Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến hiện nay và mắc phải ở cả 2 giới. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có lây không là câu hỏi của nhiều người. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Dưới đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nhiễm khuẩn đường tiết niệu có lây không.
* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có lây không?
Thực tế, bệnh không lây nhiễm, nhưng những triệu chứng của bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề quan hệ tình dục. Bạn không cần phải đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi bệnh viêm đường tiết niệu có lây không, vì câu trả lời đã rất rõ ràng. Tuy không lây bệnh nhưng những vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể, gây viêm phụ khoa, khiến nam giới có nguy cơ mắc các bệnh nam khoa.
Một số bệnh ở đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vì thế cần có biện pháp quan hệ an toàn, nhằm hạn chế tối đa khả năng gây bệnh. Trong thời gian bị bệnh, tốt nhất không nên quan hệ vì quá trình cọ xát, co bóp thành tử cung sẽ khiến những vị trí bị viêm nhiễm tổn thương nhiều hơn. Nữ giới khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng hiếm muộn vì tinh trùng không thể gặp được trứng. Ngoài ra, khi bị tình trạng này, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát, khó chịu, giảm ham muốn khi quan hệ tình dục.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời còn có thể nhiễm trùng, ảnh hưởng đến bàng quang và thận. Đồng thời làm gia tăng nguy cơ suy thận. Ngoài ra, có một vài trường hợp bị nhiễm trùng máu và lan tới các cơ quan khác. Để tốt nhất cho sức khỏe của bạn và bạn tình, bạn nên chữa khỏi bệnh sau đó mới quan hệ trở lại.
* Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
+ Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật,
làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi. Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…
+ Giảm sử dụng caffeine:
Điều này có nghĩa là bạn nên giảm bớt việc uống trà, cà phê và thức uống năng lượng có chứa caffeine. Chất này không trực tiếp gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh.
+ Vệ sinh trước và sau khi quan hệ:
Mỗi người nên làm sạch cơ thể trước khi quan hệ tình dục ít nhất 30 phút trước và sau khi có quan hệ tình dục. Đàn ông cũng phải vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ tình dục bởi họ có thể lây lan vi khuẩn sang đối phương.
+ Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh:
Trong cuốn sách của mình về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang, việc lau từ sau hậu môn ra đằng trước là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em. Với phụ nữ, hành động này dễ dàng đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo và gây viêm nhiễm.
+ Bổ sung dinh dưỡng bằng cách thường xuyên uống vitamin C
bổ sung. Uống nhiều Vitamin C vì Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn. Vitamin C làm tăng mức độ axít trongnước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu..
+ Tuyệt đối không được nhịn tiểu
bởi nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi có nhu cầu đi tiểu, không nên nhịn, hãy đi tiểu ngay. Hơn nữa nhịn tiểu làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang. Khi đi tiểu thì đừng vội vã khi đi tiểu, hãy đi từ từ. Không nên quá sức, sẽ ảnh hưởng đến xương chậu.
+ Rửa sau khi đi vệ sinh:
Phụ nữ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do lỗ niệu đạo nằm gần nguồn vi khuẩn từ phía sau (hậu môn, âm đạo). Niệu đạo của phụ nữ cũng ngắn hơn do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang. Vi khuẩn gây bệnh có thể đi từ trực tràng ngược lên niệu đạo, nơi dễ dàng bị nhiễm trùng do sự khác biệt trong cơ chế phòng vệ giữa đường ruột và đường tiết niệu.
+ Làm sạch vùng kín và hậu môn
của bạn sau khi đi cầu có thể giúp rửa sạch các vi khuẩn, ngăn chúng quay trở lại gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Bạn có thể sử dụng chai nhựa chứa 500 ml nước cùng xà bông để làm sạch hậu môn. Bạn nên giữ mông ở tư thế mở để xà bông có thể làm sạch hoàn toàn hậu môn cũng như ngăn chặn con đường trở lại của vi khuẩn gây nhiễm trùng.
+ Ăn quả nam việt quất:
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học nhưng nhiều người cho rằng chế độ ăn thường xuyên có nam việt quất là cách hữu hiệu để giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ. Nếu bạn quyết định tin tưởng thông tin này thì cũng nên lưu ý về lượng đường khi sử dụng nước ép nam việt quất. Tốt nhất bạn nên tự làm nước ép, điều chỉnh lượng đường vừa đủ theo ý mình thay vì mua những chai nước ép trong siêu thị.
+ Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục:
để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong. Sau khi giao hợp, nên uống nước và đi tiểu sớm để giảm vi trùng xâm nhập ống dắt tiểu và bọng đái, để loại bỏ các vi khuẩn ở niệu đạo, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt, thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng. Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình một đêm hay quan hệ không có chủ định trước.
+ Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước là hành động tốt cho sức khỏe tổng thể của bàng quang và đường tiết niệu. Thói quen này giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn, ít có khả năng bị tích tụ vi khuẩn, chất cặn và những bất thường khác có thể dẫn đến nhiễm trùng. Cần uống nhiều nước mỗi ngày, nên uống ít nhất 1,5 đến khoảng 2 lít nước mỗi ngày có thể là nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề… để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ vi khuẩn. Đây là một biện pháp phòng bệnh viêm đường tiết niệu hữu hiệu.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nhiễm khuẩn đường tiết niệu có lây không và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì an toàn hiệu quả
>>> TPCN tan sỏi thận Super Power UriClean chống viêm đường tiết niệu
>>> Biểu hiện của viêm đường tiết niệu là gì và cách phòng bệnh ra sao
Viết bình luận