Bạn bị dau dạ dày, bạn đang phân vân không biết uống gì tốt cho bệnh. Đau dạ dày nên uống gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay gần như ở Việt Nam ai cũng bị mắc căn bệnh này. Bệnh xảy ra do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học. Bệnh dạ dày là căn bệnh dễ mắc nhưng chữa rất dai dẳng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem đau dạ dày nên uống gì tốt cho bệnh.
* Tổng quan về bệnh đau dạ dày
+ Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày ( bao tử) là tình trạng cơn đau có nguyên nhân do tổn thương vùng dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hạng vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị… Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.
+ Khi nào chúng ta biết mình bị đau dạ dày?
- Chảy máu tiêu hóa: Nôn, ói ra máu tươi hoặc đi tiêu ra máu tươi hoặc máu đen. Dấu hiệu này cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu khẩn cấp, gây hoa mắt chóng mặt , tụt huyết áp
- Buồn nôn hoặc nôn: Cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn ra được hoặc sau khi ăn cảm thấy khó chịu muốn tống thức ăn ra khỏi dạ dày. Đôi khi cả hai triệu chứng này xảy ra đồng thời hoặc đơn độc
- Kém ăn, giảm cân: Kém ăn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý không chỉ riêng ở cơ quan nào nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là ở bệnh đau dạ dày. Người bệnh thường cỏ cảm giác đầy hơi, khó chịu nên không có cảm giác ăn ngon, kém ăn, ám ảnh do cơn đau sau ăn dần dần dẫn đến giảm cân
- Đau bụng vùng trên rốn: sau khi ăn vài giờ bạn cảm thấy đau bụng, đầy bụng gây khó chịu, thậm chí là mất ngủ trưa hoặc ban đêm. Hoặc bạn có thể thấy đau bụng vùng trên rốn dữ dội hơn khi bạn đói bụng và khi sau khi ăn hoặc uống sữa, thuốc trung hòa axit thì cơn đau giảm
- Ợ hơi: Ăn không tiêu, thức ăn sau khi vào dạ dày được lưu lại lâu và lên men và sinh hơi. Người bệnh có triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đôi khi thấy có vị đắng như mật vào buổi sáng hoặc sau khi ăn vài giờ. Thức ăn có thể được đẩy lên lưng chừng hoặc lên tận họng làm người bệnh khó chịu, nhức mũi hay đau xương ức.
- Đau thượng vị: Là dấu hiệu thường mắc ở những bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau và thời gian đau thường xảy ra không cố định, tùy thuộc vào người bệnh. Bệnh nhân có cảm giác đau ở thượng vị, xung quanh mũi ức. Có người đau rát, có người đau tức tuy nhiên bệnh nhân không có cảm giác đau quặn thắt. Cơn đau thường xảy ra do ảnh hưởng của bữa ăn, có người bị đau do ảnh hưởng từ bữa ăn, tuy nhiên có người lại cảm giác đỡ đau khi ăn một chút.
Ngoài những dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác, không nên chủ quan mà cần đi khám để xác định rõ căn bệnh.
+ Biến chứng của bệnh đau dạ dày
- Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi… Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
- Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp… Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
- Ung thư dạ dày, đây là trường hợp xấu mà trên thị trường hiện nay chưa có một loại thuốc hay cách điều trị nào chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày.
* Đau dạ dày nên uống gì?
Nguyên tắc chung của việc đau dạ dày uống gì là hạn chế kích thích đường tiêu hóa:
+ Hạn chế tối đa rượu bia, bỏ hút thuốc lá: Đồ uống có cồn và thuốc lá gây hại cho dạ dày theo nhiều cơ chế phức tạp. Do đó, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo dừng rượu bia, thuốc lá khi bị đau dạ dày.
+ Giảm thức uống chứa caffeine (như cà phê, chè): Caffeine sử dụng hợp lí sẽ có lợi cho sức khỏe. Nhưng đây lại không phải đồ uống có lợi cho những người bị viêm loét đường tiêu hóa. Đó là vì khi uống Caffeine sẽ gây kích thích tăng bài tiết acid dịch vị, gây đau dạ dày..
+ Hạn chế đồ uống có gas: Các loại nước ngọt có gas, nước tăng lực,… chứa nhiều khí CO2 hoặc acid. Khi uống vào sẽ khiến đau dạ dày nặng hơn. Bệnh nhân đau dạ dày có thể thay thế bằng nước lọc, các loại nước hoa quả, sữa,…
+ Không nên uống nước ngay sau ăn: Khi uống nước sau bữa ăn sẽ làm loãng acid dịch vị. Từ đó khiến việc tiêu hóa thức ăn không hiệu quả, thức ăn lưu lại tại dạ dày lâu hơn. Do đó kích thích tăng tiết acid dịch vị, dạ dày hoạt động “vất vả” hơn. Thời điểm lý tưởng để uống nước là lúc khi ngủ dậy và một giờ trước khi ăn.
+ Nên uống nước ép bắp cải, cà rốt: Đây được xem là phương thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến nhất từ trước tới nay. Các dưỡng chất trong bắp cải và cà rốt sẽ kích thích cơ thể sản xuất axít amin có khả năng tăng lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết loét. Bên cạnh cà rốt, bạn cũng có thể kết hợp rau bó xôi và bắp cải để làm nước ép uống mỗi ngày, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày.
+ Nên uống nước mật ong: Trong mật ong nguyên chất có chứa các hoạt chất diệt khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp tăng cường các niêm mạc dạ dày, do đó mật ong là bài thuốc tự nhiên giúp điều trị viêm loét dạ dày an toàn và hữu hiệu. Bạn hòa mật ong vào nước và uống.
+ Nên uống sữa không đường: Để việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả hơn, bạn nên uống sữa lạnh không đường hoặc sữa dê nguyên chất thường xuyên để giúp làm giảm sự hình thành axít gây nóng rát dạ dày.
* Những lưu ý cho người đau dạ dày
- Không được căng thẳng stress,…
- Không uống rượu bia, tránh hút thuốc
- Không ăn thực phẩm quá chua, mặn và cay.
- Không ăn thực phẩm quá cứng sẽ làm dạ dày co bóp mạnh để tiêu hóa, vết loét sẽ rộng hơn.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh bởi sẽ làm nhu động dạ dày thực quản bị ảnh hưởng làm bệnh nặng hơn.
Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh đau dạ dày và giúp bạn trả lời câu hỏi đau dạ dày nên uống gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Để bệnh dạ dày được tiêu diệt tận gốc, bạn có thể kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh với việc sử dụng các bài thuốc tự nhiên. Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận