Phồng đĩa đệm nên chữa như thế nào?

Phồng đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm không ở vị trí giải phẫu bình thường. Nếu không chữa trị có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Vậy phồng đĩa đệm nên chữa như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài  viết dưới đây.


 

1. Phồng đĩa đệm là gì?


Đĩa đệm có dạng hình tròn và dẹt, cấu tạo gồm hai phần: lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy dạng gel hoặc lòng trắng trứng bên trong. Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề cận, hoạt động như một tấm đệm hấp thu xung động, tránh ma sát khi di chuyển, giúp bảo vệ cột sống.

Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm phồng hoặc lồi ra sau, nơi có vòng sợi bị suy yếu. Lúc này, nhân nhầy vẫn còn nằm ở trong bao xơ, chưa bị lệch khỏi vị trí trung tâm nên không gây ra chèn ép dây thần kinh.

Bệnh phồng đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên phồng đĩa đệm có khoảng 90% trường hợp xảy ra ở vùng thắt lưng, và phổ biến nhất là đĩa đệm nằm giữa các đốt sống L4 - L5 và L5 - S1.


2.Vì sao bị phồng đĩa đệm?


Phồng đĩa đệm xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Độ tuổi

Những người trên 40 tuổi cơ thể sẽ bắt đầu bước vào quá trình thoái hóa và đĩa đệm cột sống cũng dần bị suy yếu và giòn hơn. So với giai đoạn trước, đĩa đệm cũng sẽ xù xì, thô xơ hơn, phần bao xơ bên ngoài bị ảnh hưởng nên nhân nhầy bên trong phình ra.

- Chấn thương

Chấn thương vì một lý do nào đó gây tác động lên cột sống cũng có thể khiến cho đĩa đệm bị phồng.

- Công việc nặng nhọc

Người thường xuyên phải tham gia công việc lao động nặng nhọc có nguy cơ cao với bệnh phồng đĩa đệm.

- Tư thế

Trong một thời gian dài duy trì một tư thế làm việc tạo áp lực lên đĩa đệm hay có các thói quen như: kê gối cao để ngủ, áp tai vào vai để nghe điện thoại nhiều giờ liền,... đều có thể làm cho đĩa đệm bị phồng.

- Dư thừa cân nặng

Tăng quá mức trọng lượng cơ thể do cân nặng dư thừa sẽ tạo áp lực lớn lên đĩa đệm. Theo thời gian, nó khiến cho lớp bao xơ suy yếu và nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị phồng ra.

- Di truyền

Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử với bệnh phồng đĩa đệm sẽ có tỷ lệ bị bệnh lý này cao hơn người bình thường.


3.Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?


3.1. Dẫn tới thoát vị đĩa đệm

Phồng đĩa đệm thường không nguy hiểm nhưng nếu không có chẩn đoán đúng và điều trị sớm, lâu ngày người bệnh mang vác nặng, gặp chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

3.2. Ảnh hưởng tới khả năng vận động

Khi đó, nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, thoát ra ngoài, làm rách bao xơ, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Nhiều trường hợp giảm khả năng vận động rõ rệt, thậm chí rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác và phản xạ gân cơ, tê liệt tứ chi nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống thần kinh ở mức độ nặng.


4. Phồng đĩa đệm nên chữa như thế nào?


Trong thực tế điều trị bệnh, tùy vào mức độ, vị trí, các biến chứng của bệnh như thế nào, ảnh hưởng đến khả năng vận động hay sinh hoạt của người bệnh ra sao mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, để điều trị bệnh phồng lồi đĩa đệm, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:
 
4.1. Điều trị nội khoa

•    Tây y

Để điều trị bệnh phồng lồi đĩa đệm, Tây y giúp kiểm soát bệnh bằng cách sử dụng thuốc. Thông thường, để giảm nhanh hiện tượng đau, một số loại thuốc Tây y có tác dụng giảm đau và chống viêm sẽ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Việc sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tình trạng bệnh của người bệnh giảm đi nhanh chóng.

Tuy nhiên, do phồng lồi đĩa đệm không phải là viêm mà là hiện tượng thoái hóa của đĩa đệm (nhân nhày mất tính đàn hồi và mất nước) nên việc điều trị phình đĩa đệm bằng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ sẽ chỉ giải quyết được phần ngọn của bệnh mà không điều trị được nguyên nhân, cơ chế gây ra bệnh. Vì thế, bệnh thường tái phát nhanh và phải điều trị lâu dài.

•    Đông y

Song song với các loại thuốc Tây y, cách chữa bệnh phình đĩa đệm bằng các bài thuốc Đông y cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Các bài thuốc này không có tác dụng giảm đau nhanh như Tây y thông thường, nhưng mặt khác lại có tác dụng với cả triệu chứng đau mỏi biểu hiện ra bên ngoài và chữa trị từ căn nguyên gây bệnh là tạng can, thận bị suy yếu.

