Đau dạ dày có ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao

Bạn bị đau dạ dày, bạn đang phân vân với câu hỏi đau dạ dày có ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao. Đau dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến do thói quen ăn uống không lành mạnh và vi khuẩn Hp gây ra. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem đau dạ dày ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao.

Đau dạ dày có ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao

Đau dạ dày có ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao

* Tổng quan về bệnh đau dạ dày

+ Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày ( bao tử)  là tình trạng cơn đau có nguyên nhân do tổn thương vùng dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hạng vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị… Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

+ Khi nào chúng ta biết mình bị đau dạ dày?

- Đau bụng vùng trên rốn: sau khi ăn vài giờ bạn cảm thấy đau bụng, đầy bụng gây khó chịu, thậm chí là mất ngủ trưa hoặc ban đêm. Hoặc bạn có thể thấy đau bụng vùng trên rốn dữ dội hơn khi bạn đói bụng và khi sau khi ăn hoặc uống sữa, thuốc trung hòa axit thì cơn đau giảm

- Buồn nôn hoặc nôn: Cảm thấy buồn nôn nhưng không nôn ra được hoặc sau khi ăn cảm thấy khó chịu muốn tống thức ăn ra khỏi dạ dày. Đôi khi cả hai triệu chứng này xảy ra đồng thời hoặc đơn độc

- Ợ hơi: Ăn không tiêu, thức ăn sau khi vào dạ dày được lưu lại lâu và lên men và sinh  hơi. Người bệnh  có triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đôi khi thấy có vị đắng như mật vào buổi sáng hoặc sau khi ăn vài giờ. Thức ăn có thể được đẩy lên lưng chừng hoặc lên tận họng làm người bệnh khó chịu, nhức mũi hay đau xương ức

- Đau thượng vị: Là dấu hiệu thường mắc ở những bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng, cơn đau và thời gian đau thường xảy ra không cố định, tùy thuộc vào người bệnh. Bệnh nhân có cảm giác đau ở thượng vị, xung quanh mũi ức. Có người đau rát, có người đau tức tuy nhiên bệnh nhân không có cảm giác đau quặn thắt. Cơn đau thường xảy ra do ảnh hưởng của bữa ăn, có người bị đau do ảnh hưởng từ bữa ăn, tuy nhiên có người lại cảm giác đỡ đau khi ăn một chút.

Đau dạ dày có ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao

- Kém ăn, giảm cân: Kém ăn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý không chỉ riêng ở cơ quan nào nhưng biểu hiện rõ rệt nhất là ở bệnh đau dạ dày. Người bệnh thường cỏ cảm giác đầy hơi, khó chịu nên không có cảm giác ăn ngon, kém ăn, ám ảnh do cơn đau sau ăn dần dần dẫn đến giảm cân

- Chảy máu tiêu hóa: Nôn, ói ra máu tươi hoặc đi tiêu ra máu tươi hoặc máu đen. Dấu hiệu này cho thấy người bệnh đang trong tình trạng mất máu khẩn cấp, gây hoa mắt chóng mặt , tụt huyết áp

Ngoài những dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác, không nên chủ quan mà cần đi khám để xác định rõ căn bệnh.

+ Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày

Có khoảng hơn 40 nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, trong đó nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển gồm:

- Do ăn không đúng bữa, không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa làm việc.

- Nhiễm khuẩn H: pylori. Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.

- Sử dụng cocain: Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.

- Uống quá nhiều rượu: Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.

- Stress: Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.

- Thường xuyên dùng thuốc giảm đau: Một số thuốc – cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) – có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Rối loạn tự miễn: Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.

* Bệnh đau dạ dày có ăn chuối được không?

Trả lời câu hỏi này cần phải nói đến chuối chín và chuối xanh:

+ Nếu ăn chuối chín đều đặn sẽ có thể cải thiện khả năng tiêu hóa, tuy nhiên đó là với những ai có sức khỏe tốt. Còn với bệnh nhân đau dạ dày, mà nhất là vào thời điểm khi đang đói thì ăn chuối chín vào sẽ có thể gây kích ứng. Bởi lượng đường trong chuối khá cao, khi vào dạ dày nó sẽ phản ứng với dịch axit dẫn đến tình trạng đầy bụng. Đặc biệt nó còn tạo cảm giác cồn cào khó chịu. Vì vậy nếu muốn ăn chuối chín khi đau dạ dày tốt nhất mọi người chỉ nên ăn khi đã ăn no, và cách bữa ăn từ 30 - 45 phút.

Đau dạ dày có ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao

+ Trong khi chuối chín có nguy cơ khiến những triệu chứng của đau dạ dày khởi phát thì ngược lại sử dụng chuối xanh lại được coi là một trong những cách có khả năng chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Để áp dụng theo cách chữa này, mọi người có thể dùng chuối xanh tước qua vỏ, ngâm với nước muối loãng cho bớt nhựa, sau đó thái mỏng và đem phơi khô. Tiếp đến sẽ cho nghiền chuối thành bột mịn.

+ Mỗi khi các triệu chứng đau dạ dày khiến bạn khó chịu, hãy dùng 1 – 2 thìa bột chuối xanh này đem pha trong một cốc nước ấm cho tan và uống. Bảo đảm chắc chắn rằng các triệu chứng này sẽ không còn làm khó được các bạn nữa.

* Cách phòng bệnh đau dạ dày

+ Thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.

+ Tránh xa những thực phẩm gây bệnh đau dạ dày.

+ Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau.

+ Duy trì cân nặng hợp lý để phòng bệnh đau dạ dày.

+ Tránh xa stress giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày tốt hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi đau dạ dày ăn chuối được không và cách phòng bệnh ra sao. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Nên bổ sung các thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ. Hiện nay có sản phẩm Prilosec OTC™ giúp điều trị bệnh đau dạ dày được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Prilosec OTC

Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Có thể bạn quan tâm: >>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận