Bạn bị đau dạ dày, bạn muốn tìm rau ăn tốt cho bệnh, bạn chưa biết loại nào? Đau dạ dày nên ăn rau gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, tỷ lệ này cao ở cả nam giới và nữ giới do thói quen ăn uống không tốt. Bệnh đau dạ dày là căn bệnh dễ mắc phải nhưng chữa trị lại rất dai dẳng khó chịu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem đau dạ dày nên ăn rau gì tốt cho bệnh.
* Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.
* Chức năng sinh lý dạ dày
+ Chức năng bài tiết: mỗi ngày dạ dày bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), các enzym pepsinozen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh (glycoprotein chứa ít glucid) và axid.
+ Chức năng vận động: trương lực dạ dày, áp lực trong lòng dạ dày khoảng 8-10 cm H2O, có áp lực là nhờ sự co thường xuyên của lớp cơ dạ dày. Khi dạ dày đầy, trương lực giảm đi chút ít, khi dạ dày vơi trương lực tăng lên, tăng lên cao nhất khi dạ dày rỗng.
+ Nhu động của dạ dày: khi thức ăn vào dạ dày thì 5-10 phút sau dạ dày mới có nhu động, nhu động bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày, càng đến gần tâm vị nhu động càng mạnh và sâu. Cứ 10-15 giây có 1 sóng nhu động. Kết quả co bóp của dạ dày là nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn và tống xuống ruột.
+ Chức năng tiêu hóa: HCl có tác dụng hoạt hoá các men tiêu hoá, điều chỉnh đóng mở môn vị và kích thích bài tiết dịch tụy. Chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của chính dịch vị. Pepsinogen với sự có mặt của HCl sẽ phân chia protein thành các polypeptid và làm đông sữa. Yếu tố nội sinh có tác dụng làm hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũng sản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.
* Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày
+ Căng thẳng quá mức: Nhiều chuyên gia tin rằng căng thẳng tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Điều này là do căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất axit trong dạ dày.
+ Di truyền: Một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của căn bệnh viêm loét dạ dày là liên quan tới tiểu sử sức khỏe gia đình. Nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị mắc bệnh, nguy cơ bị viêm loét dạ dày của bạn sẽ cao hơn nhiều.
+ Thuốc chống viêm không steroid : Thuốc chống viêm không steroid, hay còn được biết đến NSAIDs có thể gây viêm hoặc làm kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng.
+ Ăn quá nhiều muối: Cơ thể nạp quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm loét dạ dày. Một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn H. pylori, điều này sẽ làm cho chúng trở nên độc hại hơn.
+ Thức uống có cồn: Uống rượu ở mức an toàn sẽ không thể gây viêm loét dạ dày nhưng các chuyên gia sức khỏe cho rằng uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy trong dạ dày khiến dạ dày bị viêm, loét và xuất huyết.
+ Vi khuẩn H. pylori: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.pylori có thể đi vào cơ thể thông qua nước uống và thực phẩm và tiếp đó chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hằng ngày như dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt…
+ Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm loét. Hội chứng Zollinger-Ellison là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp, gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin. Các khối u này có thể lành tính hay ác tính, nhưng thường chiếm tỉ lệ 1/2 hay 2/3 là ác tính và gây ra sự gia tăng bài tiết hóc-môn gastrin, từ đó dẫn tới nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.
* Đau dạ dày nên ăn rau gì?
+ Cải xanh: Không chỉ là loại rau giàu chất sắt, cải xanh còn cung cấp vitamin A, B, C, K… cho cơ thể của con người. Ăn cải xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và ổn định, đẩy lùi triệu chứng đầy bụng khó tiêu, kích thích ăn và mang đến cảm giác ăn ngon miệng.
+ Rau dền: Rau dền có chứa rất nhiều Vitamin E và hàm lượng chất xơ giúp giảm táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa. Rau dền có chứa rất nhiều sắt và canxi tốt cho sức khỏe. Rau dền gai còn được nhiều vùng miền dùng làm bài thuốc chữa đau dạ dày. Chỉ cần dùng phần thân và ngọn lá giã nát sắc với nước uống hàng ngày sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
+ Măng tây: Măng tây được xem là loại rau bổ dưỡng cho sức khỏe khi nó chứa nhiều hàm lượng cao các vitamin như P, C… bên cạnh đó, măng tây còn cung cấp lượng chất xơ lớn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đường ruột khỏe mạnh, dạ dày được bảo vệ khỏi các axit độc hại. Măng tây còn non chứa đựng nhiều nguồn dinh dưỡng hơn so với măng già.
+ Rau chân vịt: Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt.
+ Cần tây: Không chỉ riêng cần tây mà các loại rau quả có màu xanh đậm cũng là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin A, C, K, canxi, axit folic và sắt, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng hay viêm loét. Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng phòng chống ung thư thường được tìm thấy ở những loại trong hầu hết các loại rau, củ, quả có màu sắc sặc sỡ. Ăn nhiều các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn ngăn ngừa các cơn đau dạ dày và chữa lành các vết loét
+ Rau thì là: Rau thì là có chứa rất nhiều Vitamin B, C, chất xơ, Fennel, các loại khoáng chất ( Canxi, sắt, mangan, magie, kali) có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng khuẩn. Các chất xơ có trong thì là còn giúp ngăn ngừa ung thư đường ruột, loại bỏ các độc tố, các vi khuẩn gây loét bao tử. Bạn có thể sử dụng rau thì là để giúp làm tăng gia vị món ăn, thì là rất thích hợp với món canh riêu và canh cà chua nấu trứng. Ngoài ra, rau thì là còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, chữa rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm lượng đường trong máu, chữa chứng mất ngủ.
+ Bắp cải: Bắp cải là loại rau có nhiều Vitamin K1 và Vitamin U. Hấp thu các loại vitamin này thường xuyên sẽ giúp bảo vệ lớp nhầy dạ dày, phòng chống loét. Có thể ăn bắp cải luộc hàng ngày hoặc tốt nhất nên uống 2 ly nước ép bắp cải sẽ giúp nhanh chóng làm lành các vết loét dạ dày. Bắp cải ngoài chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tốt cho người đau dạ dày, bắp cải còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường như: Bệnh tiểu đường, đau khớp, chữa ho, làm giảm cơn ngứa bệnh ezecma, giải độc cơ thể, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm trọng lượng cơ thể, chống viêm, nhuận tràng. Với những công dụng trên, bạn nên bổ sung nhiều bắp cải hàng ngày để tốt cho cơ thể.
+ Rau mồng tơi: Mồng tơi có nhiều vitamin A, D, K, các khoáng chất kẽm, magie, sắt, kẽm. Theo Đông y mồng tơi có tính mát và giải độc vì vậy ăn nhiều ra dền không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm giảm các cơn đau do dạ dày gây ra. Rau mồng tơi thích hợp với các món canh, bạn có thể nấu món canh mùng tơi với ngao, tôm, cua, thịt thì ngon hết sảy. Ngoài ra, rau mồng tơi còn có nhiều tác dụng tuyệt vời mà ít ai biết đến như: Giúp giảm cholesterol, tốt cho xương khớp, chữa yếu sinh lý, trị mụn nhọt, trị chứng khó tiểu, chữa vết bỏng, lợi sữa, là loại rau rất tốt cho người mắc bệnh trĩ. Bạn cũng có thể dùng lá mùng tơi non giã nát cho thêm một chút muối rồi thoa lên mặt sẽ giúp bạn có một làn da trắng sạch hồng hào.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đau dạ dày nên ăn rau gì tốt cho bệnh. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Prilosec OTC™ là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Prilosec OTC™ chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận