Người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao?

Bệnh lý xương khớp là căn bệnh thường gặp hiện nay và người già gần như ai cũng mắc phải căn bệnh này? Người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao là câu hỏi của nhiều người. Khi tuổi càng cao thì lớp đệm tự nhiên nằm giữa sụn khớp sẽ bị suy giảm khiến sụn bị mỏng, mòn, yếu, dễ bị tổn thương. Người cao tuổi có thể gặp tình trạng đau nhức ở bất cứ khớp nào trên cơ thể như cổ, lưng dưới, tay chân. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao.

Người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao

1. Tìm hiểu về tình trạng đau nhức xương khớp ở người già

1.1 Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già

+ Quá trình lão hóa:

Mức độ lão hóa của hệ cơ xương khớp ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc đau nhức xương khớp sẽ tăng dần theo độ tuổi cho đến khi đạt được giá trị cân bằng ở khoảng 65 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân mắc các cơn đau nghiêm trọng có thể gây tàn phế vẫn tiếp tục tăng.

Tuổi tác cũng khiến sụn bên trong khớp trở nên mỏng hơn và làm thay đổi các thành phần của sụn, từ đó khiến các khớp kém đàn hồi, dễ bị tổn thương và góp phần hình thành thoái hóa khớp ở người cao tuổi.

Không chỉ có khớp, các sợi cơ cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa. Sự mất cơ bắt đầu xuất hiện từ khoảng 30 tuổi. Trong quá trình này, số lượng mô cơ cũng như số lượng và kích thước các sợi cơ sẽ giảm dần. Sự mất cơ làm tăng áp lực lên các khớp, khiến người lớn tuổi dễ bị viêm khớp hoặc té ngã [6]. Ngoài ra, tính toàn vẹn của các cấu trúc bên trong đĩa đệm cũng giảm đáng kể khi ta già đi, về lâu dài có thể dẫn đến giảm chiều cao đĩa đệm và xẹp đốt sống.

Tất cả các tình trạng trên, bao gồm cả thoái hóa khớp, viêm khớp, té ngã, mất cơ… đều có thể gây đau nhức xương khớp ở người già.

+ Các bệnh lý kèm theo có thể gây đau nhức xương khớp ở người già:

Các bệnh lý đi kèm liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim sung huyết có thể gây hạn chế vận động, dẫn đến suy giảm chức năng của cơ và gân, do đó làm trầm trọng thêm những tổn thương đã xảy ra trên hệ cơ xương khớp. Bệnh Parkinson cũng có thể gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở người già, biểu hiện bởi các triệu chứng như:

- Chuột rút

- Căng cứng ở nhiều vị trí như cổ, lưng và chân

- Đau âm ỉ ở đầu và cổ

- Loạn trương lực cơ, đặc biệt ở bàn chân

- Đau thần kinh gây đau rát, ngứa ran hoặc tê bì

Ngoài ra, các bệnh lý khác ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh thận có thể gây hạn chế các chức năng bình thường. Những vấn đề này khiến việc điều trị các triệu chứng cơ xương khớp trở nên phức tạp hơn.

+ Giảm hormone khiến người già dễ bị đau nhức xương khớp:

Bên cạnh quá trình lão hóa, những thay đổi liên quan đến hormone, đặc biệt là hormone sinh dục, cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý của hệ xương. Ở phụ nữ, sự suy giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xương, cơ, dây chằng, collagen, sụn, màng hoạt dịch và bao khớp. Tình trạng này còn gây mất xương nghiêm trọng ở cả xương xốp và xương đặc. Đây là do tế bào hủy xương osteoclast sẽ được giải phóng khỏi sự ức chế của estrogen, từ đó làm tăng quá trình hủy xương tổng thể. Sự hủy xương quá mức dẫn đến giảm khối lượng và sức mạnh của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Ở nam giới, sự suy giảm nội tiết tố nam cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự.

Hormone sinh dục không những đóng vai trò trong sự phát triển các cơn đau nhức xương khớp mạn tính ở người già mà còn ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của họ với các cơn đau, đặc biệt là ở nữ giới.

