Món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày - BNC medipharm

Bạn bị đau dạ dày, bạn muốn tìm món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày, bạn chưa biết ăn gì? Món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày là câu hỏi của nhiều người. Đau dạ dày là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải hiện nay do thói quen ăn uống không tốt. Đau dạ dày rất khó chữa do nó liên quan đến chế độ ăn uống. Muốn bệnh nhanh khỏi thì chúng ta cần biết cách làm món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày

* Món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày

+ Thịt gà cùng xương cá mực:

Nguyên liệu: 150 gram thịt gà, 30 gram xương cá mực còn gọi là mai mực hay ô tặc cốt), 2 nhánh gừng,  2 trái táo tàu.

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào trong nồi nước rồi ninh nhừ, ăn cái và uống cả nước. Đây là món ăn có khả năng trị đau hành tá tràng và dạ dày do dư axit trong dạ dày.

+ Cháo thịt dê đại mạch

Đại mạch 100g, thịt dê 200g, táo 5 trái. Thịt dê, đại mạch, táo rửa sạch. Đổ nước vào nồi, cho thịt dê, táo vào nấu, khi thịt chín vớt ra, cho đại mạch vào nước đó nấu cho nhừ. Đem thịt dê thái nhỏ, bỏ vào canh đó, nêm nếm gia vị.

+ Cháo lách heo, đảng sâm

Lá lách heo 150g, đảng sâm 15g, vỏ quýt 6g, gạo tẻ 50g, gừng 3 miếng, hành 5 cây. Rửa sạch lách heo, cắt nhỏ; hành, vỏ quýt rửa sạch, thái nhỏ; gừng thái sợi. Cho gạo, đảng sâm vào nấu, khi sôi cho vỏ quýt vào, nấu nhỏ lửa, khi gạo đã nhừ cho lách heo, gừng, hành vào, sôi một lát, nêm gia vị vừa ăn.

+ Canh lươn nấu đảng sâm

Lươn 1 con to, đảng sâm 15g, vỏ quýt 15g, táo tàu đỏ 5 trái, mấy lát gừng. Lươn làm sạch, bỏ ruột, cắt khúc. Đảng sâm, táo tàu bỏ hột. Vỏ quýt rửa sạch cho vào nồi cùng nước vừa đủ, nấu sôi rồi nhỏ lửa hầm các nguyên liệu hơn 1 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

+ Gà hầm sâm

Có các triệu chứng chủ yếu như đau và đầy tức vùng thượng vị, đau lan ra hai bên hông sườn, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng.

Nguyên liệu: Thịt gà 100g, đảng sâm 10 – 20g, hoài sơn 20 – 30g, gừng 3 miếng.

Thực hiện: Thịt gà bỏ mỡ, cắt nhỏ. Đảng sâm, gừng, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, hầm khoảng 90 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

+ Món cháo kê, lạc, đậu đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị: Kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g và đường phèn lượng vừa đủ.

Cách chế biến cháo: Ngâm kê, lạc và đậu đỏ trong vòng 4 tiếng, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng cho đến khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.

Công dụng: Kê có vị ngọt, công dụng thanh nhiệt giải độc, kiện dạ dày, trừ thấp, hòa vị,hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn. Món ăn này thích hợp với người bị nóng trong hay những người bị suy nhược tì vị. Người kém ăn dùng món cháo kê không chỉ giúp dưỡng dạ dày, mà nó còn có công hiệu hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống các triệu chứng như buồn nôn, ợ chua nữa.

Món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày

Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể thêm vào món cháo các vị khác nhau như táo tàu, khoai lang, hạt sen, bách hợp… nhằm tạo nên món ăn vừa hợp khẩu vị, lại có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là món ăn rất phù hợp cho phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai.

+ Món canh đu đủ nấu sườn

Khi nhắc đến những món ăn tốt cho dạ dày thì không thể bỏ qua món canh đu đủ nấu sườn. Cách nấu rất đơn giản.

Chuẩn bị: Đu đủ xanh 1 quả, lạc 150g, sườn 500g, táo tàu 9 quả và lượng gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng. Lạc mang ngâm 30 phút. Sườn rửa sạch, táo tàu bỏ hạt. Sau đó mang tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đun lửa to với lượng nước vừa đủ, khi sôi chuyển ninh lửa nhỏ trong vòng 3 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng và thưởng thức.

Công dụng: Thanh nhiệt, kiện tì thông tiện, có tác dụng dưỡng sinh tư nhuận, đồng thời làm giảm nhẹ triệu chứng đối với những bệnh như viêm dạ dày mạn tính, viêm trực tràng và các vấn đề về hệ tiêu hóa.

+ Canh nấm thịt nạc

Nguyên liệu chuẩn bị: Nấm tươi 100g, thịt nạc 100g và lượng gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Nấm tươi rửa sạch, thịt nạc cắt miếng. Sau đó mang cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín thì nêm gia vị cho vừa miệng ăn.

Công dụng: Món canh này có tác dụng kiện tì ích thận và bảo vệ dạ dày một cách hiệu quả.

+ Cháo hạt sen

Nguyên liệu chuẩn bị: Hạt sen 20g, khiếm thực 30g, gạo 30g, một ít đường trắng.

Cách chế biến: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng với nước nấu thành cháo. Sau đó khuấy đều, thêm đường trắng vào và thưởng thức.

Công dụng: Món cháo này có tác dụng bổ ích tùy vị, hỗ trợ bệnh  xuất huyết dạ dày và đau dạ dày hiệu quả.

+ Khoai tây nấu bạch cập

Nguyên liệu: Nước khoai tây 100 ml, vị thuốc bạch cập 100g và một ít mật ong.

Cách chế biến: Bạch cập mang tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong sau đó để dùng dần.

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần và mỗi lần dùng một muỗng canh, hai tuần lễ là một liệu trình. Đây là món ăn thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết dạ dày.

+ Canh bao tử heo nấu tiêu

Nguyên liệu: 1 bao tử heo, một ít tiêu, 60g đậu phộng và gia vị.

Cách chế biến: Bao tử heo làm sạch sau đó cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì bạn nêm nếm gia vị.

Cách dùng: Chia vài lần dùng trong ngày, món này có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí.

Món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày

 + Canh bao tử heo nấu quýt

Nguyên liệu: Quýt tiều 5 múi, bột trần bì (bột vỏ quýt) 10g, bao tử heo 250g, gia vị, tiêu.

Cách chế biến: Bao tử heo sau khi rửa sạch, cắt lát dài. Cho bột trần bì, bao tử heo, quýt vào nồi cùng với nước nấu với lửa nhỏ cho đến khi canh chín và đặc rồi nêm nếm gia vị.

Cách dùng: Dùng canh bất cứ lúc nào, món canh này có tác dụng thuận khí khai vị và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

+ Trứng gà tam thất

Nguyên liệu: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà 1 quả và gia vị.

Cách chế biến: Củ sen rửa sạch, cho vào máy xay lấy nước, bỏ bã. Lấy nước cốt trộn với bột tam thất và trứng gà, dùng lửa nhỏ để nấu sau đó nêm gia vị cho vừa ăn.

Cách dùng: Mỗi ngày 1 mẻ chia 2 lần dùng, món ăn này có tác dụng kiện tỳ, dưỡng vị.

+ Bánh mì và trứng

Bánh mì được làm từ bột mì, nếu ăn bánh mì vào buổi sáng sẽ giúp  giảm lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, như bông gòn hút nước làm giảm cơn đau dạ dày cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt người bị đau dạ dày còn có thể dùng thêm trứng giàu protein dễ hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể, tạo năng lượng sức khỏe cho người bệnh hoạt động khỏe mạnh cả ngày. Bánh mì trứng ốp la được xem là món ăn truyền thống được sử dụng rất nhiều hiện nay.

* Lời khuyên dành cho người bị đau dạ dày

Điều trị tận gốc bệnh dạ dày đòi hỏi thời gian dài và lòng quyết tâm cao. Trong đó, ăn uống có tác dụng rất quan trọng. Sau đây là một số lời khuyên cho người bị đau dạ dày:

– Kiêng uống các đồ uống có vị chua: Không nên uống nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành. Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm. Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.

– Hết sức chú ý việc ăn: Không nên ăn quá no, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, mỳ, cơm nhão. Bổ sung chất protit với một lượng thích hợp có tác dụng làm giảm bớt và bão hòa axít như: Sữa bò, trứng gà, thịt nạc, tôm, cá, các loại thức ăn làm bằng đỗ.

– Ăn các loại rau tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét. Không nên ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ; như: Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… Không nên ăn những thứ có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày như thức ăn cay, thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường, giấm, hành, gừng, hành tây…

– Nên ăn những thức ăn hấp, ninh: Không nên dùng những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất khiến triệu chứng đau dạ dày nặng hơn.

– Giữ tinh thần luôn vui vẻ: Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng, không nên hút thuốc lá, hạn chế dùng thuốc giảm đau. Người bệnh trên 45 tuổi cần lưu ý kiểm soát ung thư dạ dày.

Mách bạn:

Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Prilosec OTC

Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc 

Viết bình luận