Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau từ nhập khẩu nước ngoài đến sản xuất trong nước. Nguồn gốc xuất xứ vô cùng đa dạng, nhiều người không biết thực phẩm chức năng có thực sự hiệu quả và có nên dùng thường xuyên hay không? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách dùng như thế nào hiệu quả nhất.

Tại Nhật, thực phẩm chức năng lần đầu tiên được định nghĩa như các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe bởi các chất dinh dưỡng truyền thống từ thiên nhiên hoặc các hoạt chất sinh học. Sau đó, thực phẩm chức năng mới dần xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

Tuy nhiên, định nghĩa về thực phẩm chức năng có đôi chút thay đổi tại từng quốc gia khác nhau. Ở Việt nam từ năm 1990-1991, Viện Dinh dưỡng định nghĩa rằng: Thực phẩm chức năng là thực phẩm có chứa các hoạt tính sinh học cần thiết cho sức khỏe bao gồm: thực phẩm chế biến cải tiến từ các loại thảo dược, thực phẩm truyền thống, cùng các thành phần dinh dưỡng hoặc không chứa dinh dưỡng khác nhưng có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sức khỏe con người.

Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, thị trường tiêu dùng thực phẩm chức năng đã và đang tăng trưởng đột biến. Người tiêu dùng mua và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Thực phẩm chức năng để giảm cân, làm đẹp tóc, chăm sóc sức khỏe bên trong, giúp trẻ hóa làn da, sức khỏe sinh lý nam, nữ…

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm chức năng nào cũng phù hợp với cơ thể bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết “nằm lòng” trước khi quyết định nên dùng các sản phẩm, thực phẩm chức năng hay không.

1. Khác biệt giữa thuốc và thực phẩm

Theo từ điển mở Wikipedia thì “thuốc là hóa chất dùng để điều trị, chữa lành, ngăn ngừa hoặc để chẩn đoán bệnh, hoặc dùng để nâng cao thể lực và trí lực”. Các sinh chất vốn có trong cơ thể nhưng được đưa thêm từ ngoài vào cũng được gọi là thuốc, ví dụ: các hóc-môn insulin, steroid, các chiết xuất chất đạm, chiết xuất nhau thai, tổ chức gan…..

Còn theo Foods&Nutrition Encyclopedia thì “ thực phẩm là vật chất cơ thể thu nhận để phát triển, bù đắp (tissue repair), sinh sản, hoạt động và thỏa mãn: đói, hài lòng…” . Như vậy thực phẩm đầu tiên là cung cấp chất dinh dưỡng và sau đó có thêm các chức năng khác như phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe nhờ có các vitamin, các chất chống ôxy hóa, các chất xơ.v.v…

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng có giống nhau không?

Theo thông tư 08/2004/TT-BYT về Hướng dẫn quản lý các sản phẩm Thực phẩm chức năng và Thông tư 43/2014/TT-BYT về Quy định về quản lý thực phẩm chức năng có nêu rõ khái niệm thực phẩm chức năng cùng các định nghĩa về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng y học như sau:

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác bao gồm:

• Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

• Thực phẩm bổ sung: là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

• Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:

a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác

b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

• Sản phẩm dinh dưỡng y học: là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Như vậy có thể hiểu rằng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một tên gọi khác của thực phẩm chức năng có mục đích cung cấp các dưỡng chất, hoạt chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe của người sử dụng có nguồn gốc chiết xuất từ động, thực vật trong tự nhiên, được sử dụng dưới dạng: Viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm thuốc....

2. Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (TPCN) là các loại thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn để cải thiện sức khỏe, vẻ đẹp từ bên trong, đồng thời làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe do thiếu chất như: loãng xương, viêm khớp, các bệnh da liễu, trí não…

TPCN được coi như là vắc-xin phòng các dịch bệnh mãn tính không lây nhiễm của xã hội hiện đại. Đó là xã hội mà con người lười vận động hơn, sử dụng các thực phẩm chế biến nhiều hơn. Các thực phẩm chế biến thường bị hao hụt các chất có ích: chất chống ôxy hóa, vitamin, các hoạt chất sinh học cơ thể cần nhưng không tự tổng hợp được mà phải lấy từ thực phẩm đưa vào. Nhưng thực phẩm chế biến lại hao hụt rất nhiều những thành phần hữu ích này. Điều tra của Viện Dinh dưỡng cho biết, nhu cầu người trưởng thành bình thường cần 1.000 mg can-xi/ngày nhưng khẩu phần ăn của người Việt mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Bởi vậy, TPCN chính là sản phẩm giúp bù đắp các chất bị những thiếu hụt.

Cơ thể chúng ta cũng bị rối loạn bởi tác động từ môi trường, cái thấy rõ nhất là các tia có hại từ điện thoại di động, máy tính, từ đường dây cao thế. Các yếu tố bất lợi trong sinh hoạt, ăn uống, môi trường làm tăng bệnh mãn tính gây nên dịch bệnh mãn tính: tim mạch, tiểu đường, lú lẫn, tăng huyết áp.

TPCN là sản phẩm có chứa các vitamin, vi chất, khoáng chất. Chúng ta có thể dự phòng các dịch bệnh của xã hội hiện đại bằng cách bổ sung các chất thiếu hụt có trong TPCN. Nhưng tôi xin nói rõ, TPCN có vai trò dự phòng và hỗ trợ chứ không phải là chữa bệnh.

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

3. Phân loại thực phẩm chức năng

Thực tế, thực phẩm chức năng vô cùng đa dạng, phong phú, nhưng để dễ hiểu và có cái nhìn tổng quát, thực phẩm chức năng được chia làm 7 nhóm chính sau:

3.1. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin

Vitamin là các vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Do đó, vitamin hay vitamin tổng hợp là những loại chất thường thấy trong các loại thực phẩm chức năng.

Các dạng thực phẩm chức năng vitamin phổ biến: vitamin A, vitamin B (bao gồm thiamine B1, riboflavin B2, niacin B3, pantothenic acid B5, vitamin B6, biotin B7, folate B9, vitamin B12, C, D, E, K…

3.2. Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất

Khoáng chất là các yếu tố hóa học ngoại sinh theo yêu cầu của cơ thể. Carbon, hydro, oxy và nitơ là 4 loại khoáng chất thiết yếu và có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, lưu huỳnh cũng là một khoáng chất thiết yếu khác cần thiết cho cơ thể. Do đó, thông thường, bạn chỉ cần bổ sung các khoáng chất trên qua những bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày là đủ.

Tuy nhiên, do cơ địa hay bệnh lý hoặc chế độ sinh hoạt không hợp lý, mà bạn có thể thiếu hụt các khoáng chất sau, cần bổ sung thêm dưới dạng thực phẩm chức năng: natri, canxi, kali, phốt pho, magiê, sắt, kẽm, mangan, đồng, iốt, crom, molybdenum, selen, coban…

3.3. Thực phẩm chức năng bổ sung protein và axit amin

Protein là chuỗi các axit amin thực hiện chức năng tái tạo cấu trúc tế bào, trao đổi chất, điều tiết cơ thể. Nhờ đó, cơ thể người bệnh hay bị chấn thương có thể tự hồi phục. Ngoài ra, protein còn được dùng để kiểm soát năng lượng, giảm cân.

Một số sản phẩm bổ sung protein thường thấy: whey protein, protein shake, protein casein, protein trứng, protein đậu, protein gạo lứt…

3.4. Thực phẩm chức năng bổ sung axit béo

Các loại axit béo đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống và sức khỏe. Nhóm axit béo cần thiết bao gồm: omega-3, omega-6, omega-9. Trong đó, omega-9 có thể tự tổng hợp và sản xuất tự nhiên.

Một số loại thực phẩm chức năng thường thấy: omega-3 (axit alpha-linolenic), omega-6 (axit linoleic) bởi vì các loại axit béo này không thể tự tổng hợp bởi cơ thể, bạn cần bổ sung chúng trực tiếp từ bên ngoài.

