Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

Bạn bị suy giảm trí nhớ, bạn đang nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, bạn chưa biết là gì? Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao là câu hỏi của nhiều người. Tuổi già, sự tăng sinh gốc tự do, thoái hóa não bộ hay tổn thương mạch máu não là những nguyên nhân căn bản gây suy giảm trí nhớ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao.

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

* Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ

+ Thiếu ngủ:

Giấc ngủ giúp làm mới lại cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài. Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, người lớn nên dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.

+ Thiếu máu lên não:

Thiếu máu lên não còn gọi là suy giảm tuần hoàn não hay thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu lên não làm não bộ không được cung cấp đầy đủ máu và dưỡng chất để hoạt động gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ mất tập trung. Nếu để tình trạng nhức đầu, chóng mặt và mất ngủ diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh suy giảm dần trí nhớ, nói trước quên sau, từ việc này nhảy sang việc khác nên giải quyết công việc không triệt để, khả năng tập trung tư tưởng rất kém. Ngày nay, thiếu mãu lên não không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn thường gặp ở phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là những người lao động trí óc. Tình trạng thiếu máu cung cấp cho não nếu xảy ra lâu dài mà không chú trọng cải thiện sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, tai biến mạch máu não và bệnh teo não.

+ Trầm cảm:

Khi một người đang chán nản, sẽ rất khó khăn để tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mối bận tâm của họ hiện tại là những cảm xúc tiêu cực kia. Trên thực tế, không ai có thể miễn nhiễm với trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy ra ngay cả với trẻ con nếu chúng phải thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng. Một số trường hợp có thể làm cho con người bị trầm cảm, chẳng hạn cái chết của người thân yêu, thiếu sự quan tâm từ gia đình và một vài lý do khác. Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

+ Uống quá nhiều rượu:

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Nghiện rượu có thể dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời bởi khi rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn khí oxy lưu thông lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

+ Lạm dụng chất gây nghiện (đặc biệt là ma túy):

Một số loại thuốc bị đưa vào danh mục cấm bởi một lý do rõ ràng là chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Có những người đã bị nghiện sau vài lần dùng thử chất ma túy. Một khi cơ thể đã trở nên quen với những chất này, họ dần đánh mất những thói quen tốt của mình. Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.

+ Làm nhiều việc cùng lúc:

Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần. Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến “ô nhiễm tinh thần”, làm suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

+ Che giấu cảm xúc thật:

Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân. Như thế sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc hoặc nghiên cứu ngay cả khi cuộc sống của họ đang ở trong tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ. Não được tạo thành từ 2 phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phần bên trái của não bộ điều khiển tư duy logic trong khi bên phải tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật và cảm xúc. Khi một người sử dụng cả 2 mặt của não bộ thường xuyên, họ sẽ có được một cảm giác cân bằng trong cách suy nghĩ. Điều này cho thấy một bộ nhớ tốt đồng nghĩa với việc tăng cường hoạt động của cả 2 bán cầu não. Để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên chỉ phát triển tư duy logic mà hãy cải thiện cả khả năng sáng tạo của mình. Bằng cách đó, bạn có thể trở thành một người toàn diện với chức năng nhận thức tuyệt vời.

+ Thiếu Thiamine (sinh tố B1):

Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

+ Các tế bào thần kinh bị thoái hóa và tổn thương:

Các tế bào thần kinh cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể đều bị lão hóa bởi thời gian, tuổi tác và các tác nhân gây oxy hóa. Khi mắc các căn bệnh đi kèm như bệnh tiểu đường, alzheimer, viêm não, teo não… có thể gây hư hại não. Hay một cú đánh trúng đầu khi chơi thể thao, một tai nạn giao thông không may mắn có thể gây rối loạn trí nhớ tạm thời hoặc làm tổn thương vĩnh viễn. Những bệnh lý và tổn thương này đều có thể khiến chức năng của não bộ hoạt động kém hiệu quả đi rất nhiều, thậm chí tử vong sớm.

* Cách khắc phục bệnh suy giảm trí nhớ

Để khắc phục và hạn chế chứng suy giảm trí nhớ cần phải khắc phục ngay những yếu tố là nguyên nhân gây nên chứng bệnh:

+ Ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với thần kinh và trí nhớ. Với hệ thần kinh, giấc ngủ giúp hệ thần kinh phục hồi phần năng lượng tiêu hao, thải loại bớt ra ngoài chất độc tích tụ. Với trí nhớ, giấc ngủ giúp cho củng cố trí nhớ, tạo điều kiện cho quá trình ức chế phân biệt diễn ra, thông tin nào đáng được lưu giữ và thông tin nào không đáng được lưu giữ. Trong các thời lượng ngủ, ngủ đêm có giá trị nhất. Bạn cần phải làm thế nào ngủ đêm thật dài và thật ngon. Càng ngủ đêm dài và sâu bao nhiêu, hệ thần kinh của bạn càng được lợi bấy nhiêu. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên làm việc quá khuya là những người có tốc độ suy giảm trí nhớ nhanh nhất.

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

+ Đọc sách, báo, chơi ô chữ:

Một trong phương cách để đảm bảo chức năng cho cơ thể đó là yếu cái gì thì tập cái đó. Tương tự như người bị yếu sức vận động, cách thức đơn giản nhất để phục hồi đó là tập vận động. Cách thức hữu hiệu nhất cho người bị suy giảm trí nhớ đó là tập cho trí nhớ. Và cách tập này chính bằng việc bắt não bộ tư duy. Việc ép não bộ tư duy vào thời gian thức tỉnh sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh còn sót lại huy động khả năng tiết hormon thần kinh mà các hormon này sẽ tham gia vào chu trình nhớ sau đó. Chúng ta thực hiện bằng cách đọc sách, báo hay chơi ô chữ. Tuy nhiên, không nên làm nhiều việc cùng một lúc sẽ làm cho tế bào thần kinh rơi vào kiệt quệ. Có thể sắp xếp đọc sách, báo 1 giờ đồng hồ vào buổi sáng (đọc tin tức sau bữa ăn sáng, ngồi thong dong uống trà). Nếu sáng đã đọc sách thì chiều hãy chơi ô chữ. Nếu hôm nay đọc báo thì ngày mai đọc sách. Thời gian tiến hành nên sau 8h sáng, khi thần kinh đã thức tỉnh, trước 10h sáng vì thần kinh bắt đầu mệt mỏi. Buổi chiều cũng bắt đầu từ sau 14h cho đến trước 16h. Thực hiện như vậy, bạn sẽ tập cho não bộ được thể dục theo đúng nghĩa đen của nó.

+ Vận động đủ lượng:

Vận động là phương cách làm cơ thể mệt mỏi, làm cơ thể bị tiêu hao năng lượng nên vận động là “mồi” cho ngủ ngon. Vận động làm tăng lưu thông máu lên não bộ nên tăng khả năng nuôi dưỡng cho não bộ. Vận động làm tăng số vòng tuần hoàn qua não nên vận động sẽ giúp tăng thải độc cho thần kinh. Nhưng vận động thế nào cho có lợi? Câu trả lời là vận động đủ lượng. Người cao tuổi chỉ cần vận động nhẹ nhàng: Chơi bóng chuyền hơi, cầu lông, đạp xe đạp thong dong, đi bộ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền... Những môn thể thao này chủ yếu làm lưu thông tuần hoàn, bôi trơn cho khớp mà ít làm ảnh hưởng tới cơ thể người cao tuổi. Nên vận động 1h đồng hồ cho mỗi ngày. Bạn có thể vận động từ 6h-7h sáng hoặc chọn thời điểm từ 17h-18h. Đó là mức vận động đủ lượng để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái.

Nguyên nhân làm giảm trí nhớ là gì và cách khắc phục ra sao

+ Ngoài ra nên:

- Sắp xếp công việc, đồ đạc trật tự, ngăn nắp, dễ tìm…

- Cần hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đặc biệt là các chất gây nghiện

- Đảm bảo giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc để não bộ được nghỉ ngơi, hạn chế suy giảm trí nhớ

- Kết hợp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh các căng thẳng.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và các sinh tố nhóm B1 giúp tăng cường trí nhớ

- Rèn luyện, nâng cao sức khỏe bằng các tập thể dục thường xuyên giúp đầu óc sáng suốt, tiếp thu, học hỏi nhanh hơn.

+ Bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường trí não:

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp tăng cường trí nhớ. Điển hình trong những dòng sản phẩm này phải kể đến Super Power Neuro Max giúp bổ não, tăng cường trí nhớ của Mỹ.

Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ - Super Power Neuro Max:

Hoạt huyết dưỡng não loại nào tốt an toàn

CÔNG DỤNG CỦA SUPER POWER NEURO MAX

Thực phẩm chức năng Super Power Neuro Max được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ sẽ là lựa chọn cho bạn. Sự thành công của thực phẩm chức năng Super Power Neuro Max là do có sự kết hợp nhiêu thành phần giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hạn chế quá trình lão hóa, được chiết suất từ thiên nhiên như Cytidine 5’-diphosphocholine, Phosphatidylserine (PS), Acetyl L-carnitine, Alpha lipoic acid, Taurine, Phosphatidylcholine và các thành phần khác: Silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), xenluloza, gelatin đều có mặt trong sản phẩm này. Thực phẩm chức năng Super Power Neuro Max giúp tăng cường trao đổi chất của các tế bào não, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa tốt hơn..

Cách dùng: 

Dùng cho người lớn, uống 2 đến 4 viên/ngày, uống cùng với nước trái cây hoặc nước uống giữa các bữa ăn hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Bảo quản: nơi thoáng mát, để xa tầm với của trẻ em

Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng bổ não của Mỹ Super Power Neuro Max

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân làm giảm trí nhớ và cách khắc phục ra sao. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận