Rối loạn giấc ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy rối loạn giấc ngủ có tác hại gì với sức khỏe con người là câu hỏi của nhiều người. Bệnh lý về giấc ngủ có thể gây ra rối loạn cảm xúc, khó ghi nhớ, khả năng vận động kém, làm việc không hiệu quả và tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Bệnh lý này thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và tử vong. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem rối loạn giấc ngủ có tác hại gì và cách khắc phục ra sao.
1. Rối loạn giấc ngủ có tác hại gì?
Khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ đào thải các chất độc ra bên ngoài để cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới. Cơ thể con người không phải một “cỗ máy” mà cần được nghỉ ngơi để tái tạo và kéo dài sự sống. Nếu cơ thể cứ làm việc liên tục trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể gây kiệt sức, kéo theo tâm lý sợ hãi, hoang mang,…
Nếu một người kéo dài sự thiếu ngủ thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động về thể chất cũng như tinh thần. Bởi giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của vỏ não và là một phần cơ bản của đời sống con người hàng ngày. Do đó sau mỗi giấc ngủ tinh thần của chúng ta được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Như vậy giấc ngủ có tác dụng bảo vệ vỏ não và hệ thần kinh của con người, nâng cao sức khỏe, chống suy nhược và lão hóa.
Chất lượng giấc ngủ tốt và ngủ đủ sẽ bảo đảm khôi phục chức năng sinh lý của vỏ não càng cao, giúp cho các cơ quan khác trong cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu hoạt động tốt. Một người bình thường cần ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, với trẻ em cần ngủ nhiều hơn thế.
Rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Ở lứa tuổi học sinh, vì lý do nào đó (học bài quá khuya hoặc ham chơi điện tử quên cả giấc ngủ) mà tạo thành thói quen ngủ ít, ngủ không đều dẫn đến RLGN triền miên sẽ dẫn tới hậu quả khó lường là mất tập trung ban ngày dẫn tới không học được, rối loạn trầm cảm. Ở người lớn sẽ gây giảm hiệu quả lao động…
Rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị mà kéo dài, sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe như:
- Bệnh lý: đột quỵ, cao huyết áp, tim mạch, suy nhược thần kinh, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần,…
- Tâm lý: dễ cáu gắt, nổi nóng, xa lánh mọi người, căng thẳng, lo âu,…
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh rối loạn giấc ngủ có nguy cơ bị tai nạn giao thông, thực hiện các hành vi trái pháp luật gây hại cho người khác cao hơn những người bình thường.
2. Các nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
+ Tiểu đêm:
Tiểu đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Sự mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu có thể góp phần làm tình trạng này nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn đi tiểu đêm thường xuyên kèm theo chảy máu hoặc đau.
+ Dị ứng và các vấn đề về hô hấp:
Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến bạn khó thở vào ban đêm. Việc không thể hít thở bình thường bằng mũi cũng là nguyên nhân gây khó ngủ.
+ Đau mãn tính:
Các cơn đau mãn tính có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Nó thậm chí còn khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng vì quá đau và khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau mãn tính bao gồm:
- Viêm khớp
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính
- Đau cơ xơ hóa
- Bệnh viêm ruột (IBD)
- Nhức đầu dai dẳng
- Đau lưng dưới mãn tính
Trong một số trường hợp, cơn đau mãn tính thậm chí có thể trầm trọng hơn do rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các vấn đề về giấc ngủ có thể làm chứng đau cơ xơ hóa phát triển phức tạp và khó kiểm soát hơn.
3. Các dạng rối loạn giấc giấc ngủ không thực tổn thường gặp
- Ngủ nhiều không thực tổn:
Là khi ngủ nhiều quá mức nhưng vẫn không thỏa mãn nhu cầu ngủ trong ngày. Thời gian ngủ trong một ngày tính cả ngày và đêm dài hơn 9 tiếng, hoặc cảm giác khó tỉnh táo hoàn toàn sau khi bị đánh thức. Người bệnh luôn thấy mệt mỏi, kém tập trung, tinh thần uể oải.