3.5. Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn probiotic

Probiotic bao gồm hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và sức khỏe của đường tiêu hóa. Chúng làm giảm nguy cơ bệnh táo bón, cải thiện sức khỏe miễn dịch.

Một số loại thực phẩm chức năng thường thấy: probiotic hoặc prebiotic.

3.6. Thực phẩm chức năng bổ sung cho người tập luyện thể thao

Thực phẩm chức năng cho người tập thể thao được dùng để hỗ trợ quá trình tập luyện thể hình, cử tạ, điền kinh, vì chúng giúp làm tăng khối lượng cơ nạc, giảm mỡ thừa.

Một số sản phẩm bổ sung thường thấy: Đồ uống giàu protein, BCAA, glutamine, arginine, axit béo thiết yếu, creatine, HMB…

3.7. Thực phẩm chức năng chiết xuất, cô đặc từ thiên nhiên

Các loại cây thuốc, thảo dược chính là chiết xuất chính có trong các loại thực phẩm này. Thông thường chúng sẽ giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đẹp da, chống lão hóa, điều hòa, cân bằng nội tiết, giải độc gan, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ trí não…

Một số sản phẩm bổ sung thường thấy: tinh dầu hoa anh thảo, tinh dầu oải hương, tía tô, collagen thực vật…

Việc hiểu rõ thực phẩm chức năng là gì và các nhóm chất thường thấy trong thực phẩm chức năng giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về các “sản phẩm mới nổi” này trên thị trường chăm sóc sức khỏe.

Mặc dù việc bổ sung các chất dinh dưỡng bằng thực phẩm chức năng là cần thiết, tuy nhiên cần đảm bảo liều lượng được khuyên dùng. Nếu sử dụng quá liều, có thể dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

4. Cách sử dụng thực phẩm chức năng

4.1. Không nên quá lạm dụng thực phẩm chức năng.

Mặc dù việc sử dụng thực phẩm chức năng đóng góp những lợi ích rất tích cực cho sức khỏe và sức đề kháng của con người những việc lạm dụng, sử dụng quá liều so với chỉ định của nhà sản xuất có thể đem đến hiệu quả không đạt như mong muốn.

Hơn nữa, việc sử dụng ít hoặc nhiều hơn liều lượng theo chỉ định sẽ dẫn đến việc "nhờn" với các thành phần trong sản phẩm (đối với việc sử dụng liều lượng nhiều hơn mức chỉ định) hoặc khiến cho các công dụng của thực phẩm chức năng không được phát huy tối đa (đối với việc liều lượng ít hơn mức chỉ định), khiến cho việc hỗ trợ điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì thế trước khi bạn quyết định chọn mua bất cứ loại thực phẩm chức năng nào, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sỹ kê đơn hoặc chỉ định của nhà sản xuất.

4.2. Kết hợp thực phẩm chức năng với chế độ ăn phù hợp

Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, việc kết hợp với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với các hợp chất có trong thực phẩm chức năng không những sẽ đem lại hiệu quả tối đa mà còn giảm thiếu các nguy cơ từ các bệnh mãn tính gây ra.  Bởi lẽ, trong thành phần của thực phẩm chức năng sẽ có thể kết hợp với những hợp chất khác có trong các loại thực phẩm hằng ngày để giảm thiểu các triệu chứng cũng như nguy cơ từ các căn bệnh này gây ra

4.3. Cách sử dụng thực phẩm chức năng hiệu quả nhất

Không tự ý kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng

Đây là những thói quen mà người sử dụng thực phẩm chức năng thường gặp phải vì nghĩ rằng những sản phẩm này không khó sử dụng như các loại thuốc mà lại có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên nên thường có suy nghĩ "sử dụng nhiều loại cùng với nhau chẳng làm sao đâu". Nhận định này là hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Mặc dù là một loại sản phẩm hỗ trợ điều trị các chứng bệnh rất hiệu quả và an toàn khi sử dụng, nhưng thực phẩm chức năng không được sử dụng kết hợp với nhau khi chưa có chỉ định từ các bác sỹ hay dược sỹ y khoa.