+ Suy giảm chức năng:

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, tình trạng đau nhức xương khớp mạn tính ở người già có liên quan đến sự suy giảm chức năng thể chất và từ đó gây hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động hằng ngày. Theo đó, các cơn đau nhức xương khớp được cho là có liên quan mật thiết đến sự suy giảm khả năng giữ thăng bằng ở người trên 75 tuổi. Ở độ tuổi này, khả năng duy trì tư thế đứng thẳng của bệnh nhân sẽ kém ổn định do nhiều yếu tố khác nhau, đa số là do suy giảm các chức năng ở thị giác, thính giác, tiền đình, cơ xương khớp và hệ thần kinh trung ương.

Ngoài các yếu tố kể trên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng đau nhức xương khớp ở người già còn có thể liên quan đến vấn đề tâm lý hoặc do mức độ hoạt động thể lực thấp.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến đau nhức xương khớp

+ Loãng xương: Cùng với quá trình lão hóa, thể tích và khối lượng xương sẽ suy giảm ở cả hai giới, thường biểu hiện bởi tình trạng loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Ở giai đoạn đầu, quá trình mất xương không biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt. Nhưng khi xương suy yếu, bạn có thể bị đau lưng dữ dội do gãy hoặc xẹp đốt sống. Các cơn đau này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc đi bộ và giảm nhẹ khi nằm nghỉ. Không những vậy, bệnh nhân loãng xương cũng rất dễ bị gãy xương, ngay cả khi thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày.

Người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao

+ Viêm xương khớp/thoái hóa khớp: Khi tuổi càng cao thì lớp đệm tự nhiên nằm giữa sụn khớp sẽ bị suy giảm khiến sụn bị mỏng, mòn, yếu, dễ bị tổn thương. Khi lớp sụn này biến mất, 2 đầu của xương sẽ cọ xát với nhau gây ra sưng, đau, không còn linh hoạt, có thể xuất hiện gai xương. Hiện tượng thoái hóa khớp thường diễn ra ở người có độ tuổi từ 40 - 60 và là 1 căn bệnh mạn tính.

+ Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là 1 túi nhỏ có chứa dịch bên trong đóng vai trò là 1 miếng đệm tại phần xương, gân và những cơ nằm gần khớp giúp con người cử động dễ dàng. Người bị viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này chứa dịch và phù nề khiến khớp bị cứng và đau. Tuổi càng cao thì khả năng bị viêm bao hoạt dịch càng lớn nhất là những người làm các công việc liên quan đến vận động nhiều.

+ Viêm khớp dạng thấp: Đây là 1 loại viêm khớp tự miễn, đa phần xảy ra ở các khớp nhỏ nhỡ. Bệnh này diễn ra khi hệ miễn dịch tấn công vào hệ thống khớp trong cơ thể gây nên tình trạng đau nhức. Bệnh nhân không được chữa trị sớm sẽ dễ gây ra biến chứng dính khớp hay biến dạng khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở những người tuổi từ 40 - 60 và nữ giới có khả năng mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

+ Viêm gân xương bánh chè: Xương bánh chè là 1 đoạn xương nhỏ dạng hình tròn nằm ở trước khớp gối và có khả năng di chuyển, nghiêng hoặc xoay. Xương bánh chè có vai trò hỗ trợ chân đi đứng. Gân xương bánh chè có cấu tạo từ các sợi cơ có độ bền và dai. Khi chúng bị viêm nhiễm sẽ làm xảy ra tình trạng sưng tấy và gây đau nhức ở khớp gối.

+ Thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu làm chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức ở vùng thoát vị và đau dọc theo dây thần kinh bị chèn ép. Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 30 - 60.

2. Đau nhức xương khớp ảnh hưởng như thế nào đến người già

+ Mất ngủ:

Người cao tuổi vốn đã khó ngủ nếu như bị đau nhức xương khớp sẽ càng dễ mất ngủ hơn. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho tình trạng đau nhức gia tăng với mức độ trầm trọng hơn.

+ Tăng cân:

Tình trạng đau nhức xương khiến người cao tuổi ngại di chuyển, vận động và nhất là ngại tập luyện thể dục thể thao. Chính việc này đã khiến cho họ tăng cân và triệu chứng bệnh khớp nghiêm trọng hơn. Việc thừa cân cũng sẽ dễ gây ra những biến chứng nặng nề hơn như bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…

+ Trầm cảm:

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 đã chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm và bệnh xương khớp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, tình trạng đau nhức xương gây tác động đến sức khỏe tâm thần. Có hơn 40% những người thực hiện nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm do các triệu chứng viêm khớp gây ra.

+ Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:

Những người cao tuổi bị đau nhức xương sẽ khiến cho khả năng thực hiện những hoạt động thường ngày như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân,… bị suy giảm. Tình trạng đau nhức xương sẽ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động đơn giản thường ngày

+ Một số biến chứng khác:

Những biến chứng có thể xảy ra do đau nhức khớp gồm có:

- Hoại tử xương.

- Gãy xương.

- Viêm nhiễm và chảy máu ở khớp.

- Thoái hóa gân và các dây chằng bao quanh khớp.

3. Người cao tuổi (NCT) bị đau xương khớp nên tập luyện thế nào?

NCT nên được khuyến khích để tìm một chương trình luyện tập mà họ ưa thích và có thể tham gia thường xuyên. Luyện tập thường xuyên giúp làm chậm quá trình lão hóa trên hệ cơ xương khớp.

Theo đó, NCT gặp các vấn đề về xương khớp nên coi trọng vận động toàn diện như đi bộ, đạp xe, tập thái cực quyền, yoga, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ… Tuy nhiên, đối với mỗi hình thức tập luyện trên, cần có những lưu ý nhất định. Chẳng hạn, đi bộ an toàn hầu hết cho NCT bị bệnh khớp. Khi thực hiện, các khớp gối được co duỗi nhịp nhàng, ma sát giữa các đầu khớp không mạnh nên có thể phòng chống được việc khớp bị suy thoái. Tuy nhiên, khi đi bộ, một số khớp trọng điểm ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân thường bị đau, không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.

Một phương pháp khác cũng được khuyến khích ở NCT là tập thái cực quyền. Với hình thức này, NCT sẽ được vận động toàn thân, các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái giúp giảm đau. Tuy nhiên, tập thái cực quyền khi phải co khom gối và hông quá mức gây trở ngại cho khớp gối, quá trình tập luyện rất dễ bị gián đoạn.

Với các bài tập yoga, nếu tập luyện yoga đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh thoái hóa khớp, giúp cho cơ xương khớp trở nên uyển chuyển, linh hoạt hơn, thậm chí còn có thể giúp hỗ trợ điều trị, phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên NCT cần lưu ý là thực hiện bài tập yoga phù hợp với bệnh lý xương khớp vì nếu tập các bài tập yoga không phù hợp có thể khiến bệnh tình nặng thêm. Do đó, NCT cần tìm hiểu thông tin hoặc nhờ huấn luyện viên tư vấn những động tác yoga tốt cho người bị đau nhức xương khớp, sau đó người bệnh có thể tự luyện tập tại nhà.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù tập bất cứ hình thức nào, mỗi lần tập, NCT không nên quá lâu gây mất sức và tác động tiêu cực đến hệ xương khớp trong cơ thể. Không nên tập đến mức thở hồng hộc và khớp đau ê ẩm. Không nên làm một số động tác tập trung quá nhiều vào một khớp nào đó. Sau khi tập, NCT nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức khỏe. Trong trường hợp khớp bị sưng đau, cần tạm ngừng tập. Có thể chườm nóng và nghỉ ngơi, chờ khỏi, đỡ sưng đau hãy tập lại chỗ đó. Lưu ý, vẫn nên tập luyện những động tác khác ở những bộ phận khác không bị đau, không ngừng hẳn quá trình tập luyện gây nên tình trạng cứng khớp, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

4. Giải pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Bi-Jcare Max là một giải pháp tổng thể và toàn diện, đột phá trong phòng và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đây là một công thức đặc biệt được nghiên cứu bởi đội ngũ các nhà khoa học về dược lý của hãng dược phẩm nổi tiếng VitaCare Pharma Inc. của Hoa Kỳ, để đáp ứng nhu cầu của xã hội về một sản phẩm phòng, điều trị, chăm sóc và bảo dưỡng hệ xương khớp một cách toàn diện. Bi-Jcare Max đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng VitaCare Pharma Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu với số Đăng Ký Công Bố Sản Phẩm: 7558/2020/ĐKSP. Với sự có mặt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ thảo dược và nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như: Glucosamin, Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.Calcium, Vitamin D3 và Sodium với độ tinh khiết và sinh khả dụng cao có trong Bi-Jcare Max đã tạo ra một sản phẩm hoàn hảo với các tác dụng hợp đồng, phổ rộng để giải quyết một cách triệt để các vấn đề mà hệ xương khớp đối mặt hàng ngày như thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, viêm cấp và mãn, loãng xương, khắc phục các tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp một cách an toàn và hiệu quả.

