Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim

Nhịp tim thể hiện tình trạng sức khỏe tim mạch của con người. Vậy nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim là câu hỏi của nhiều người. Nhịp tim là số lần tim đập trên mỗi phút. Nó phụ thuộc vào từng cá nhân, tuổi tác; trọng lượng cơ thể; trạng thái hoạt động như ngồi yên hay di chuyển; các bệnh lý mắc phải; các thuốc đang sử dụng, thậm chí nhiệt độ không khí cũng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu nhịp đập bình thường là bao nhiêu và cách đo nhịp tim.

Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim

Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim

* Tổng quan về tim và nhịp tim

+ Tim là gì?

Tim là một bắp thịt chỉ lớn hơn kích thước của nắm đấm của bạn một chút. Nó nằm giữa các lá phổi, gần như ở chính giữa ngực, là cơ trung tâm của cơ thể và là cơ quan đầu tiên hình thành trong cơ thể sau khi thụ thai.

+ Chức năng của tim

Với mỗi nhịp đập, tim bơm máu thông qua hệ tim mạch của cơ thể, bao gồm tim và một hệ thống các mạch máu giúp lưu thông máu (hệ tuần hoàn). Máu cung cấp oxy và dưỡng chất tới tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể và đưa khí CO2 tới phổi, để thải ra khỏi cơ thể. Đồng thời, máu cũng chọn các chất thải được thận lọc ra ngoài cơ thể.

+ Cấu tạo của tim?

Bên phải và bên trái của tim được phân chia bởi một bức tường được gọi là vách ngăn. Bên phải bơm máu vào hệ thống tuần hoàn phổi, nơi máu nhận được oxy. Bên trái bơm máu đi tới các phần còn lại của cơ thể.

Tim được hình thành bởi bốn buồng rỗng:

- Hai buồng trên là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Đây được gọi là “buồng thu nhận” vì chúng tiếp nhận máu chảy vào tim.

- Hai buồng dưới là tâm thất phải và tâm thất trái. Đây được gọi là “buồng bơm” vì chúng bơm máu ra khỏi tim tới nơi cần thiết.

Máu lưu thông từ buồng này sang buồng kia thông qua hệ thống van, giống như các cửa nhỏ. Cơ chế như sau:

- Van ba lá cho phép máu lưu thông từ tâm nhĩ phải tới tâm thất phải.

- Van động mạch phổi cho phép máu lưu thông từ tâm thất phải sang thân động mạch phổi

- Van hai lá cho phép máu lưu thông từ tĩnh mạch trái sang tâm thất trái

- Van động mạch chủ cho phép máu lưu thông từ tâm thất trái sang động mạch chủ

- Van giữ cho máu lưu thông về phía trước và ngăn không bị rò rỉ ngược lại.

Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim

+ Tim bơm máu như thế nào?

Sau khi máu chạy khắp cơ thể, sẽ quay trở lại tim thông qua các tĩnh mạch (tĩnh mạch chủ) và đi vào tĩnh mạch phải. Máu có màu tím vì lượng oxy thấp. Khi tim giãn ra, máu chảy qua van ba lá vào tâm nhĩ phải. Máu chảy vào phổi, tại đây máu nhận được oxy mới và chuyển lại sang màu đỏ tươi. Máu quay lại tâm nhĩ trái thông qua tĩnh mạch phổi. Sau đó đi qua van hai lá để tới tâm thất trái. Tâm thất trái bơm máu giàu oxy ra ngoài thông qua van động mạch chủ để vào trong động mạch chủ. Động mạch chủ đưa máu tới cơ thể và quá trình này bắt đầu lại.

+ Động mạch vành là gì?

Tim chính là một bắp thịt, và cần oxy để làm việc. Động mạch vành là các mạch đưa máu oxy hóa (màu đỏ) tới tim. Chúng chia nhánh từ động mạch chủ. Dòng lưu thông máu này được gọi là tuần hoàn mạch vành.

+ Nhịp tim là gì?

Khi tim đập, nó tạo ra âm thanh “lộp độp”. Đây là âm thành do van tim tạo nên khi chúng mở và đóng lại. Với mỗi nhịp đập của tim, máu đẩy qua van động mạch chủ vào trong động mạch chủ và được đưa tới cơ thể.

* Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu

Đối với người độ tuổi từ 18 trở lên, nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, nhịp tim càng thấp. Một vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ xả hơi nhịp tim của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví như nhà vô địch đua xe đạp Lance Armstrong, nhịp tim bình thường của anh là 32 nhịp mỗi phút.

Theo cơ quan y tế quốc gia vương quốc Anh, dưới đây là tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng của từng lứa tuổi: Bé sơ sinh: 120-160 nhịp một phút; Bé tuổi từ 1 tháng -12 tháng: 80-140; Trẻ từ 1 đến 2 năm: 80-130; Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120; Trẻ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110; Người lớn từ 18 tuổi trở lên: 60-100; Vận động viên: 40-60.

Nhịp tim của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, chẳng hạn như: Mức độ hoạt động thể chất vào thời điểm đó; Tình trạng sức khỏe; Nhiệt độ môi trường xung quanh; Tư thế (đứng, ngồi, nằm); Trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc (ví như sự phấn khích, giận dữ, sợ hãi, lo lắng, và các yếu tố khác đều có thể làm tăng nhịp tim); ảnh hưởng của một số loại thuốc…

Nhịp tim đập bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim

* Cách xác định nhịp tim

+ Sử dụng ngón tay trỏ và ngón giữa: Khi đo nhịp tim bằng tay, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa, không sử dụng ngón tay cái, vì ngón cái có mạch đập, sẽ là ảnh hưởng tới kết quả.

- Vị trí đo nhịp tim ở cổ tay: Để tay trái gần cơ thể, ngửa lòng bàn tay lên và nắm nhẹ. Đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái (ngay dưới nếp gấp cổ tay). Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy mạch đập dưới da của bạn. Nếu cần thiết, di chuyển ngón tay xung quanh một chút cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập.

- Đo nhịp tim bằng động mạch cảnh: Để ngón trỏ và ngón giữa áp vào bên cổ ngay dưới xương hàm, chỗ giữa khí quản và các cơ bắp lớn ở cổ. Ấn nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập. Cách này đôi khi dễ hơn đo nhịp tim ở cổ tay.

+ Kiểm tra và ghi lại nhịp tim: Sử dụng một chiếc đồng hồ để tính khoảng thời gian 1 phút và hãy đếm số lần bạn cảm thấy nhịp rung lên trong một phút (60 giây) đó. Đây là phương pháp chính xác nhất.

Bạn cũng có thể đếm các nhịp đập trong 15 giây và nhân lên 4 lần hoặc đếm nhịp đập trong 30 giây và nhân 2 lần sẽ ra nhịp tim trong 1 phút. Tuy nhiên, đo trọn 1 phút sẽ chính xác hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nhịp tim bình thường là bao nhiêu và cách xác định nhịp tim.

Mách bạn:

Bi-Q10

Bi-Q10 hỗ trợ điều trị:

>> Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu,

>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.

>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.

>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa.

>> Giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.

>> Giúp điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.

>> Bi-Q10 giúp ổn định và điều hòa huyết áp.

>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng

Chi tiết xem thêm tại: >>> TPCN: Bi-Q10 - Bổ tim mạch, chống xơ vữa động mạch - Lọ 100 viên

Viết bình luận