tì,… Thường được sử dụng tạo mùi hương cho các món ăn như: trà lá sâm dứa, cơm nếp, bánh chè,… Và sử dụng trong các bài thuốc Đông Y chữa bệnh hoặc đơn giản là nấu nước uống hàng ngày.

Các nghiên cứu cho thấy việc uống nước lá dứa hàng ngày mang đến những tác dụng nổi bật sau:

+ Giúp điều trị và phòng ngừa đau nhức xương khớp, bệnh Gout, chuột rút. Hạn chế các nguy cơ mắc bệnh xương khớp do lão hóa xương vận động mạnh.

+ Giúp chữa ho, viêm phế quản.

+ Ổn định đường huyết, hỗ trợ và điều trị tiểu đường tuýp 2.

+ Trị táo bón, giúp nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa.

+ Loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể với khả năng trung hòa độc tố trong cơ thể.

+ Giữ hơi thở thơm tho, chữa đau nướu, chăm sóc sức khỏe răng miệng.

+ Giảm sốt, giảm lo âu, căng thẳng.

+ Phục hồi năng lượng sau sinh con.

+ Bảo vệ da, chăm sóc sắc đẹp.

+ Và nhiều lợi tuyệt vời khác khác cho sức khỏe.

Với những tác dụng tuyệt vời trên. Nước lá dứa là một trong những loại nước uống được khuyến khích sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng cũng như uống quá nhiều.

3. Các bài thuốc sử dụng Lá nếp thơm

+ Chữa thấp khớp:

Sử dụng 3 chiếc lá Nếp thơm và một bát nhỏ dầu dừa. Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Dầu dừa đun nhỏ lửa đến khi nóng thì tắt lửa, cho lá Nếp thơm đã thái nhuyễn vào, khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội thì dùng thoa vào vùng khu vực sưng đau.

+ Bài thuốc điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết:

Sử dụng lá Nếp thơm với liều lượng vừa đủ, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu nước dùng uống như nước trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng chống tiểu đường.

+ Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu:

Lá Nếp thơm rửa sạch, thái nhỏ, chia thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho vào máy xay để xay nhuyễn với một lượng nước vừa đủ, sau đó lọc lấy phần nước cốt. Phần lá còn lại cho vào nồi đun nhỏ lửa, đến khi sôi thì cho thêm đường phèn, khuấy tan. Tắt lửa, chờ đến khi nước ấm thì cho phần nước cốt lá vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi thì tắt bếp. Chờ đến khi lá nguội hẳn thì dùng uống.

+ Chữa yếu dây thần kinh:

Dùng 3 chiếc lá Nếp thơm, rửa sạch, cắt nhỏ, mang đi sắc với 3 bát nước, khi còn 2 bát thì dùng uống. Nên uống nước khi còn nóng và vào buổi trưa trong ngày.

+ Điều trị phong hàn, giải cảm:

Lá dứa rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi kín để giải cảm.

+ Hỗ trợ cải thiện cảm giác lo lắng, bồn chồn không yên:

Người hay lo lắng, căng thẳng có thể dùng 2 chiếc lá Nếp thơm to sắc cùng với một ly nước, dùng uống. Chất Tannin có trong lá có thể làm dịu căng thẳng và hỗ trợ cải thiện tâm trạng.

+ Trị gàu, mảng bám trên da đầu:

Dùng 7 chiếc Lá dứa, rửa sạch, giã nát, sau đó cho thêm một ít nước, khuấy đều, lọc lấy phần nước cốt. Thoa nước cốt lá lên da đầu, để yên trong 1 giờ sau đó thoa thêm một lần nữa, để yên chở khô. Gội đầu với nước sạch. Có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày cho đến khi sạch gàu.

Tác dụng của lá nếp thơm với sức khỏe con người như thế nào

3. Những lưu ý khi dùng lá nếp thơm

Dưới đây là một số tác hại, tác dụng phụ có thể gặp phải khi bạn uống quá nhiều nước này:

+ Hạ đường huyết đột ngột: trong lá dứa có chứa 3 alkaloid piperidin (pandamarilactone-1, pandamarilactone-32, pandamarilactone-31) đã được phân lập, có tác dụng như 1 loại thuốc hạ đường huyết – trị tiểu đường. Bởi vậy khi sử dụng nước lá dứa với nồng độ quá cao có thể gây hạ đường huyết đột ngột. Cần chú ý.

+ Khi uống nước lá dứa quá nhiều 1 lúc hoặc uống với nồng độ cao có thể gây sốc, nôn mửa, ảnh hưởng tới sức khỏe tiêu hóa.

+ Uống thuốc chiết suất cây nếp thơm với liều lượng 5g/kg có thể gây ngộ độc mãn tính, với 8g/kg có thể gây ngộ độc cấp tính (theo một nghiên cứu về độc tính của cây nếp thơm của Thái Lan).

+ Uống quá nhiều nước lá dứa cũng có thể gây quá tải cho thận, gây tiểu nhiều khiến cơ thể thất thoát các vi lượng và khoáng chất.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của lá nếp thơm với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của quả táo với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của phấn hoa như thế nào?

>>> Công dụng của hạt dẻ cười như thế nào?

Viết bình luận