Bạn bị đau dạ dày, bạn muốn tìm các món ăn nên kiêng, bạn chưa biết kiêng những món gì? Đau dạ dày kiêng ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi cảu nhiều nguời. Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chuẩn đoán như: ợ chua, đau cả khi đói lẫn no… Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị khỏi được nếu bạn biết cách ăn kiêng và dùng thuốc đúng cách. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem đau dạ dày kiêng ăn gì?
Đau dạ dày kiêng ăn gì tốt cho bệnh
* Đau dạ dày là gì?
Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những chịu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày.
* Đau dạ dày kiêng ăn gì?
+ Đau dạ dày kiêng ăn thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò...
+ Đau dạ dày kiêng ăn một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
+ Đau dạ dày không nên ăn các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
+ Đau dạ dày kiêng ăn thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt...
+ Đau dạ dày kiêng ăn thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
+ Đau dạ dày kiêng ăn các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
+ Đau dạ dày kiêng dùng chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
+ Đau dạ dày kiêng ăn trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
* Đau dạ dày nên ăn gì?
Ngoài việc đau dạ dày không nên ăn gì chúng ta cũng nên bổ sung những món ăn tốt cho dạ dày như:
+ Món cháo hạt kê: Trong thực đơn của bệnh nhân dạ dày sẽ đề cao các món ăn loãng như cháo hoặc là súp, những món ăn mềm, bởi nó dễ tiêu hóa, giảm thiểu triệu chứng đầy bụng, đau bụng, ăn không tiêu…
+ Món dạ dày lợn hấp tiêu: Món ăn này có tác dụng làm mạnh dạ dày. Cách làm: Làm sạch một cái dạ dày lợn sau đó cho chút tiêu, nêm nếm gia vị vừa đủ vào trong dạ dày rồi cho vào hấp hoặc hầm đến khi nào chín nhừ. Ăn ngay khi nóng, chia làm nhiều lần ăn hết trong ngày. Mỗi tuần ăn món ăn bổ dưỡng cho người đau dạ dày này 1 hoặc 2 lần.
+ Cháo hạt sen: Nhiều người khi nhắc đến món cháo hạt sen sẽ nghĩ ngay đến việc điều trị căn bệnh mất ngủ, khó ngủ. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm bổ tỳ vị, mạnh dạ dày, đồng thời giúp thư giãn tinh thần, từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh.
+ Cháo nếp nấu táo đỏ: Thành phần: Táo đỏ 7 quả, nếp lượng vừa, một ít đường trắng. Cách làm: Táo đỏ cho vào nước sôi nấu trong 10 phút, sau đó cho nếp vào nấu cháo, sau cùng cho thêm ít đường. Cháo này có tác dụng kiện tỳ.
* Những lưu ý dành cho nguời đau dạ dày
+ Không ăn quá no, không để quá đói: Các cơn đau dạ dày âm ỉ thường xảy ra khi đói. Còn nếu ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều acid có hại, dễ gây đau.
+ Nên nhai kĩ, nuốt chậm: Nhai kĩ, nuốt chậm làm tăng bài tiết nước bọt, giúp phân giải một phần thức ăn ngay từ khoang miệng. Từ đó “giảm tải” và tránh cho dạ dày phải hoạt động vất vả sau bữa ăn. Ngoài ra, trong nước bọt có Immunoglobulin giúp tăng tổng hợp lớp chất nhày – yếu tố bảo vệ dạ dày.
+ Ăn 5 bữa trong ngày: Chia nhỏ thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Nếu thường bị đau vào buổi tối thì nên lót dạ 2-3 lát bánh mì (tốt nhất là bánh mì gối) trước khi đi ngủ 1h. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ.
+ Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: như mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… Đồ ăn từ bột mỳ là tốt nhất, vì chúng thấm dịch vị và bao bọc niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, trong thành phần chứa chất kiềm giúp trung hòa acid dư thừa.
+ Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào và đồ nướng: như đùi gà rán, đậu phụ mắm tôm,… (2 món ăn này chứa chất gây ung thư dạ dày). Nên ăn thức ăn luộc, hấp.
+ Tăng cường rau xanh, hoa củ quả: Do tiêu hóa hấp thu kém, bệnh nhân đau dạ dày mãn tính thường bị thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt là với các loại vitamin cần thiết, như vitamin B12 và sắt, chất đạm,…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem đau dạ dày không nên ăn gì tốt cho bệnh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận