Bạn bị đau dạ dày, bạn không biết có ăn ổi được không? Đau dạ dày có ăn ổi được không và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Đây là căn bệnh dễ mắc, khó chữa và dễ tái phát. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm những dấu hiệu, triệu chứng đau dạ dày thì việc điều trị không quá khó khăn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh đau dạ dày và giúp bạn trả lời câu hỏi đau dạ dày ăn ổi được không.
Đau dạ dày có ăn ổi được không và cách phòng bệnh ra sao
* Tổng quan về bệnh đau dạ dày
+ Bệnh đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày là tình trạng cơn đau có nguyên nhân do tổn thương vùng dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hạng vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị… Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.
+ Dấu hiệu bệnh đau dạ dày:
- Chảy máu tiêu hóa: Nôn, ói ra máu tươi hoặc đi tiêu ra máu tươi hoặc máu đen. Dấu hiệu này cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu khẩn cấp, gây hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp.
- Buồn nôn hoặc nôn: Cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn ra được hoặc sau khi ăn cảm thấy khó chịu muốn tống thức ăn ra khỏi dạ dày. Đôi khi cả hai triệu chứng này xảy ra đồng thời hoặc đơn độc
- Đau bụng vùng trên rốn: sau khi ăn vài giờ bạn cảm thấy đau bụng, đầy bụng gây khó chịu, thậm chí là mất ngủ trưa hoặc ban đêm. Hoặc bạn có thể thấy đau bụng vùng trên rốn dữ dội hơn khi bạn đói bụng và khi sau khi ăn hoặc uống sữa, thuốc trung hòa axit thì cơn đau giảm.
- Kém ăn, giảm cân: Kém ăn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý không chỉ riêng ở cơ quan nào nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là ở bệnh đau dạ dày. Người bệnh thường cỏ cảm giác đầy hơi, khó chịu nên không có cảm giác ăn ngon, kém ăn, ám ảnh do cơn đau sau ăn dần dần dẫn đến giảm cân
- Ợ hơi: Ăn không tiêu, thức ăn sau khi vào dạ dày được lưu lại lâu và lên men và sinh hơi. Người bệnh có triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đôi khi thấy có vị đắng như mật vào buổi sáng hoặc sau khi ăn vài giờ. Thức ăn có thể được đẩy lên lưng chừng hoặc lên tận họng làm người bệnh khó chịu, nhức mũi hay đau xương ức
- Đau thượng vị: Là dấu hiệu thường mắc ở những bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau và thời gian đau thường xảy ra không cố định, tùy thuộc vào người bệnh. Bệnh nhân có cảm giác đau ở thượng vị, xung quanh mũi ức. Có người đau rát, có người đau tức tuy nhiên bệnh nhân không có cảm giác đau quặn thắt. Cơn đau thường xảy ra do ảnh hưởng của bữa ăn, có người bị đau do ảnh hưởng từ bữa ăn, tuy nhiên có người lại cảm giác đỡ đau khi ăn một chút.
Ngoài những dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác, không nên chủ quan mà cần đi khám để xác định rõ căn bệnh.
+ Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày:
Có khoảng hơn 40 nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, trong đó nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển gồm:
- Nhiễm khuẩn H. pylori. Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.
- Bệnh trào ngược mật.
- Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận.
- Do ăn không đúng bữa, không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa làm việc.
- Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.
- Sử dụng cocain. Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.
- Xạ trị liệu và hóa trị liệu. Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.
- Stress. Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.
- Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc – cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Bệnh Crohn. Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa – hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.
- Rối loạn tự miễn. Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.
* Đau dạ dày ăn ổi được không?
Quả ổi chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan,… do đó rất tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu cho thấy: Ổi giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim và tăng cường miễn dịch cho cơ thể nhờ chứa nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C.
Theo Đông y, ổi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Ổi xanh chứa nhiều tác nhân làm se, nhờ đó có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Chúng có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế nên còn có tác dụng chữa bệnh lỵ, làm sạch hệ tiêu hóa và loại bỏ những chất nhầy không cần thiết trong đường ruột.
Còn ổi chín có tác dụng bổ dưỡng, kiện tỳ, trợ tiêu hóa, thường dùng trong các trường hợp táo bón, ăn uống không tiêu, xuất huyết, đái tháo đường, ăn ổi còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Loại quả này còn hỗ trợ đường ruột và dạ dày trong trường hợp chúng bị viêm nhiễm.
Như vậy, đau bao tử nên ăn ổi để giảm đau dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa “vận hành” trơn tru hơn, giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh đau dạ dày cũng nên chú ý một số điểm khi dùng loại quả này như sau:
>> Lưu ý:
+ Khi ăn ổi nên rửa sạch vỏ và dùng cả vỏ bởi hàm lượng vitamin C có trong loại quả này tập trung chủ yếu ở phần gần vỏ. Nên ăn với liều lượng vừa phải và nên nhai kĩ.
+ Không nên ăn ổi xanh non vì chúng có vị chát khiến bệnh đau dạ dày hoặc táo bón nặng hơn.
+ Người bị suy nhược cơ thể nên dùng nước ép ổi hoặc ổi xay nhuyễn.
+ Nên loại bỏ hạt vì hạt ổi khó tiêu, khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý dùng thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường ăn tôm, rau củ quả tươi, thức ăn hỗ trợ dung hòa axit trong bao tử như sữa ấm, kẹo gừng, trà hoa cúc,…
* Cách phòng bệnh đau dạ dày
Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:
+ Không hút thuốc lá.
+ Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
+ Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.
+ Thay thuốc giảm đau. Bạn có thể thay thế thuốc giảm đau bằng các sản phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Prilosec OTC™, giúp giảm đau hiệu quả mà không gây hại cho dạ dày.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi đau dạ dày ăn ổi được không và cách phòng bệnh ra sao. Ngay bây giờ hay lên cho mình một thực đơn ăn uống hợp lý, một chế độ sinh hoạt điều độ và một loại sản phẩm chức năng tôt nhất cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh dạ dày. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Nếu bạn đã bị đau dạ dày thì nên dùng các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
Viết bình luận