Bạn bị đau dạ dày, bạn đang tìm các món ăn kiêng, bạn chưa biết món nào nên kiêng. Đau dạ dày không nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói. Vậy biết cách ăn kiêng để quá trình điều trị bệnh được phục hồi nhanh hơn là việc bạn nên biết.
Đau dạ dày không nên ăn gì tốt cho bệnh
* Đau dạ dày không nên ăn gì?
- Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
- Chất kích thích, táo nhiệt: Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
- Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò...
- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt...
- Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
- Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
- Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn... Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
- Một số loại củ, rễ: Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
* Thực phẩm người đau dạ dày nên bổ sung
+ Bí ngô và canh bí ngô: Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày vì chất pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày
+ Các loại cháo mềm là thực phẩm được các bác sĩ khuyến cáo người bệnh đau dạ dày nên ăn nhiều để giảm tải gánh nặng cho dạ dày.
+ Cà rốt: Cà rốt được coi là một vị thuốc hiệu quả hỗ trợ trong việc điều trị bệnh đau dạ dày. Cà rốt chứa nhiều vitamin A. Ăn nhiều cà rốt để cải thiện lá lách, gan, tăng cường chức năng đường ruột và da dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với nhiều bệnh khác.
+ Rau bắp cải: Cải bắp có chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ bệnh dạ dày cho bạn. Hiện nay rất nhiều người sử dụng nước ép của rau bắp cải làm một thức uống bồi bổ sức khỏe. Những bệnh nhân loét dạ dày và loét tá tràng có thể giảm bớt các bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. Cũng có thể thêm một ít mật ong vào nước trái cây để tăng cường sự phục hồi của vết loét.
+ Khoai tây + khoai lang: Khoai tây có chứa hàm lượng cao của tinh bột. Sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể của chúng ta, nó có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành glucose. Nó có thể bảo vệ dạ dày của bạn và thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột bằng cách ăn khoai tây hàng ngày.
Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt ...Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da. Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông.
+ Rau chân vịt (rau bó xôi): Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. ăn rau chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa. Người bệnh đang dùng thuốc đau dạ dày kết hợp với việc thường xuyên ăn rau chân vịt bệnh rất mau khỏi, cải thiện sức khỏe một cách trông thấy.
* Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì để kiểm soát cơn đau?
Người bệnh đau dạ dày cần chú ý:
+ Không để đói, không ăn quá no: Các cơn đau dạ dày âm ỉ thường xảy ra khi đói. Còn nếu ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều acid có hại, dễ gây đau.
+ Nên nhai kĩ, nuốt chậm: Nhai kĩ, nuốt chậm làm tăng bài tiết nước bọt, giúp phân giải một phần thức ăn ngay từ khoang miệng. Từ đó “giảm tải” và tránh cho dạ dày phải hoạt động vất vả sau bữa ăn. Ngoài ra, trong nước bọt có Immunoglobulin giúp tăng tổng hợp lớp chất nhày – yếu tố bảo vệ dạ dày.
+ Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ.
+ Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… Đồ ăn từ bột mỳ là tốt nhất, vì chúng thấm dịch vị và bao bọc niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, trong thành phần chứa chất kiềm giúp trung hòa acid dư thừa.
+ Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào và đồ nướng: như đùi gà rán, đậu phụ mắm tôm,… (2 món ăn này chứa chất gây ung thư dạ dày). Nên ăn thức ăn luộc, hấp.
+ Bổ sung rau củ quả: Do tiêu hóa hấp thu kém, bệnh nhân đau dạ dày mãn tính thường bị thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt là với các loại vitamin cần thiết, như vitamin B12 và sắt, chất đạm,…
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đau dạ dày không nên ăn gì và nên ăn gì. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Bạn có thể tham khảo thuốc chữa bệnh dạ dày tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Viết bình luận