Bi-JCare Max

Công dụng Bi-JCare Max:

>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.

>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.

>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.

>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.

>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...

>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.

>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.

Bi-Jcare Max giúp:

- Tái tạo Sụn Khớp: nhờ các hoạt chất sinh họcGlucosamin, Chondroitin, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII),Hyaluronic Acid vàMSM là những thành phần chính để cấu tạo nên sụn khớp.

- Giúp Bổ Sung và Tái Tạo Chất Nhờn: Hyaluronic Acid là thành phần chính, quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp. Glucosamin, Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII) cùng Hyaluronic Acid tạo nên sự trẻ hoá, tái tạo chất nhờn, sụn khớp và giúp khớp khoẻ mạnh.

- Giúp Chống lão hoá và Thoái Hoá Khớp: Hyaluronic Acid là thành phần không thể thiếu trong dịch khớp, nó có tác dụng chống oxy hoá và khử các gốc tự do giúp bảo vệ khớp không bị thoái hóa, Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.

- Giúp giảm đau và chống viêm trong các bệnh lý xương khớp mà không cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm nhóm không steroid là nhờ các hoạt chất tự nhiên: Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext, Glucosamin, Chondroitin, MSM

- Giúp Chống Loãng Xương: Calcium, Vitamin D3 và Sodium
Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.

Xem thêm sản phẩm tại: >>> Bi-Jcare Max - Giải pháp tổng thể cho bệnh lý xương khớp

ẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 7558/2020/ĐKSP

5. Những cách giúp người già giảm đau nhức xương khớp

+ Vận động, tập thể dục thường xuyên:

Những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng giúp hệ xương khớp của người cao tuổi dẻo dai, tăng tuổi thọ xương khớp. Lựa chọn một số môn hợp cho người già như đi bộ, cầu lông, tập yoga giúp cơ thể dẻo dai, các khớp hoạt động trơn tru đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lại các bệnh xương khớp.

+ Bổ sung Vitamin dưỡng chất tốt cho xương:

Để giảm các chứng đau nhức xương khớp, người cao tuổi nên bổ sung những dưỡng chất, vitamin tốt cho xương đặc biệt là canxi. Canxi sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ xương khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa xương khớp một cách hiệu quả.

+ Tránh làm việc năng hoặc ngồi, nằm quá lâu:

Ở độ tuổi ngoài trung niên cần tránh các bệnh nặng, bệnh mang vác ảnh hưởng đến xương khớp. Bên cạnh đó, người già cũng nên hạn chế nằm, ngồi quá lâu, kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để đảm bảo xương khớp luôn khỏe mạnh.

+ Tránh căng thẳng mệt mỏi:

Căng thẳng mệt mỏi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, người cao tuổi cần luyện tập một thói quen sống vui vẻ, khỏe mạnh. Tránh suy nghĩ nhiều giúp sức khỏe tốt hơn, hạn chế các bệnh xương khớp.

+ Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc:

Một chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc cũng giúp tăng sức đề kháng cơ thể, chống lại các bệnh xương khớp. Người cao tuổi nên lên cho mình lịch trình sinh hoạt khoa học, hợp lý để đảm bảo cơ thể chống các bệnh xương khớp tốt. Trong đó, việc lựa chọn nệm êm ái, có  lợi cho sức khỏe cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp người già ngủ ngon giấc hơn và hạn chế việc đau nhức xương khớp.

+ Không lạm dụng các chất giảm đau tạm thời:

Nếu cơ thể gặp tình trạng các bệnh lý gây đau nhức xương khớp, bệnh nhân không nên lạm dụng chất giảm đau tạm thời. Thay vào đó hãy khám và làm theo chỉ định của bác sĩ.

+ Kiểm tra xương khớp định kỳ:

Việc kiểm tra xương khớp định kỳ với người cao tuổi quan trọng như việc chọn lựa dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ uy tín để đảm bảo nắm được tình trạng xương khớp, sức khỏe của cơ thể. Người cao tuổi nên chọn thăm khám tại các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và chính xác. Khám cơ xương khớp tại bệnh viện quốc tế Vinmec là một trong những lựa chọn hàng đầu được nhiều người cao tuổi lựa chọn bởi chế độ, dịch vụ, đội ngũ y tá bác sĩ đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp đưa ra lời khuyên chính xác.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem người già bị đau nhức xương khớp phải làm sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận