Lá chè xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Lá chè xanh là loại lá được dùng nhiều trong dân gian Việt Nam với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên không phải ai cũng biết. Vậy lá chè xanh có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu một cách toàn diện về chè xanh cho thấy loại chè này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; nâng cao sức đề kháng chống tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, chè xanh có thể ức chế ngăn chặn tác động của tác nhân gây ung thư. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem lá chè xanh có tác dụng gì?

Lá chè xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về chè xanh

Cây chè còn gọi là trà, tên khoa học là Camellia sinensis O.Ktze (Thea chinensis Seem)

Thuộc họ Chè Theaceae. Người ta thường dùng búp và lá chè non sao khô làm thuốc, thường gọi là chè hương hay chè tàu còn gọi là trà diệp.

+ Mô tả cây:

Cây chè (trà) là một cây khoẻ, mọc hoang và không cắt xén có thể cao tới 10m hay hơn nữa, đường kính thân có thể to như cây cổ thụ. Đôi khi mọc thành rừng gỗ trên núi đá cao. Nhưng khi trồng tỉa người ta thường cắt xén để tiện việc hái cho nên chỉ cao nhiều nhất 2m. Nhiều cành mọc ra từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Qủa là một nang thường có ba ngăn nhưng chỉ còn một hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khải bằng lối cắt ngăn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.

Về thân chè: Có một thân chính to và chắc chắn. Đến giai đoạn phát triển thân sẽ hình thành các cành phân cấp. Thông thường, thân cây chè có 3 dạng, đó là: thân bụi, thân bán gỗ và thân gỗ.

Về cành chè: Cành được hình thành từ các mầm dinh dưỡng của thân và chia thành 3 cấp: I, II và III.

Khung tán: Khung tán của cây chè được quyết định bởi thân và cành. Nếu cây có thân và cành tốt thì khung tán sẽ có chất lượng cao.

Mầm cây chè: Cây chè có 2 mầm chính, đó là:

Mầm sinh thực có vị trí tại nách lá;

Mầm dinh dưỡng: gồm mầm cố định (mầm ngủ, mầm nách và mầm đỉnh) và mầm bất định sẽ tạo ra cành.

Búp chè: Người ta sẽ dùng búp chè để chế biến thành sản phẩm chè.

Đây là phần non phía trên của cành chè, tạo ra từ mầm dinh dưỡng với 2, 3 lá non và 1 tôm. Căn cứ và cách chăm sóc, điều kiện sinh thái, giống mà búp chè sẽ có kích thước khác nhau. Búp chè gồm có búp mù và búp bình thường.

Lá chè: Lá chè thường rộng từ 2 đến 5cm và dài khoảng 4 đến 15cm, mọc ở mỗi đốt trên cành. Gân lá hiện rõ trên lá, phía rìa lá không có gân mà có răng cưa. Khi lá còn non thì có lông tơ màu trắng dưới lá và có màu xanh nhạt, sau đó đổi thành màu lục sẫm khi già.

Mỗi lứa tuổi của lá sẽ có những thành phần hóa học khác nhau nên có thể chế biến thành những sản phẩm trà có hương thơm và mùi vị khác. Người ta thường chế biến 2, 3 lá mới với chồi lá và thu hoạch tầm 1 – 2 tuần/1 lần.

Rễ cây chè: Hệ thống rễ cây chè có: rễ hấp thụ, rễ bên và rễ trụ. Trong đó:

Rễ trụ: Phát triển nhanh ăn sâu vào đất khoảng 1m.

Rễ bên: Xuất hiện sau khi rễ trụ phát triển khoảng 3 – 5 tháng sau.

Rễ hấp thu: Tập trung giữa 2 bên chè khi cây lớn và phân bố khoảng 10 - 40cm dưới lòng đất.

Căn cứ vào đặc điểm đất đai, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, tuổi cây và loại chè mà rễ sẽ có sự phân bố khác nhau.