Tuân theo biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, các loại bệnh đều bắt nguồn do cơ thể bị mất cân bằng âm dương, các tạng phủ bị suy yếu. Với chứng phồng địa đệm, hai tạng có quan hệ trực tiếp là can và thận. Bên cạnh đó, do khí huyết trong cơ thể bị ứ trệ khiến cho máu không được lưu thông tốt, các chất độc, chất thải không được đào thải ra bên ngoài mà tích tụ dần trong cơ thể gây ra hiện tượng đau nhức, tê mỏi.

Bài thuốc Đông y có thể giảm bớt hiện tượng đau nhức mỏi thì còn có tác dụng bồi bổ can thận, hành khí hoạt huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể. Nhờ đó, sau khi dùng thuốc, 2 tạng này được phục hồi và hoạt động bình thường trở lại, yếu tố gây bệnh mất đi thì cơ thể cũng tự điều chỉnh và các biểu hiện của bênh cũng mất đi.

4.2.Vật lý trị liệu chữa phồng lồi đĩa đệm
 

 
Việc tập các bài tập vật lý trị liệu có thể được tiến hành độc lập trong trường hợp bệnh nhẹ, hoặc kết hợp với việc dùng thuốc khi bệnh đã tiến triển nặng. Một số biện pháp điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ thường được sử dụng bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng).

Bên cạnh đó, các bệnh nhân có thể dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu,… để có thể cải thiện tình trạng phồng lồi đĩa đệm, giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Các cách điều trị này sẽ giúp bệnh nhân có thể kéo giãn cột sống, làm giãn mâm sống và dịch chuyển đĩa đệm bị phồng, giúp đĩa đệm trở lại tình trạng như ban đầu.

4.3. Phẫu thuật chữa phồng lồi đĩa đệm

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng và các biện pháp khác đã không còn có tác dụng thì các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Người bệnh chỉ được tiến hành phẫu thuật khi rơi vào những trường hợp sau.

•    Bệnh nhân đã tập vật lý trị liệu và không đáp ứng điều trị sau 6 tháng áp dụng.

•    Tình trạng chèn ép các rễ thần kinh có nguy cơ gây liệt.

•    Vị trí phồng lồi đã chuyển sang thoát vị đĩa đệm, gây ảnh hưởng đến các khu vực quanh cột sống.

Mặc dù phương pháp phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được tình trạng phồng lồi đĩa đệm, ngăn ngừa tình trạng thoát vị. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể đối diện với nguy cơ hôn mê, bất tỉnh, đông máu, nhiễm trùng,… trong quá trình phẫu thuật. Chính vì vậy, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

4.4. Các biện pháp chữa phồng lồi đĩa đệm khác

Bên cạnh các cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được hướng dẫn ở trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ khác như mặc áo nẹp cột sống giúp cố định, tắm suối khoáng, tắm bùn hay sử dụng phương pháp chiếu hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân,…

Những phương pháp này cũng có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh phồng lồi đĩa đệm. Đặc biệt, các cách chữa trị này có thể giúp lượng máu lưu thông dễ dàng hơn và bệnh nhân cũng có thể giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do căn bệnh này gây ra.


5. Cách phòng ngừa phồng đĩa đệm ngay từ sớm


Phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:

•    Sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
•    Duy trì cân nặng bình thường, tránh tăng cân đột ngột.

•    Thường xuyên tập thể dục để cột sống vững chắc, linh hoạt. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp và đĩa đệm là bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, yoga...
 

 
•    Khi khiêng vác vật nặng, nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.

•    Không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại và tập các bài tập nhẹ nhàng.

•    Nên dùng ghế tựa thấp để kê chân khi đứng quá lâu, cứ 5 - 10 phút thay đổi chân đặt lên ghế một lần.

Phồng đĩa đệm là thể bệnh nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không được can thiệp kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện những cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
 
 

bi-jcare max

 

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
 
Công dụng của Bi-Jcare Max:

>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.

>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.

>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.

>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.

>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...

>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.

>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.

Đối tượng sử dụng Bi-Jcare Max: 

Những người bị thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai, tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, dãn dây chằng, viêm đau dây thần kinh toạ, những người bị chấn thương, phẫu thuật về xương khớp, gãy xương cần bồi bổ xương khớp. Người già bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitatim D3… 

Người trưởng thành muốn tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Khi đi lại, lên xuống cầu thang có tiếng kêu lục cục trong khớp, khó vận động, những trường hợp bị tổn thương xương khớp do vận động quá sức, sai tư thế trong thể thao hoặc lao động. Những người bị viêm, sưng, đau nhức xương khớp cấp và mãn tính, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp. 
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận