Bạn bị rối loạn nhịp tim, bạn đang tìm hiểu xem rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt cho bệnh. Rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn nhịp tim là một bệnh liên quan đến quá trình vận hành điều khiển nhịp của tim. Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 đến 100 nhịp trên phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng này hoặc có triệu chứng như bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực, bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn nhip tim. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt cho bệnh.
* Rối loạn nhịp tim nên ăn gì
+ Tăng cường bổ sung omega-3: Omega-3 là một acid béo có lợi cho hệ tim mạch, có khả năng điều hòa nhịp tim. Chúng có nhiều trong cá, do đó, bạn nên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần để bổ sung omega-3 cho cơ thể. Một số loại hạt đậu, quả óc chó, trứng gà,... cũng có omega-3 nên được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của bạn.
+ Bổ sung khoáng chất: Trong chế độ ăn, người bệnh rối loạn nhịp tim nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm bổ sung khoáng chất như: Kali (các loại rau quả: cam, táo, chuối,...), Canxi ( hạnh nhân, yến mạch…), Magie (các loại hạt ngũ cốc…). Magie có vai trò quan trọng trong kiểm soát nhịp tim, duy trì sự ổn định của nhịp tim. Các loại thực phẩm giàu magie gồm: cải bó xôi (rau chân vịt), rau diếp, măng tây, cải xoong, dưa chuột, lúa mì, bí ngô, đậu, củ cải, hạnh nhân, mâm xôi, quả bơ, cần tây, hành tây, lê, dứa, cam, đu đủ,...
+ Áp dụng chế độ ăn giúp giảm cân lành mạnh: Đối với những trường hợp rối loạn nhịp tim kèm tăng huyết áp, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn dành cho người cao huyết áp, tim mạch. Chế độ ăn này vừa giúp hỗ trợ ổn định huyết áp, làm giảm biến cố tim mạch đồng thời góp phần điều hòa nhịp tim. Nó là chế độ ăn dễ áp dụng bằng cách: Ăn nhiều rau củ, trái cây, thực phẩm từ sữa ít chất béo; giảm bớt thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol; ăn ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại hạt; và hạn chế muối, đồ ngọt, đồ uống có đường, có gas, các loại thịt đỏ.
+ Hạn chế protein: Protein là một chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể; tuy nhiên, chúng cần có một khoảng thời gian dài hơn để tiêu hoá so với tinh bột nên đối với người bệnh rối loạn nhịp tim cần hạn chế chúng. Thịt là thực phẩm chứa rất nhiều protein, trong đó thịt đỏ còn chứa một hàm lượng lớn chất béo bão hoà làm tăng máu, gây hại cho hệ tim mạch. Khi sử dụng thịt động vật để cung cấp protein, bạn nên chọn thịt trắng (thịt gà) hoặc cá biển (cá mòi, cá trích, cá thu, cá hồi...). Ngoài ra, các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan,… cũng là một nguồn cung cấp protein không nhỏ cho cơ thể.
+ Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh động mạch vành: Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn ít chất béo để hỗ trợ điều hòa nhịp tim, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như xơ vữa động mạch…Chế độ ăn này nhằm hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể. Bạn nên lựa chọn thực phẩm ít chất béo như sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo, hạn chế đồ chiên xào, sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật; tăng khẩu phần rau củ quả trong bữa ăn.
Người bệnh rối loạn nhịp tim nên sử dụng nhiều tinh bột giàu chất xơ có chỉ số tinh bột thấp để góp phần điều hòa nhịp tim. Các thực phẩm nên được lựa chọn là: bánh mì, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên hạt (đậu tương, gạo nguyên cám, đậu đũa…), rau quả tươi (khoai tây, khoai lang, bắp cải, cần tây, các loại đậu,...). Đồng thời, chất xơ đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa các bệnh như béo phì, tiểu đường,...
+ Thực hiện lối sống lành mạnh: Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh để hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh, cụ thể là:
- Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống
- Duy trì cân nặng trung bình, tránh thừa cân, béo phì;
- Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, thuốc là, chè, cà phê, thức uống có gas…
- Chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân và khám sức khỏe định kì ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị bệnh một cách tích cực nhất.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày, ít nhất 3 ngày/tuần; lưu ý không luyện tập quá gắng sức, khi tập cố gắng để cơ thể thoát ra được mồ hôi thì tốt;
* Mộ số món ăn người rối loạn nhịp tim nên ăn
+ Bí ngô: Bí ngô rất giàu magne và có thể giúp làm giảm nhịp tim tự nhiên. Bạn có thể thêm bí ngô vào các món súp, canh hoặc làm sinh tố cũng rất ngon.
+ Sữa ít béo: Theo Tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ), các sản phẩm từ sữa ít béo như pho mát, sữa chua có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nhịp tim.
+ Đậu nành: Đậu nành rất giàu protein, vitamin và khoáng chất, đồng thời chứa ít chất béo và cholesterol xấu, giúp hạ huyết áp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh.
+ Nho khô: Nho khô giàu kali, ít natri rất tốt cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh. Bạn có thể ăn nho khô trong các bữa phụ cùng ngũ cốc, bột yến mạch, salad.
+ Chocolate đen: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chocolate đen chứa 60 - 70% cacao có nhiều flavonoid - các chất chống oxy hóa giúp làm hạ huyết áp, ổn định nhịp tim tự nhiên.
+ Hạnh nhân: Hạnh nhân giàu các chất chống oxy hoá, vitamin… giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và bảo vệ tim. Nhiều người còn cho rằng ăn hạnh nhân giúp kiểm soát cơn thèm ăn của họ.
+ Cá: Các loại cá ngừ, cá hồi, cá thu… đều rất giàu acid béo omega-3. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các loại cá béo này có thể giúp làm giảm nhịp tim tự nhiên. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo bạn nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.
+ Tỏi: Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và làm giảm lượng cholesterol xấu. Ăn tỏi giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh.
+ Lòng trắng trứng: Cholesterol trong trứng tập trung chủ yếu tại lòng đỏ. Chính vì vậy, người bị rối loạn nhịp tim nhanh vẫn có thể ăn lòng trắng trứng do chúng rất giàu chất đạm và có lượng chất béo, calorie thấp.
+ Bột yến mạch: Bột yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan và có thể giúp làm giảm cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, để giúp ổn định nhịp tim tốt hơn, bạn nên tránh bột yến mạch ăn liền vì chúng chứa nhiều đường.
+ Khoai tây: Khoai tây giàu kali và chất xơ, giúp hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim tự nhiên. Tuy nhiên, bạn không nên ăn khoai tây chiên vì chúng rất nhiều dầu và muối. Hãy ăn các món khoai tây nghiền, súp khoai tây… sẽ tốt hơn cho sức khỏe tim mạch.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu rối loạn nhịp tim nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim
>>> Thực phẩm chức năng phòng bệnh tim mạch loại nào tốt
>>> Thực phẩm chức năng điều trị bệnh tim mạch có hiệu quả không?
Viết bình luận