Hiện nay các bệnh về gan rất phổ biến hiện nay và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan rất quan trọng. Sữa cho người bệnh gan nên dùng loại nào là câu hỏi của nhiều người. Gan là bộ phận lớn nhất và quan trọng trong cơ thể. Gan làm nhiều vụ thải độc, thanh lọc cơ thể. Gan là bộ phận nếu có tổn thương mãn tính và xơ gan phát triển, thì gần như hỏng gan và không có cơ hội chữa trị. Vậy sữa cho người bệnh gan nên dùng loại nào và cách uống như thế nào thì tốt cho bệnh.
* Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan:
+ Giai đoạn đầu: Thời kỳ này bệnh nhân có thể sốt, nôn mửa, đau nhức hoặc biếng ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày, ruột.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan như sau:
- Bổ sung Protid: 0,4 – 0,6g/kg so với cân nặng hiệi tại/ngày, dùng protid có giá trị sinh học cao.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đối chiếm 1/3 và axid béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu
- Cung cấp đủ số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
Cơ cấu khẩu phần/ngày nên như sau:
- Năng lượng E (kcal): 1300 – 1400
- Protid (g): 20 – 30
- Lipid (g): 15 – 20
- Glucid(g): 250 – 280
- Nước (lít): 2 – 2,5
- Năng lượng: 25Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày. Chủ yếu cung cấp năng lượng bằng đường đơn (truyền glucose, acid amin, uống nước đường, nước hoa quả, sữa tươi, nước cơm, nước cháo…). Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ dinh dưỡng sữa với khoảng 1000calo (1000 – 1500ml sữa)/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân gan vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu, có thể dùng sữa tách bơ hoặc sữa đã rút kem pha thêm đường hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: sữa Fohepta dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân gan, sữa Ensure, Aminileban,...
+ Giai đoạn tiếp theo: Cuối giai đoạn cấp tính này có thể cho bệnh nhân ăn thêm các loại ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều protid và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc cùng cới tăng cường calo, tăng cường chất bột.
Nguyên tắc:
- Năng lượng: 30Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
- Protid: 0,8 – 1kg/cân nặng hiện tại/ngày. Tỷ lệ protid động vật/tổng số: > 50%.
- Lipid: 10 – 15% tổng năng lượng. Axid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đủ vitamin, chất khoáng và nước
- Không dùng thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng
- Số bữa ăn: 4-6 bữa/ ngày
Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1500-1700
- Protid (g): 40-55
- Lipid (g): 17-28
- Glucid (g): 280- 330
- Nước (lít): 2-2,5
* Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gan mãn tính
Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Bệnh nhân không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Vì vậy cần hết sức chú ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân trong trong giai đoạn này
Chế độ dinh dưỡng cần chú ý đến những điểm sau:
- Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ
- Không nên dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng
- Nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ dinh dưỡng nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột
- Nên ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid
- Nên uống nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi
- Các chất béo chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật
- Tăng cường bổ sung chất đường, mật, bột ngũ cốc
- Bổ sung rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt
- Không nên dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng:
- Năng lượng: 35Kcal/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Proid: 1-1,5g/kg cân nặng hiện tại/ ngày
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Axít béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiến 1/3 và axít béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid
- Cung cấp đủ vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B, K) và muối khoáng.
- Uống nước: 1,5- 2lít/ngày
- Chia bữa ăn thành: 3-4 bữa/ ngày
Cơ cấu khẩu phần/ ngày nên như sau:
- Năng lượng (kcal): 1800-1900
- Protid (g): 50- 75
- Lipid (g): 30-40
- Glucid (g): 310- 340
- Nước (lít): 1,5- 2
* Sữa cho người bệnh gan
Sữa cho người bệnh gan nên dùng sữa Fohepta. Vì sao lại dùng sữa Fohepta dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu:
+ Sữa Fohepta bảo vệ gan, phục hồi chức năng gan: Trong Sữa Fohepta có thành phần giúp giải độc gan, phục hồi chức năng gan tuyệt vời. L-Arginin được xem như chất xúc tác tham gia vào quá trình trung hòa ammoniac tạo ure, đào thải các độc tố trong gan, giúp cải thiện các tế bào gan. Ngoài ra, nó còn giúp tăng lưu lượng máu qua gan, tăng cường oxy đến gan để bảo vệ hoạt động gan liên tục. Methionine được ví như thuốc bổ gan, bản thân nó chính là axit amin cực kỳ cần thiết chống thiếu máu và nhiễm độc. Methionine cũng giúp đào thải mỡ trong gan, tránh tích tụ mỡ, gây hại cho gan của bạn.
+ Sữa Fohepta hỗ trợ chuyển hóa, giảm áp lực cho gan: Thông thường, khi tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa chất cần phải thông qua hoạt động của gan. Gan tiết dịch vị từ túi mật để tiêu hóa thức ăn, phân hóa enzyme giải phóng năng lượng. Khi đã mắc bệnh xơ gan như tôi, gan sẽ không thể hoạt động bình thường, do đó, Sữa Fohepta chứa các dưỡng chất dễ tiêu hóa.
Thành phần WPC (Whey Protein Concentase) cực kỳ giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Bạn sẽ thấy dạ dày nhẹ nhõm hơn hẳn, không còn cảm giác ì ạch, đầy bụng. Sự góp mặt của MTC - chất béo chuỗi trung bình, giúp cho cơ thể hấp thụ chất béo dễ dàng mà không cần tiêu tốn enzyme tiêu hóa.
+ Sữa Fohepta cung cấp dưỡng chất phong phú cho cơ thể: Khi không thể ăn uống bình thường, việc tiếp nhận dinh dưỡng cho cơ thể khá khó khăn. Thậm chí, có thời điểm tôi bị choáng, chóng mặt do hạ đường huyết, chân tay bủn rủn, tê tay do thiếu sắt…
Trong hàm lượng dinh dưỡng của Sữa Fohepta cung cấp đầy đủ các vitamin A, B, C, E, K… giúp cho các hệ cơ, tế bào của cơ thể khỏe mạnh, hoạt động bình thường. Hàm lượng Acid Folic, Sắt trong sữa giúp bổ máu, tăng cường quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân. Một điểm cộng tạo sự khác biệt cho Sữa Fohepta chính là sữa cung cấp năng lượng dồi dào. Trong 1 ly sữa, bạn có thể nhận được 300Kcal. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn có thể thoải mái hoạt động mà không cần dung nạp thêm bất cứ nguồn thực phẩm nào khác. Thành phần BCAA (bao gồm: Leucine, Isoleucine và valine) đóng vai trò cải thiện dinh dưỡng tốt cho người bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gan.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu sữa cho người bệnh gan nên dùng loại nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Người bệnh viêm gan b không nên ăn gì - BNC medipharm
>>> Men gan cao thì ăn uống như thế nào tốt cho bệnh
>>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ
Viết bình luận