Bạn bị đau bao tử, bạn chưa biết ăn gì tốt cho bao tử, bạn đang tìm hiểu đau bao tử nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho bệnh. Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý về đau bao tử (hay đau dạ dày) là do thói quen ăn uống không khoa học: bỏ ăn sáng, ăn không đúng bữa, lạm dụng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn cay nóng như: tiêu, tỏi, ớt… Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu đau bao tử nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho bệnh.
Đau bao tử nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho bệnh
* Đau bao tử nên ăn gì?
+ Chọn thực phẩm dễ tiêu: bao gồm những món được hầm nhừ, ít gia vị, được chế biến ở dạng súp, canh, cháo, cơm gạo mềm trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, cung cấp đủ chất đạm từ thịt nạc thăn, cá tươi, thịt ngan,… tránh ăn thịt mỡ, món chiên xào.
+ Rau củ quả tươi: chúng là nguồn vitamin A, B, C, E dồi dào giúp bao tử khỏe mạnh, kháng lại những tác nhân xấu hiệu quả hơn. Nhưng lưu ý, đối với rau tươi bạn cần làm chín kĩ vì nhiều loại rau có chứa mầm độc, chất độc sẽ được khử nhờ quá trình nấu nướng, nếu ăn sống sẽ gây tác hại lớn đến hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc chết người. Nên ăn thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).
+ Bệnh đau bao tử nên tăng cường ăn tôm: trong các loại hải sản thì tôm được coi là thực phẩm lý tưởng nhất giúp chữa đau dạ dày hiệu quả. Bản thân tôm rất giàu chất đạm lại có nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết để làm lành những tổn thương của bệnh đau bao tử. Luộc hoặc hấp tôm là cách chế biến tốt nhất, không nên nướng cay hoặc chiên xù.
+ Thức ăn hỗ trợ dùng hòa axit trong bao tử: chẳng hạn như sữa ấm, kẹo gừng, trà hoa cúc,…. những nguyên liệu giúp điều trị bệnh đau bao tử này rất quen thuộc bạn nên dùng chúng hằng ngày để khắc phục bệnh tình. Đây chính là những thực phẩm nằm trong top những cách trị đau bao tử nhanh nhất mà bạn không nên bỏ qua.
+ Hạn chế dịch axit trong dạ dày bằng thực phẩm: bánh xốp, bánh từ bột mì, khoai, gạo nếp,… đều là những thực phẩm thấm hút dung dịch rất tốt. Lượng axit dư thừa trong dạ dày có thể được giải quyết khi ăn những món trên.
+ Nếu tình trạng đau dạ dày thường xuyên tái diễn bạn có thể nhờ đến những thực phẩm có tác dụng làm dịu cơn đau, sát khuẩn trên thành dạ dày như bột nghệ hoặc mật ong chẳng hạn.
Có thể bạn quan tâm:
>> Trào ngược dạ dày nên ăn gì tốt nhất
>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
* Đau bao tử không nên ăn gì?
Việc ăn kiêng đúng cách sẽ không chỉ giúp bạn không bị những cơn đau dạ dày hành hạ mà còn hỗ trợ bạn trong việc điều trị bệnh đau dạ dày. Sau đây là một số thực phẩm người bị đau dạ dày nên kiêng hoặc hạn chế tối đa:
+ Thực phẩm quá mát hoặc lạnh, nóng sôi: Như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.
+ Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.
+ Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas… Đặc biệt cần lưu ý không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, nho… sau khi ăn hải sản vì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn gây khó tiêu vì các loại quả này có chứa axít nên khi tiếp xúc với protein có trong hải sản sẽ hình thành chất lắng đọng, dẫn đến khó tiêu, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn mửa.
+ Hạn chế các chất kích thích: Như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, hạt tiêu, ớt, gừng khô, các loại thực phẩm nướng; món ăn xào rán nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp sườn, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.
+ Hạn chế các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, tiêu… đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao…) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
+ Một số loại củ, rễ: Như măng, sắn vì chúng có một hàm lượng axit cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày
+ Nước có ga và nước ép trái cây: Trong 2 loại đồ uống này đều có nhiều đường fructose. Có khoảng 30% số người trưởng thành không thể hấp thụ tốt chất fructose, từ đó gây chứng khó chịu dạ dày.
+ Đồ ăn, đồ uống lạnh: Ăn quá nhiều đồ lạnh khiến thân nhiệt giảm, làm ảnh hưởng đến tác dụng của men tiêu hoá và quá trình bài tiết dịch vị. Do đó, khi ăn tốt nhất nên dùng đồ uống nóng. Đồ uống lạnh chỉ nên uống giữa 2 bữa ăn.
+ Cà phê: Cà phê có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều dịch vị dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hoá hoặc nồng độ axit trong dạ dày quá cao. Đặc biệt những người bị loét dạ dày nên ít uống cà phê. Các loại đồ uống có chứa cafein cũng nên hạn chế.
+ Tinh chất bạc hà: Tinh chất trong cây bạc hà sẽ làm lỏng các cơ co khít ở thực quản, khiến nồng độ axit gia tăng. Không nên ăn nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa bạc hà như trà bạc hà, kẹo bạc hà hay kẹo cao su có hương vị bạc hà.
+ Chế phẩm từ sữa: Những người không tiêu hoá được lactose khi ăn các chế phẩm từ sữa sẽ gây khó chịu dạ dày. Có thể chọn sữa chua, pho mát cứng, hoặc sữa có hàm lượng lactose thấp để sử dụng.
+ Trứng luộc chưa chín hoặc luộc quá kỹ: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên rán hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.
+ Các loại nấm: Người bệnhđau dạ dày – tá tràng không nên ăn tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc, nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị phân hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.
+ Thực phẩm nhiều dầu: Các thực phẩm nhiều dầu như thực phẩm chiên rán dễ gây kích thích và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Bởi các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao rất khó tiêu hoá, nên cơ thể sẽ tự động bài tiết ra nhiều dịch vị. Tương tự, việc ăn quá nhiều cũng gây ra hiện tượng tự bài tiết quá nhiều dịch vị trong cơ thể.
+ Súp-lơ (bông cải): Trong súp-lơ có nhiều chất xơ hoà tan chỉ bị phân giải trong đại tràng, và tạo ra nhiều thể khí sau khi phân giải. Đồng thời, hoa lơ cũng chứa nhiều chất đường sinh khí giống các loại đậu.
+ Cà chua: Cà chua có tính axit mạnh, dễ khiến dạ dày sản sinh nhiều dịch vị. Do đó, ăn nhiều cà chua sẽ dẫn đến hiện tượng như nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, nóng ruột…Các loại tương cà chua cũng có tính chất tương tự.
+ Sôcôla: Trong sôcôla có lượng lớn theobromine, có thể làm lỏng cơ co khít ở thực quản, khiến dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản.
* Các lưu ý khi bị đau bao tử
+ Ăn đúng giờ, tránh lúc quá đói lúc thì quá no.
+ Ăn các loại thức ăn dễ tiêu, ăn đồ chín, giảm mỡ béo. Kiêng thức ăn chua, cay, đồ quá nguội hoặc quá nóng. Khi ăn phải nhai chậm và kỹ.
+ Kỵ tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, cà phê… tránh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới dạ dày như axit folic, vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
+ Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, không nên lao động quá sức, phiền muộn kéo dài, không thức khuya.
+ Khi sử dụng thuốc phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc khi thấy hết đau.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu đau bao tử nên ăn gì và kiêng gì tốt cho bệnh. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Bạn có thể tham khảo thuốc chữa bệnh dạ dày tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Viết bình luận