Điều này được lý giải như sau: Trong thành phần của thực phẩm chức năng sử dụng để hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh cần phải có những nguyên liệu có dược tính đặc thù khác nhau để có tác dụng hiệu quả đối với từng chứng bệnh cụ thể

Việc tự ý sử dụng các loại sản phẩm có thành phần không tương thích và đồng nhất với nhau sẽ dẫn đến những phản ứng ngược tạo ra những hoạt chất hoá học mới làm cho công dụng của sản phẩm không như mong muốn hoặc trầm trọng hơn dẫn đến tình trạng như: ngộ độc, tác dụng phụ, phản ứng gây hại cho cơ thể

Vì thế người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ y khoa để có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kết hợp các loại thực phẩm chức năng với nhau để vừa đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau cũng như đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.

Hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách sử dụng hiệu quả

* Cách sử dụng phù hợp

Điểm cơ bản của việc nâng cao sức khỏe là “Ăn uống cân bằng về dinh dưỡng, tập luyện phù hợp và nghỉ ngơi”. Người khỏe mạnh ai cũng có thể hiểu được rằng các thực phẩm chức năng sẽ không có tác dụng như thuốc y tế. Mặc dù thực phẩm chức năng không thể chữa được bệnh, nhưng cũng có người lo lắng cho sức khỏe của mình, hoặc bị ốm đau và muốn dùng thử những thực phẩm này. Hơn nữa, người thân, bạn bè, người quen biết lo lắng cho mình và cũng giới thiệu thì hẳn lại càng muốn sử dụng thử xem sao. Trước hết, điều quan trọng là phải bình tĩnh nghĩ xem liệu mình có “thực sự cần loại thực phẩm chức năng” đó hay không. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn sử dụng thì cần lưu ý mấy điểm như sau:

Trước khi sử dụng:

Trước hết, hãy lựa chọn sản phẩm có hình dạng, liều lượng, mùi, vị tương tự với thực phẩm tự nhiên chứ đừng lựa chọn những sản phẩm dễ sử dụng quá liều/nhiều như loại dạng viên hoặc viên nang. Đừng dựa vào những câu văn hấp dẫn trong quảng cáo hoặc dựa vào kinh nghiệm của những người đã từng sử dụng, mà cần phải TỰ MÌNH TÌM HIỂU về tính an toàn, công hiệu của những thành phần có trong sản phẩm đó. Chúng ta nên biết rằng những thông tin mà bạn bè, người quen cung cấp, phần lớn đều do người bán hàng cung cấp. Chúng ta hãy xác nhận xem, sản phẩm đó có nhãn GMP (hình 2) đảm bảo về chất lượng sản phẩm, lượng hóa chất có trong sản phẩm hoặc địa chỉ nhà sản xuất để liên lạc khi cần thiết… hay không.

Khi sử dụng:

Luôn nhớ rằng đó là một loại thực phẩm và được sử dụng với vai trò hỗ trợ. Dùng thực phẩm chức năng cần kèm theo nỗ lực để làm sao cải thiện thói quen cuộc sống (ví dụ xem lại việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thói quen vận động…). Không sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng dưới dạng viên hoặc viên nang cùng một lúc và không nên mong đợi các loại thực phẩm đó có tác dụng như thuốc y tế. Tránh dùng chung với thuốc y tế. Trường hợp muốn dùng chung, nên hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn như bác sĩ, dược sĩ. Cần ghi lại quá trình sử dụng để biết rõ bản thân có cảm thấy tốt hơn trong quá trình sử dụng hay không. Khi cảm thấy tình trạng sức khỏe không tốt thì nên dừng ngay và xin tư vấn từ các nhân viên/ cơ quan y tế.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đúng về thực phẩm chức năng và cách dùng như thế nào hiệu quả. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>>  Thực phẩm chức năng về xương khớp loại nào tốt

>>> Thực phẩm chức năng bổ tim loại nào tốt

>>> Thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý nam loại nào tốt hơn?

Viết bình luận