Viêm đường tiết niệu là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Vậy biểu hiện của viêm đường tiết niệu là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Đối với bệnh viêm đường tiết niệu thì triệu chứng nổi bật và khó chịu nhất đó chính là tiểu buốt, tiểu dắt, thậm chí có cả tiểu ra mủ, ra máu, nước tiểu hôi, đục… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm đường tiết niệu và biểu hiện viêm đường tiết niệu là gì.
Biểu hiện của viêm đường tiết niệu là gì và cách phòng bệnh ra sao
* Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới. Bệnh viêm đường tiết niệu xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai, tỷ lệ khoảng 5:1 và khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu.
* Biểu hiện của viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu có một số biểu hiện của bệnh giống nhau ở cả hai giới là đều có triệu chứng đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu. Cụ thể là:
+ Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu, hay có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục, lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít.
+ Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm.
+ Đau ở bụng dưới và lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới.
+ Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
+ Nước tiểu có màu khác đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu
+ Tuy nhiên để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không cần phải làm xét nghiệm.
Đối với trẻ em, có ba dạng bệnh chủ yếu của viêm đường tiết niệu trẻ em đó là: viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn niệu. Trong ba dạng này thì nhiễm khuẩn niệu là thể bệnh nhẹ nhất (chỉ xuất hiện vi khuẩn trong nước tiểu nhưng chưa gây viêm), còn viêm thận là thể bệnh nặng nhất.
Một trong những khó khăn ở trẻ em là chẩn đoán, vì bệnh này ở trẻ em không có biểu hiện đặc trưng, mà thay vào đó chúng được thể hiện bằng những biểu hiện rất chung chung xuất hiện trong nhiều bệnh khác như: đau bụng, sốt, quằn quại, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Vì thế mỗi khi thấy trẻ sốt cao, sờ vào bụng thấy trẻ khóc to hơn thì cần chú ý tới hai bệnh có thể gặp là bệnh đường tiêu hóa và bệnh viêm đường tiết niệu ở trên. Ở thể bệnh viêm bàng quang thì có một số biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ tiểu khó, tiểu không liên tục, tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi.
* Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu
+ Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới:
- Do vi khuẩn E. coli một loại vi khuẩn ở ruột gây ra và một số loại vi khuẩn khác như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, nấm… gây viêm đường tiết niệu ở nam giới.
- Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt hay mắc bệnh sỏi thận cũng dẫn đến viêm đường tiết niệu.
- Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra như bệnh lậu.
- Niệu đạo của nam giới bị hẹp, không bình thường cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu.
- Những chấn thương dương vật như thủ dâm, quan hệ tình dục mạnh hay do kích thích với hóa chất có trong nước hoa, bao cao su, bọt tránh thai cũng gây ra kích thích tạm thời của niệu đạo.
+ Nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ:
Theo những thống kê gần đây cho thấy thì tỷ lê nữ giới mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nhiều so với viêm đường tiết niệu nam giới do cấu tạo đặc biệt của vùng kín ở chị em. Chính vì vậy, chị em cần phải nâng cao cảnh giác hơn với căn bệnh này. Những nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu nữ giới thường là do các yếu tố sau:
- Đường niệu đạo của nữ thường ngắn hơn nam giới, âm hộ gần hậu môn nên là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, vệ sinh không đúng cách hay sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài cũng dẫn đến viêm niệu đạo.
- Có quan hệ tình dục không lành mạnh với người mắc bệnh nhiễm vi khuẩn lậu, giang mai…
- Thói quen nhịn tiểu quá lâu làm viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.
- Sự thay đổi cấu trúc xương chậu khi mang thai và bị mất nước làm vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển mạnh.
- Phụ nữ bị tiểu đường hay mắc bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
- Do rối loạn chức năng thần kinh, hay việc sử dụng một số loại thuốc cũng khiến chị em bị viêm đường tiết niệu.
* Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
+ Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
+ Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục. Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô.
+ Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên.
+ Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
+ Uống đủ nước. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.
+ Nếu phụ nữ đang độ tuổi sinh hoạt tình dục mà thường xuyên bị viêm đường tiết niệu thì nên xem lại tư thế giao hợp nhằm tránh bớt các tư thế gây tác động nhiều đến lỗ niệu đạo.
+ Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu như: sỏi đường tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm đường tiết niệu. Giúp bạn trả lời câu hỏi biểu hiện viêm đường tiết niệu là gì và cách phòng bệnh ra sao. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Super Power Uriclean - Giúp tan sỏi thận, chống viêm nhiễm đường tiết niệu
Cách dùng:
Dùng cho người lớn, uống 2 viên/ngày hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Chú ý: phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc đang có kế hoạch sinh con hoặc dưới 18 tuổi hoặc đang điều trị bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần: Vitamin C, Chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry), Chanca Piedra (diệp hạ châu), Purple Corn Exact (ngô tím).
Thành phần khác: Xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận