Viêm gan b là căn bệnh phổ biến hiện nay và bệnh lây lan qua các con đường khác nhau. Nhiều người phân vân với câu hỏi quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao? Viêm gan B ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không.
* Các con đường gây ra viêm gan b
Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:
+ Lây truyền qua quan hệ tình dục: virus viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới do virus viêm gan B có ở trong tinh dịch và chất dịch âm đạo.
+ Lây truyền qua đường máu: Việc truyền máu (nếu người cho máu mang virus viêm gan B), hay việc dùng chung bơm tim tiêm chưa được khử trùng hoặc khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người mắc viêm gan B thì bạn cũng rất dễ mắc bệnh.
+ Lây truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ khi mang thai mà mắc viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang thai nhi. Cụ thể, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm khoảng1%. Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ này là 10% và tăng đến 70% khi mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.
Ngoài ra một số trường hợp có thể lây truyền viêm gan virus B như dùng chung dụng cụ có khả năng dính máu từ người bệnh như cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu bị chảy máu miệng, chân răng). Virus viêm gan cũng có thể lây qua vết trầy xước, dụng cụ châm cứu, xăm mắt, xăm môi, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo
* Quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không?
Viêm gan B là một vấn nạn bệnh tật trong xã hội ngày nay vì tốc độ lây truyền của bệnh vô cùng nhanh chóng và mang lại hậu quá nghiêm trọng cho người mắc nếu diễn biến sang viêm gan B mãn tính. Vì thế, nhiều người trở nên cảnh giác hơn với các con đường lây nhiễm viêm gan B. Trong các con đường lây viêm gan B, thì quan hệ tình dục là một con đường chiếm tỉ lệ khá cao.
Vì vậy quan hệ bằng miệng khả năng bạn bị lây nhiễm viêm gan b là có thể xảy ra. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B qua con đường này không nhiều nhưng không hẳn là không thể, người bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng cũng hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh cho nhau. Virus viêm gan B có thể tồn tại trong trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo, phân, nước mắt, nước bọt, mồ hôi và máu (kể cả máu kinh nguyệt). Có bằng chứng rõ ràng rằng viêm gan B có thể lây truyền qua quan hệ âm đạo và hậu môn, nhưng nó chưa được chứng minh là liệu nó có thể được truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Nguy cơ lây viêm gan B tồn tại nếu có bất kỳ kinh nguyệt, chảy máu nướu răng, viêm họng, lở loét lạnh, loét miệng, mụn cóc sinh dục, bệnh trĩ hoặc bất kỳ vi phạm khác trong da trong bất kỳ cơ thể có liên quan Cơ cấu - âm đạo, âm vật, môi âm hộ, dương vật, tinh hoàn, hậu môn, tầng sinh môn, môi, lưỡi hoặc bất cứ nơi nào khác trên cơ quan sinh dục hoặc trong miệng.
* Cách phòng bệnh viêm gan b
+ Phòng ngừa từ mẹ sang con: Nên tiêm phòng vaccine hoặc huyết thanh cho bé để giúp bé tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay đã có vaccine viêm gan B. Vì thế, cách tốt nhất để bạn phòng tránh viêm gan B là tiêm phòng đủ 3 mũi.
+ Phòng ngừa qua đường tình dục: Với bất kể hình thức quan hệ tình dục nào cũng có thể lây nhiễm viêm gan B. Vì vậy, quan hệ tình dục an toàn là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả. Các bác sĩ khuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp tránh được bệnh đến 99%.
+ Phòng ngừa qua đường máu: Không tiếp xúc máu với người lạ, không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, đồ cắt móng tay hạn chế xăm hình, không dùng chung bơm kim tiêm... để tránh lây nhiễm viêm gan B. Cẩn thận khi truyền máu, các dụng cụ y tế phải được vô trùng kỹ lưỡng.
+ Tiêm vaccine phòng viêm gan: Nên tiêm vaccine ngừa viêm gan. Nếu trong gia đình có người bệnh gan nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm HBV, khi có thai, phải nói cho bác sĩ biết để được điều trị sớm ngay sau khi sinh.
+ Uống nhiều nước: Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể của gan trở nên có hiệu quả. Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
+ Tăng cường luyện tập: Thói quen lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan cũng như các bệnh nguy hiểm khác trong cơ thể. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường tuần hoàn máu, đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể, bảo vệ và duy trì ổn định chức năng giải độc của gan.
+ Phòng ngừa qua chế độ ăn uống: Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo sự cân bằng về vitamin, protein và các khoáng chất thiết yếu. Việc bổ sung quá nhiều các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là các loại vitamin A, B3 và sắt. Nên hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như khả năng hoạt động của gan. Uống thực phẩm chức năng bổ gan hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa viêm gan b an toàn hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu quan hệ bằng miệng có lây viêm gan b không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Chích ngừa viêm gan b rồi có bị lây không và cách phòng bệnh
>>> Chế độ ăn cho người viêm gan b mạn như thế nào
>>> Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ
Viết bình luận