Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao

Bạn bị đau nhức xương khớp toàn thân, bạn muốn tìm cách chữa trị, bạn chưa biết cách nào? Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Đau nhức toàn thân là hiện tượng hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Cảm giác toàn thân ê ẩm, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ ngơi và chẳng còn tâm trí muốn làm gì nữa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu đau nhức xương khớp toàn thân như thế nào.

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao

* Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân

Người bệnh thường cảm thấy đau khắp người khi ấn vào các vị trí cổ, vai, lưng, đùi, bắp tay, bắp chân… Ngoài các triệu chứng đau nhức còn kèm theo đau ngực, khó thở, khó nuốt, chán ăn…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ gặp phải tình trạng đau mỏi khắp người. Một số nguyên nhân thông thường là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, tư thế nằm và ngồi không đúng, ít vận động, thời tiết thay đổi hay cơ thể thiếu canxi…

Ngoài ra, một số trường hợp nhức mỏi kéo dài có thể liên quan đến các bệnh cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh ngoại biên… Trong trường hợp này, bạn nên để ý tình trạng đau nhức để đến bác sĩ khám bệnh và được chữa trị đúng cách.

* Những vùng thường bị nhức mỏi hơn

+ Đau mỏi cổ:

Một trong những triệu chứng điển hình của đau nhức toàn thân là đau và mỏi cổ, tình trạng này có thể lan xuống vai, xảy ra ở cả nam lẫn nữ và mọi lứa tuổi. Bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở cổ, đôi khi cơn đau còn lan ra các vị trí khác như gáy, thái dương, tai hoặc lan xuống vai gây co cứng cơ.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi cổ:

- Gối đầu quá cao khi ngủ;

- Ngồi trước màn hình vi tính, ti vi quá lâu mà không vận động;

- Thời tiết thay đổi (thường là thời tiết lạnh khiến xương dễ bị ảnh hưởng);

- Gội đầu thường xuyên vào ban đêm làm giảm lượng oxy cung cấp cho các mạch máu.

- Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới mỏi cổ còn do tổn thương cột sống cổ như tổn thương đĩa liên đốt sống sau chấn thương.

+ Đau vai gáy:

Khi thời tiết thay đổi, đau vai là tình trạng khó tránh, nhất là với những phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Đau vai gáy là một dạng đau thức toàn thân do rối loạn thần kinh cơ gây ra. Bạn sẽ thường gặp tình trạng này sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Phần cổ sau gáy kéo dài xuống hai bả vai sẽ gây nhức mỏi, khó chịu. Đây là bệnh có liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, mạch máu vùng vai và gáy do rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu ở vùng đốt sống cổ. Khi thời tiết thay đổi làm mạch máu tắc nghẽn hoặc cơ thể đang bị cảm là hai trong các nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên.

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:

- Sử dụng gối nằm quá cao;

- Ngồi quá nhiều và ít vận động.

- Nằm không đúng tư thế (nằm nghiêng quá lâu, nằm co quắp người,…) nên mạch máu và cơ bị chèn ép khiến máu không thể lưu thông;

- Tập thể dục cũng là một trong những phương pháp hạn chế nguy cơ đau nhức toàn thân. Nếu bạn là một trong những người ít vận động, ngồi nhiều và làm việc trí óc thì bạn cần phải lập thói quen tập thể dục ngay lập tức! Hãy bắt đầu với bài viết Gợi ý tập thể dục theo độ tuổi của Hello Bacsi.

+ Nhức mỏi cánh tay:

Nhức mỏi cánh tay là hiện tượng nhức mỏi cơ bắp tay, cổ tay và ảnh hưởng đến hoạt động của cánh tay. Tình trạng này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày. Nhức mỏi cánh tay thường xuất hiện khi bạn vừa ngủ dậy hoặc vào cuối ngày khi bạn đã làm xong mọi công việc.

Nguyên nhân gây nhức mỏi tay:

- Những người lớn tuổi ít vận động;

- Cơ thể thiếu canxi và dễ bị chuột rút;

- Làm việc nặng liên quan đến tay như khuân vác;

- Tư thế nằm ngủ đè áp tay khiến máu không thể lưu thông;

- Những người tham gia thể thao nặng, hoạt động quá sức;

- Do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh với liều lượng cao.

- Những người có bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…;

- Chấn thương mạnh ở tay khiến máu tích tụ ngày càng nhiều gây ra hiện tượng đau nhức;

- Những người có bệnh lý như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan và thận…

Khi cơ thể có những dấu hiệu nhức mỏi tay, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Nếu càng thờ ơ với các cơn đau nhức, dần dần nó sẽ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi, stress dẫn đến ăn uống không ngon, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ.

+ Đau lưng:

Đau lưng là tình trạng thường thấy ở hầu hết mọi lứa tuổi. Đau lưng khiến bạn khó khăn trong các hoạt động chạy nhảy và cúi người.

Đau lưng được chia thành 3 loại:

- Đau lưng bán cấp: cơn đau kéo dài 6 - 12 tuần;

- Đau lưng mãn tính: cơn đau thường kéo dài trong ít nhất 12 tuần.

- Đau lưng cấp tính: loại đau lưng này thường kéo dài dưới 6 tuần. Đau cấp tính có thể gây ra do các nguyên nhân như ngã hay va chạm mạnh ở vùng lưng;

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao

Những nguyên nhân gây đau lưng:

- Chấn thương;

- Lạc nội mạc tử cung.

- Bong gân và trật vẹo trong vùng thắt lưng;

- Vẹo cột sống: cột sống có hình dạng bất thường;

- Thoát vị đĩa đệm: xảy ra khi đĩa đệm trật ra bên ngoài thông qua vết nứt;

- Hẹp ống sống: khi các kênh cột sống bị thu hẹp và gây áp lực lên cột sống;

- Tư thế vẹo: khi bạn ngồi, đứng, hoặc đi bộ với tư thế xấu kéo dài hoặc lặp đi lặp lại;

- Thoái hóa đốt sống: là một phần của quá trình lão hóa ảnh hưởng đến các khớp xương và đĩa trong cột sống;

+ Nhức mỏi chân:

Nhức mỏi chân cũng phổ biến như nhức mỏi vai gáy và nhức mỏi tay. Nó cũng thường xảy ra ở những người ít vận động và những người lớn tuổi có vấn đề về xương khớp. Nhức mỏi chân khiến đùi và bắp chân có cảm giác mỏi mệt, tê nhức và đôi khi còn xuất hiện chứng chuột rút. Nhức mỏi chân không nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hằng ngày của cơ thể như việc đi lại, chạy nhảy hay tập thể dục.

Nguyên nhân khiến bạn nhức mỏi chân:

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

- Tập luyện những động tác quá mạnh ở cơ chân;

- Cơ thể thiếu canxi và vitamin D dễ gây ra tình trạng loãng xương và đau mỏi tay chân;

- Ngồi một chỗ quá lâu và không vận động khiến chân dễ bị tê ở bàn chân và nhức mỏi bắp chân;

- Một số bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường…;

- Khi tuổi càng cao, xương khớp bắt đầu lão hóa, nhiều vấn đề xương khớp có thể xảy ra và gây đau nhức hay nhức mỏi;

- Thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp gối, khớp bàn chân nên dễ khiến bạn đau nhức chân;

- Thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa lạnh tình trạng này thường diễn ra do lượng máu lưu thông hạn chế nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp và cơ vùng chân;

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao

- Phụ nữ sau khi sinh cũng thường bị đau mỏi chân do phải chăm sóc em bé, làm những động tác như bế, ôm, cho con ăn, bú. Tất cả những hoạt động đó đều khiến cho người mẹ bị đau mỏi chân tay;

Khi xuất hiện những triệu chứng nhức mỏi bắp chân, đùi, bàn chân bị tê… bạn nên nghỉ ngơi, duỗi thẳng chân ra và xoa bóp nhẹ nhàng giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng hơn.

* Cách phòng bệnh đau nhức xương khớp toàn thân

Chỉ cần biết cách phòng ngừa, bạn sẽ có được sức khỏe tốt cũng như ngăn chặn những cơn đau nhức xuất hiện.

+ Tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn;

+ Áp dụng các bài tập yoga hoặc ngồi thiền;

+ Xoa bóp vai, tay và chân sau những giờ làm việc.

+ Vận động và tập thể dục ở mức độ vừa phải phù hợp với sức khỏe;

+ Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như sữa, rau dền, cá, trứng, ngũ cốc…;

+ Những người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp nên bổ sung thực phẩm chức năng bổ xương khớp hàng ngày giúp phòng và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng  phải kể đến Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ.

Bi-Jcare

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

Có thể bạn quan tâm:

>>> Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì tốt nhất

>>> Đau nhức xương khớp nên ăn gì tốt an toàn

>>> Cách khắc phục đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

Viết bình luận