Đau khớp cổ tay nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng đau khớp cổ tay nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị là điều bạn cần biết để đối phó hiệu quả với chúng nếu chẳng may mắc phải. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi trong bài viết sau.


Đau khớp cổ tay nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp nói chung và đau khớp cổ tay nói riêng là một dấu hiệu hay gặp trên lâm sàng các bệnh về khớp. Người bị đau khớp cổ tay, đau khớp ngón tay ảnh hưởng nhiều đến cầm nắm, cản trở sự cử động linh hoạt của tay và chất lượng công việc giảm sút do phải gánh chịu những cơn đau do bệnh gây ra. Điều trị viêm đau khớp cổ tay kịp thời theo nguyên nhân là cần thiết để đảm bảo sự vận động và phòng tránh các biến chứng liên quan.

* Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay:

>> Tuổi tác: Đây là một trong những nguyên nhân khách quan khiến các bệnh về xương khớp tấn công. Khi tuổi càng cao, các dấu hiệu lão hóa, trong đó có xương khớp thường “hỏi thăm”. Các khớp cổ tay, ngón tay trở nên thoái hóa khiến sụn khớp bị suy yếu và nứt vỡ, bao khớp bong tróc bị viêm, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai nên gây đau nhức, cứng khớp cổ tay.
>> Đặc thù công việc: Bệnh viêm đau khớp cổ tay có thể gặp phải ở mọi giới, đặc biệt là ở phụ nữ khi phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đảm nhận việc nội trở và đối tượng người làm việc văn phòng với các động tác gây áp lực lớn lên cổ tay hàng ngày,…
>> Chấn thương: Chấn thương ít nhiều ảnh hưởng đến sự vận động của cơ thể. Đặc biệt, các chấn thương khi vui chơi, lao động, tai nạn,… tác động trực tiếp lên tay gây trật khớp, gãy xương, xương sụn khớp tổn thương có thể gây đau nhức cổ tay.
 


>> Vấn đề xương khớp:
+ Thoái hóa khớp: Bệnh thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau khớp cổ tay. Người càng lớn tuổi hay người thiếu hụt canxi dễ gặp phải vấn đề này và đau nhiều khớp khác nhau.
+ Hội chứng ống cổ tay: Dây thần kinh ở các khớp cổ tay bị tổn thương gây ra hội chứng ống cổ tay với triệu chứng tê bì ngón tay; co duỗi khó khăn; đau nhức ngón tay, cổ tay, khuỷu tay và vai,… Bệnh thường gặp nhất đối với người làm việc văn phòng với các thao tác đánh máy liên tục.
+ Hội chứng De Quervain: là tình trạng viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Hội chứng này thường gây ra triệu chứng đau khớp cổ tay, cẳng tay và cả ngón tay cái do người bệnh sử dụng cổ tay để thực hiện những động tác cầm, nắm, xoay cổ tay quá lặp lại thường xuyên.
>> Đau cổ tay do sụn và xương dưới sụn bị tổn thương:
Sụn và xương dưới sụn bị hư tổn là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau cổ tay. Tổn thương cùng lúc của bộ đôi này thường gặp ở bệnh lý thoái hóa khớp. Theo quy luật tự nhiên, quá trình lão hóa diễn ra cùng các tác động cơ học như thường xuyên lặp lại động tác cổ tay, tổ chức khớp càng nhanh bị thoái hóa. Giai đoạn đầu bệnh diễn tiến âm thầm, đến khi xuất hiện triệu chứng đau thì sụn khớp đã bị tổn thương, nứt vỡ và xương dưới sụn cũng bắt đầu có những phản ứng bất lợi, xơ hóa, khuyết xương hoặc mọc gai... gây đau nhức cho người bệnh. Thậm chí, nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

* Cách điều trị viêm đau khớp cổ tay hiệu quả

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà áp dụng cách điều trị khác nhau. Viêm đau khớp cổ tay chỉ có thể được giải quyết triệt để khi loại bỏ được nguyên nhân. Ngoài việc dùng thuốc, phục hồi chức năng hay phẫu thuật can thiệp,… để xử lý những vấn đề xương khớp thường thấy thì người bệnh cũng cần:
 


+ Nên xoa bóp ngón tay, cổ tay để máu được lưu thông tốt hơn, làm giảm triệu chứng nhanh và đồng thời không được nắn bẻ, xoay cổ tay mạnh làm tổn thương gân, khớp cổ tay,….

+ Sinh hoạt và vận động hợp lý, tránh những vận động quá mức và nên nghỉ ngơi nhiều hơn cho đến khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
+ Có chế độ ăn uống hợp lý và đặc biệt cần bổ sung canxi, vitamin D nếu thiếu hụt.
Ngoài các biện pháp trên chúng ta cần quan tâm đến việc phòng bệnh để gia tăng chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia xương khớp nhấn mạnh, các bệnh lý xương khớp nói chung và đau cổ tay nói riêng hoàn toàn có thể dự phòng qua việc chăm sóc cho bộ đôi sụn và xương dưới sụn từ sớm. Chúng ta nên duy trì một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe xương khớp đó là thường xuyên sử dụng các thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp giúp tái tạo sụn khớp và dịch nhờn khớp, giúp bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và được khuyến cáo là nên bổ sung hàng ngày có thể sử dụng cho những người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp cổ tay, ngón tay, bàn chân, gối…., thấp khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.

Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

Bi-Jcare

Bi-jcare có tác dụng
- Giúp điều trị viêm khớp háng, thấp khớp, viêm khớp cổ tay, ngón tay,…
- Giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
- Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn,
viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..
- Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
- Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
- Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ....

Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
 

Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp


Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì kiêng gì?; Bệnh thấp khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh 

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.

Viết bình luận