Về hoa chè: Sau quá trình trồng chè bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những bông hoa màu trắng ánh vàng, có khoảng 5 – 8 cánh trên cây chè, người ta gọi đó là hoa chè. Đây là loại hoa lưỡng tính, được tạo ra từ những mầm sinh thực ở nách lá. Thông thường, vào tháng 6 hoa bắt đầu hình thành và đến tháng 11 sẽ bắt đầu nở rộ. Tùy vào sự khỏe mạnh của mầm sinh thực mà cây có số lượng hoa nhiều hay ít khác nhau.

Về quả chè: Đây là quả nang với 3 ngăn và có khoảng 2 – 4 hạt. Quả sẽ chuyển thành màu nâu khi chín và tự đẩy hạt ra ngoài.

+ Phân bố, thu hái và chế biến:

Nguồn gốc cây chè là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn như: Nhiều người cho rằng nguồn gốc của chè có ở cao nguyên Vân Nam - Trung Quốc, một số khác lại cho rằng cây chè xanh có ở Bắc Việt Nam, hoặc ở Miến Điện hay xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Đối với thời xa xưa khi chưa có sự phân chia địa danh rõ ràng, thì việc xác định nguồn gốc cây chè của địa danh nào rất khó. Do đó, ta có thể thấy những khu vực kể trên đều thuộc vùng Đông Nam Á cổ đại. Như vậy, có thể hiểu khu vực Đông Nam Á cổ đại chính là cái nôi của cây chè và ngày nay đang được phân bố rộng rãi ở nhiều trên thế giới với điều kiện sinh thái thích hợp.

Chè xuất phát từ Trung Quốc, chè được trồng từ 2.500 năm trước công nguyên, chè được trồng ở rất nhiều nước như: Nhật Bản, Liên Xô, Châu Á. Ở Việt Nam, chè xanh được trồng nhiều nhất ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và các tỉnh miền Nam: Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng….

Chè dùng làm thuốc hái vào mùa xuân: Hái búp và lá non. Vò rồi sao khô giống như chế chè để pha nước uống. Không dùng chè đen hay chè mạn là những loại chè đã cho lên men rồi mới phơi hoặc sấy khô.

Lá chè xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Thành phần hoá học:

Hợp chất phenol (tanin): Đây là hợp chất tham gia vào giai đoạn tạo và giữ hương vị, màu sắc chè. Khi có đủ oxy và chịu sự tác động của enzym thì hợp chất sẽ nhanh chóng bị oxi hoá. Chè sẽ càng đạt chất lượng tốt nếu hàm lượng tanin trong chè nguyên liệu nhiều.

Caffeine: Đây là thành phần hoá học quan trọng mang giá trị dược lý, tạo cảm giác thư giãn khi thưởng thức. Thành phần này có từ 3 - 4% lượng chất khô của chè tươi. Caffeine có thể tạo thành muối tanat cafein tan trong nước nóng nhờ sự kết nối với tanin và những sản phẩm oxi hóa khác. Khi tan trong nước caffeine tạo ra màu xanh cho nước chè, có hương thơm và ít đắng hơn.

Protein và acid amin: Các thành phần hóa học có trong cây chè xanh không thể không kể đến protein và các acid amin. Trong búp chè thì protein phân bố không đều, chỉ có khoảng 15% so với tổng lượng chất khô của chè. Nước chè đen được làm đục bởi sự liên kết giữa protein với polyphenol, tanin không tan trong nước. Ngoài ra, protein và tanin sẽ giảm độ chát và đắng cho chè.

Đồng thời, trong lá chè cũng có khoảng 17 acid amin được tìm thấy như: leucine, isoleucine, valine, phenylalanine, threonine, serine, glutamic, aspartic,… Khi những loại acid này kết hợp với tanin và được cho ra những hợp chất có hương thơm đặc biệt và vị đậm đà hơn.

Carbohydrates: Những loại đường có trong Carbohydrates tạo ra mùi vị và hương thơm của chè được đặc trưng hơn nhờ sự tác động của nhiệt và nhiều yếu tố khác.

Các chất màu: Anthocyanin (Cyanidin, Delphinidin), Chlorophyll, Carotenoid là những chất tạo màu cần thiết có trong lá chè.

Vitamin và khoáng: Trong búp chè có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như: A, B1, B2, C và PP tốt hơn những loại thức uống khác. Ngoài ra, chè đem lại lượng khoáng tương đối lớn cho cơ thể. Trong tổng lượng khoáng cần thiết thì khoáng K chiếm khoảng 50%.

Enzyme: Trong quá trình chế biến và sinh trưởng của chè không thể thiết các enzyme giữ vai trò chuyển đổi các phản ứng sinh hóa. Để thực hiện tốt vai trò này enzyme có 2 loại chính: enzyme thủy phân và oxi hóa - khử. Đây là loại enzym có lợi cho quá trình lên men của chè đen, nhưng với chè xanh thì không cần thiết. Do đó, khi chế biến chè xanh thường sẽ sao hoặc chần chè kỹ ở nhiệt độ cao để enzyme bị vô hoạt.

2. Lá chè xanh có tác dụng gì?

+ Giúp gan khỏe mạnh:

Trà xanh giàu cachein là một loại chất chống oxy hóa thực vật có thể cải thiện chức năng gan và làm giảm lượng chất béo trong gan. Do đó, uống trà xanh có vào buổi sáng, rất tốt cho gan.

+ Giảm nhẹ triệu chứng bệnh ung thư:

Trong trà xanh có các chất tạo ra chất chống oxy hóa tuyệt vời, rất cần thiết cho sức khỏe. Sự nhân lên các tế bào hư hại của cơ thể trong một thời gian không kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư.

Trà xanh sẽ giúp cơ thể sản xuất chất chống oxy hóa ngăn cản sự gia tăng tế bào hư hại. Ngoài ra, uống trà xanh thường xuyên không chỉ ngăn chặn những ảnh hưởng của bệnh ung thư mà còn giảm nhẹ triệu chứng bệnh ung thư.

+ Giúp huyết áp ổn định:

Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh giảm huyết áp, tốt với những ai mắc huyết áp cao.

+ Người bệnh sỏi đường tiết niệu:

Trà chứa nhiều aicd oxalic, acid này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.

Lưu ý:

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh, cho con bú, tiền mãn kinh không nên uống trà nhiều. Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần bổ sung sắt. Trà chứa nhiều tanin và acid oxalic làm hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt.

- Đặc biệt, mọi người tránh uống trà cùng với thuốc.

- Không nên uống trà với rượu: Sự kết hợp này có thể gây hại cho thận và hệ thống bài tiết.

+ Ngừa sâu răng, giảm hôi miệng:

Uống trà xanh có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, các thành phần có trong trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus gây bệnh răng miệng.

Nếu uống quá nhiều (trên 10 tách/ngày) sẽ dẫn tới những bất lợi như mất ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi... Do đó, những đối tượng sau không nên uống trà xanh.

Lá chè xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da:

- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

- Lỗ đeo bông tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ bông tai ra, dùng cồn hoặc nước muối loãng rửa sạch, lấy cọng lá chè to vừa đeo thay bông tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

3. Lưu ý khi uống lá chè xanh

+ Tránh uống trà đặc:

Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi. Nếu thích uống trà xanh quá đậm đặc bạn cần thay đổi sở thích của mình. Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

+ Không uống ngay sau bữa ăn:

Khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. Vì vậy, hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.

+ Không uống lúc đói:

Uống trà xanh trong lúc đói sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…

+ Không uống trà với thuốc:

Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống với bất kỳ loại thuốc nào. Các thuốc và hợp chất trong trà có thể phản ứng và tương tác với nhau, làm giảm hiệu quả của thuốc.

+ Không nên cho đường vào trà:

Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng, hương vị và tác dụng của nó. Nếu bạn thích ngọt, có thể cho mật ong thay đường và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

Không sử dụng trà xanh để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu lá chè xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tác dụng của lá đu đủ tươi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của rau tía tô với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của lá lốt với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận