Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp hiện nay vậy nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bệnh trĩ là loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, do quá trình bị chèn ép hoặc bị các áp lực tác động đến các mạch máu hoặc dây thần kinh tại hậu môn - trực tràng. Độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ và biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào

1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.

Các yếu tố thuận lợi bao gồm:

- Tuổi: Các vấn đề tiêu hóa xảy ra do tuổi tác. Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi bước vào độ tuổi 60 và 70 là sự thay đổi thói quen đi tiêu và thường xuyên nhất là tình trạng táo bón. Các triệu chứng bao gồm đi tiêu khó khăn hoặc đau đớn, đi tiêu không thường xuyên, phân khô và cứng. Người cao tuổi dễ bị trĩ hơn là do cùng với tuổi tác, chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu gây rối loạn đại tiện; trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng bị suy yếu cùng với thói quen ít vận động, ăn uống không điều độ, mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh dạ dày - ruột, ho kéo dài gây tăng áp lực ổ bụng...

- Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài trong thời gian quá lâu khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, gây nên không ít áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.

- Thời kỳ mang thai

- Di truyền

- Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều

- Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn

- Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo …)

2. Biểu hiện của bệnh trĩ

2.1 Biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ nội

Trĩ nội là khi các tĩnh mạch cuối trực tràng bị giãn, dần tạo thành búi trĩ nổi trên niêm mạc nên người bệnh không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được. Cho đến khi búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện mới có thể cảm nhận rõ, song nó thường có thể tự co lại sau khi đi vệ sinh hoặc có thể dùng tay đẩy ngược vào trong.

So với trĩ ngoại thì trĩ nội thường không gây đau đớn nghiêm trọng, thay vào đó là các triệu chứng điển hình hơn. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ qua các biểu hiện sau:

+ Tăng tiết dịch nhầy: Có thể ban đầu người bệnh chưa bị đau ngay cả khi búi trĩ gây chảy máu hậu môn. Nếu đi ngoài mà rặn mạnh thì có thể khiến búi trĩ và ống hậu môn bị xước, từ đó gây viêm nhiễm và ngứa ngáy. Tình trạng ngứa ngáy càng trầm trọng ở những bệnh nhân có nhiều dịch nhầy hậu môn.

+ Luôn có cảm giác chưa đi hết phân ra ngoài nhưng không thể đẩy hết.

Trĩ nội khi còn nhẹ khó phát hiện do không sờ hay nhìn thấy được búi trĩ. Sau một thời gian, búi trĩ nội có thể sa một phần ra ngoài nhất là khi đi đại tiện, khi rặn mạnh. Người bệnh sẽ nhìn thấy phần búi trĩ sa này với đặc điểm như sau:

- Khi chạm tay vào thấy mềm như dây cao su, có màu hơi hồng đỏ hoặc giống màu da.

- Kích thước khoảng bằng quả nhỏ.

- Búi trĩ sa thường tự đẩy vào bên trong hậu môn sau đó.

Một bệnh nhân có thể có nhiều hơn 1 búi trĩ, đồng thời gây ra cảm giác ngứa và nổi u cục xung quanh ngoài hậu môn. Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa sa búi trĩ nội và sa trực tràng, song đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Sa trực tràng là một phần trực tràng bị tụt khỏi vị trí và đẩy ra ngoài hậu môn, trong khi búi trĩ là các tĩnh mạch bị giãn.

2.2. Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành ở ngay lớp da hậu môn nên nổi rõ lên quanh vùng hậu môn, dễ dàng nhìn và sờ thấy kể cả khi búi trĩ còn nhỏ. Trĩ ngoại thường gây đau từ sớm và tình trạng đau sẽ ngày càng nghiêm trọng do vùng hậu môn bên ngoài dễ cọ sát với quần áo, ghế ngồi khi hoạt động.

Các biểu hiện bệnh đặc trưng gồm:

+ Nhìn và sờ thấy có một hoặc nhiều cục u bất thường nổi quanh hậu môn.

+ Ngứa và sưng xung quanh hậu môn.

+ Có chảy máu trong và sau khi đi đại tiện nhưng trĩ ngoại thường ít hơn so với trĩ nội.

+ Tăng tiết dịch nhầy, có thể bị rò rỉ phân.

+ Cảm giác đau đớn, khó chịu thường xuyên ở hậu môn.

Hình ảnh búi trĩ ngoại cũng có đặc điểm giống như trĩ nội bị sa ra ngoài. Rất nhiều bệnh nhân bị đồng thời và được gọi là trĩ hỗn hợp, khi đó triệu chứng sẽ đa dạng và rõ ràng hơn.

2.3. Biểu hiện trĩ huyết khối

Trĩ huyết khối là biến chứng nặng của cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, còn gọi là tắc mạch do xuất hiện các cục máu đông trong búi trĩ. Triệu chứng gặp phải cũng nghiêm trọng hơn, đặc trưng là tình trạng đau đột ngột hoặc kéo dài liên tục.

Trĩ huyết khối dễ dàng phân biệt với trĩ thông thường qua quan sát búi trĩ có huyết khối hình thành, có đặc điểm sau:

+ Búi trĩ xuất hiện khối u lớn bất thường.

+ Búi trĩ có màu tím hoặc xanh lam.

+ Có cảm giác bị sưng, viêm quanh búi trĩ.

+ Sờ vào búi trĩ không thấy mềm mà trở nên cứng, chắc.

+ Trĩ huyết khối gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh, vì thế nên phát hiện và can thiệp sớm.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào

3. Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể diễn ra vào một giai đoạn hoặc kéo dài suốt cuộc đời. Có những người từng bị trĩ mà không hề biết mình mắc bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ tới thăm khám khi búi trĩ đã phát triển lớn, gây cọ xát, chảy máu, đau đớn. Song việc điều trị trĩ ở giai đoạn 4 sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều do trĩ lâu ngày đã phát sinh nhiều biến chứng.

Các biến chứng phổ biến nhất của trĩ có thể kể đến:

+ Trĩ sa nghẹt: búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc các mạch máu. Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào do rất đau. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.

+ Thiếu máu: thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, có những trường hợp thiếu máu mãn tính nặng do chảy máu tái diễn, người bệnh hay chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng năng suất làm việc…

+ Viêm loét, nhiễm trùng: có thể viêm da quanh hậu môn, viêm nhú hoặc viêm khe gây ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn. Nhiễm trùng xảy ra khi có loét hoặc hoại tử búi trĩ, làm vết thương tiếp xúc với phân chứa lượng lớn vi trùng.

+ Tắc mạch: cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi tình trạng máu lưu thông bị ứ trệ. Biến chứng này gây đau, và tình trạng nặng sẽ hơn khi có hoại tử.

4. Khi nào người bệnh trĩ cần đến bệnh viện?

“Hậu môn là “cửa ngõ” cuối cùng của hệ tiêu hóa. Toàn bộ cặn bã từ thức ăn sẽ được cơ thể đào thải qua hậu môn. Nếu “cánh cửa” cuối cùng này bị “chật hẹp”, “hư hỏng” sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải phân, gây áp lực lên trực tràng và có thể gây nhiều hệ lụy xấu cho đường tiêu hóa.
Người dân nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trĩ để được tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, điều trị theo toa thuốc tại nhà trong trường hợp trĩ nhẹ. Đối với tình trạng trĩ nặng, người bệnh cần phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật loại bỏ búi trĩ, đồng thời điều trị bằng thuốc kê đơn tại bệnh viện.

Trong trường hợp biến chứng nặng như gây chảy máu thành tia, hậu môn có biểu hiện hoại tử, hậu môn kích thích đau, rát, khó sinh hoạt, người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tiếp tục tự điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Biến chứng của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

+ Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.

+ Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.

+ Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

+ Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

6. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

+ Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.

+ Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

+ Xem xét chất bổ sung chất xơ. Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng chất chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.

+ Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

+ Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.

+ Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.

+ Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và uống nhiều nước

Những người bị bệnh trĩ nên tham khảo sử dụng Bi-Hem Max giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả an toàn:

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Nếu điều trị đúng cách và sớm, bệnh trĩ khỏi mà không có bất kỳ biến chứng nào. Vì vậy, làm thế nào để ngăn chặn bệnh trĩ và nó không trở nên tồi tệ hơn? Tất cả những gì bạn phải làm là đăng ký tham gia chương trình của BNC Medipharm ưu đãi cho bệnh trĩ 90 ngày sử dụng Bi-Hem Max, giúp bạn xua tan nỗi lo, ám ảnh và mất tự tin bởi bệnh Trĩ.
Bi-Hem Max là sự kết hợp hoàn hảo từ các thảo dược quý có nguồn gốc từ thiên nhiên ở các vùng rừng Amazon, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, châu Âu, Châu Á...

Bi-Hem Max là công trình nghiên cứu của các nhà dược lý học hãng Vitacare Pharma về tác dụng cộng hưởng của hoạt chất Astringent chiết xuất từ lá cây hạt phỉ (Witch Hazel), kết hợp với các tinh chất Diosmin, Hesperidin chiết xuất từ các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi là những hợp chất bioflavanoid tự nhiên, những hoạt chất quý trong dược phẩm, cùng với phức hợp Rutin (chiết xuất từ hoa hoè, rau quả) và các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược như hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut), vỏ cây Thiêng Liêng-giống táo hoang ở rừng (Cascara Sagrada), cùng với sự hiện diện của các chất chiết xuất từ cây Thảo bản bông vàng (cây nhung, cây kim ngân: Mullein), bột lá thảo dược Plantain như lá tầm xuân non, bột củ gừng, Yến mạch (Avena Sativa), cây đậu chổi (Butchers Broom), cây nham lê (Bilberry Leaf) có trong Bi-Hem Max giúp bổ sung chất xơ, chống táo bón, nhuận tràng... và việc bổ sung các vitamin chống oxy hoá, khử gốc tự do, tăng cường miễn dịch như Vitamin C, E… để giúp giải quyết một cách triệt để cơ chế bệnh sinh của bệnh Trĩ trong điều hoà sự rối loạn thần kinh vận mạch gây phản ứng quá mức của các mao mạch trĩ và vai trò của các shunt động-tĩnh mạch làm vững bền thành mạch, an thần, giảm đau chống viêm, chống phù nề, chống táo bón (bổ sung chất xơ, làm mềm phân), nhuận tràng, chỉ huyết, tiêu viêm.

Sử dụng Bi- Hem Max hàng ngày để phòng và điều trị bệnh trĩ một cách an toàn và hiệu quả. Bi- Hem Max đem lại nhiều lợi ích và có hiệu quả hơn các giải pháp can thiệt, kể cả sau phẫu thuật, bệnh nhân trĩ vẫn nên dùng Bi- Hem Max để chống tái phát là nhờ:

1) Giảm ngứa, kích thích ở hậu môn.

2) Giảm đau, rat  trực tràng.

3. Ngăn ngừa chảy máu và cầm máu

4. Chống táo bón, nhuận tràng, điều hòa đại tiện

5. Chữa lành các tổn thương, giãn tĩnh mạch, các búi trĩ bị chấn thương.

Bi-Hem Max là công thức phối hợp đặc biệt của các thành phần đã được nghiên cứu rộng rãi về tính hiệu quả. Mỗi thành phần đều được chọn lọc kỹ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết cả trĩ nội và trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát các triệu chứng, làm giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Từ các nghiên cứu sâu, rộng trên cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ, VitaCare Pharma đã tạo ra một sản phẩm Bi-Hem Max bằng
phương pháp bào chế độc đáo nhắm vào gốc rễ vấn đề cả trĩ nội và ngoại, kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và biến chứng.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng:

Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách chữa bệnh trĩ nhanh và hiệu quả nhất - BNC medipharm

>>> Cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ tươi như thế nào

>>> Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt như thế nào?

Viết bình luận