- Mất ngủ không thực tổn:
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ dạng này khiến người bệnh khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ biểu hiện bởi việc ngủ không sâu giấc, dễ giật mình dậy và khó trở lại giấc ngủ sau đó, hoặc thức dậy sớm hơn bình thường mà không thể ngủ lại được. Tổng thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng trong một ngày.
- Các rối loạn cận miên:
là những rối loạn biểu hiện bởi các hành vi, trải nghiệm,… bất thường diễn ra trong lúc ngủ, ở các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ hoặc các giai đoạn chuyển tiếp ngủ-thức. Bao gồm một số loại thường gặp sau:
- Hoảng sợ khi ngủ:
Người bệnh thường bị chứng hoảng sợ trong khoảng 1/3 thời gian của giấc ngủ, thường bắt đầu bởi tiếng la hét, vung tay, vung chân, ngoài ra còn các biểu hiện khác như: giãn đồng tử, nhịp tim nhanh, thở nhanh, vã mồ hôi,… Họ thường không thể nhớ rõ là đã mơ thấy điều gì.
- Mộng du:
Người bị mộng du thường thức dậy, ra khỏi giường và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Trong khi bị mộng du, họ thường có khuôn mặt trống rỗng, nhìn chằm chằm và không thể giao tiếp với người khác dù họ cố gọi và chỉ bị đánh thức khi có các tác động lớn.. Tuy nhiên, họ không thể nhớ được những gì mình đã làm.
- Ác mộng:
Là những giấc mơ kéo dài, lặp lại liên quan đến sự an toàn của tính mạng, giá trị bản thân… Ác mộng có thể xuất hiện bất cứ khi nào, không kể ban đêm hay ngủ trưa, nhưng thường xảy ra vào nửa giai đoạn sau của giấc ngủ.
4. Ngủ ngon và sâu giấc với thực phẩm chức năng PM Nature Pro
PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng:
Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP
5. Cách khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ
+ Thư giãn tâm lý:
Đối với người khỏe mạnh, bình thường thì sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng. Những bệnh nhân mất ngủ lâu năm thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và càng lo sợ về tình trạng bệnh, giấc ngủ càng khó đến.
Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy tạm gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết những vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên suy nghĩ hay làm gì. Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy và đi làm một việc khác.
+ Vệ sinh giấc ngủ:
- Không uống cà phê sau 2 giờ chiều: Ánh sáng xanh mà các thiết bị điện tử phát ra đã được chứng minh sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, khiến cho đầu óc của bạn duy trì trạng thái tỉnh táo và ngăn cản giấc ngủ tìm đến. Vì vậy, để ngủ ngon, hãy tắt các thiết bị điện tử 1-2 tiếng trước giờ ngủ. Nếu bạn có thói quen đọc sách trước khi ngủ thì hãy chọn sách giấy thay vì iPad hoặc Kindle. Khi bạn đọc sách trên màn hình, bạn sẽ khó ngủ hơn và mức độ hormone melatonin (*) sản sinh ra sẽ thấp hơn, khiến cho giấc ngủ không sâu và bạn có thể thấy thiếu tỉnh táo khi thức dậy.
- Tắt nguồn ánh sáng xanh 1-2 giờ trước khi ngủ: Giấc ngủ là hoạt động sinh lý quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và sức khỏe hồi phục, duy trì trạng thái phấn chấn. Chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng sống của chúng ta. Ngủ ngon, ngủ sâu giúp tâm trạng tốt hơn, suy nghĩ minh mẫn hơn, quyết định sáng suốt hơn. Không quá khó để có giấc ngủ ngon nếu bạn thực hành những mẹo nhỏ trong bài viết này.
- Thiết lập thói quen ngủ đúng và đủ: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp bạn giải phóng một số căng thẳng và lo lắng tích tụ suốt một ngày dài. Chỉ cần 15-20 phút tập những động tác yoga cơ bản, dạo bộ, hay tập thái cực quyền để điều hoà nhịp thở và thả lỏng các cơ, bạn sẽ thấy tinh thần và thân thể mình dịu đi nhiều, bình tĩnh hơn, khỏe mạnh hơn. Với đầu óc nhẹ nhàng, khi nằm lên giường bạn cũng dễ tập trung ngủ hơn, không bị quấy rầy bởi những suy nghĩ về các chuyện xảy ra trong ngày. Nếu nằm trên giường mà bạn không ngủ được trong vòng nửa giờ hoặc lâu hơn, hãy rời khỏi phòng ngủ của bạn để làm một việc gì đó thư giãn. Nằm trằn trọc lâu quá sẽ khiến bạn khó chịu, sốt ruột - cảm giác này lại càng khiến bạn khó ngủ.
- Liệu pháp hương thơm: Những mùi hương dễ chịu, ví dụ như hương hoa oải hương, hoa nhài, hoa cúc… có thể giúp bạn thư giãn thần kinh, hỗ trợ đem đến một giấc ngủ sâu. Khi đọc sách trước giờ ngủ, bạn có thể đốt nến thơm hay tinh dầu có những mùi dễ ngủ này, để hương thơm từ tốn xoa dịu hai thái dương và não bộ của bạn khiến toàn cơ thể hoàn toàn thả lỏng và dần dần cảm thấy buồn ngủ.
- Uống trà hoa cúc, trà thảo mộc giúp thư thái: Trà hoa cúc hay trà thảo mộc có thể là một trợ thủ tuyệt vời cho giấc ngủ, vì nó giúp cơ thể bạn thư giãn. Bạn có thể uống một cốc trà hoa cúc nhỏ một giờ trước khi ngủ (cùng khoảng thời gian bạn tắt điện thoại), và tận hưởng làn nước trà ấm áp nhẹ nhàng từ từ di chuyển khắp cơ thể, giúp bạn thư giãn từ ngón chân đến đỉnh đầu.
- Tắm nước ấm trước khi ngủ: Đắm mình trong làn nước ấm giúp thư giãn cơ bắp, khiến cho toàn thân của bạn được thả lỏng. Nước ấm kích hoạt cơ thể chúng ta rơi vào chế độ chậm hơn, nhịp tim và nhịp thở chậm lại để chúng ta dễ dàng đi vào “vùng đất mơ màng” của giấc ngủ. Tuy nhiên, không nên tắm muộn sau 9 giờ tối, vì tắm muộn có thể khiến cho bạn bị cảm lạnh thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe.
- Đọc vài trang sách: Bước vào một thế giới mới trong các trang sách sẽ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng ở hiện thực và đầu óc được thư giãn hơn. Ngoài ra, đọc sách trước giấc ngủ còn là một cách luyện cho trí óc minh mẫn và có trí nhớ tốt.
- Giữ cho chăn êm, nệm ấm: Một chiếc giường êm ái với chăn gối thoải mái sẽ mang đến cho bạn cảm giác an toàn, được yêu thương và bảo bọc. Hãy thường xuyên thay mới vỏ gối, chăn, ga giường để đảm bảo vệ sinh và giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngủ trong một không gian yên tĩnh cũng rất quan trọng để dỗ giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu. Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với tiếng ồn tần số thấp và tiếng ồn giao thông khiến chúng ta không ngủ được, không nghỉ ngơi hợp lý. Do vậy, nếu nhà bạn ở ngay giữa vùng đô thị, có thể xem xét việc thay các cửa sổ bằng loại chống ồn.
- Dùng đèn ngủ có ánh sáng ấm áp: Những luồng ánh sáng ấm áp như màu vàng, màu cam, màu đỏ nhạt sẽ tạo cảm giác thư giãn cho chúng ta vào buổi tối, sẵn sàng cho giấc ngủ. Do vậy, trước giờ ngủ khoảng 1 giờ, bạn có thể tắt các loại đèn ánh sáng trắng và xanh đi, chỉ bật đèn có ánh sáng ấm nhằm “lừa” cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Nhiều người chúng ta thường uống cà phê vào đầu buổi chiều để tỉnh táo hơn, tập trung hơn mà giải quyết khối lượng công việc còn lại trong ngày. Tuy nhiên, đừng nên làm điều này nếu bạn muốn lên giường vào tầm 9 - 10 giờ tối. Uống cà phê muộn, đến tối lượng caffeine vẫn còn luân chuyển trong cơ thể, khiến bạn “tỉnh như sáo”, đầu óc không thể thư giãn mà mời giấc ngủ đến được.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ có tác hại gì và cách khắc phục ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ như thế nào?
Viết bình luận