Công dụng của cam thảo với sức khỏe con người như thế nào?

Cam thảo là các thảo dược được y học cổ truyền sử dụng từ xưa đến nay với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế: Khi nướng lên thì có tính ấm, có thể dùng chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Công dụng của cam thảo với sức khỏe con người như thế nào

Công dụng của cam thảo với sức khỏe con người như thế nào?

1. Cam thảo là gì?

+ Nguồn gốc: Cam thảo, tên gọi khoa học là Glycyrrhiza glabra, thuộc thực vật họ Đậu Fabaceae. Dù có hương thơm và vị ngọt tương tự, nhưng cam thảo khác họ với cây hồi và cây thì là. Cam thảo có nguồn gốc từ Tây Á và Nam Âu, được sử dụng để tạo nên hương vị trong bánh kẹo, thuốc lá phổ biến nhất ở một số nước châu Âu và khu vực Tây Á.

Hiện nay, cam thảo được sản xuất nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Uzbekistan, Azerbaijan và Turkmenistan. Trong đó, nhà sản xuất cam thảo lớn là M&F Worldwide chiếm hơn 70% sản lượng toàn cầu.

+ Đặc điểm: Cam thảo thuộc thực vật thân thảo sống lâu năm với chiều cao lên đến 1m. Lá có hình lông chim với chiều dài từ 7 - 15cm. Hoa của cây cam thảo mọc thành cụm và dài dao động từ 0.8 - 1.2m, có màu tím cho đến màu xanh trắng nhạt.

Quả cam thảo có hình thuôn dài từ 2 - 3cm, chứa nhiều hạt nhỏ. Rễ thuộc thân bò và được sử dụng trong ẩm thực và thuốc vì có vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Vị ngọt của cam thảo gấp hơn 30 lần so với độ ngọt của đường mía nhưng vị ngọt khác với đường.

Cây cam thảo phát triển tốt nhất khi được trồng tại các thung lũng sâu có mật độ thoát nước tốt và đầy đủ ánh nắng mặt trời. Người ta thường thu hoạch cam thảo vào mùa thu, sau 2 - 3 năm khi gieo trồng.

Bạn có thể bắt gặp hương vị cam thảo được sử dụng trong nhiều loại bánh kẹo và thực phẩm đồ ngọt. Người ta sử dụng hàm lượng cam thảo rất ít và được kết hợp với hương vị của tinh dầu hồi trong các loại bánh kẹo ngọt.

Người tiêu dùng ở châu Âu cùng với các nước khác như Úc, New Zealand đều rất ưa chuộng kẹo cam thảo.

Tại Hà Lan, bánh kẹo cam thảo không chỉ là đồ ngọt phổ biến mà còn sử dụng cam thảo dưới nhiều hình thức khác nhau như rượu cam thảo, kẹo zoute drop, mứt salmiak. Thậm chí, người dân còn nhâm nhi rễ cây cam thảo khô, giống như ăn kẹo vậy!

Tại Anh, cam thảo được sử dụng trong bánh Pontefract. Tại Ý (nhất là khu vực miền Nam), Pháp và Tây Ban Nha, người dân nhai rễ cây cam thảo cùng với nước để làm dung dịch súc miệng. Ở Calabria, phổ biến rượu mùi được làm từ việc chiết xuất cam thảo nguyên chất.

Ngoài ra, cam thảo cũng được sử dụng trong nhiều loại thuốc truyền thống của người Trung Quốc, người Hy Lạp và người thuộc khu vực Trung Đông để làm dịu dạ dày, giảm chứng viêm và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp.

Công dụng của cam thảo với sức khỏe con người như thế nào

2. Công dụng của cam thảo đối với sức khỏe con người

Cam thảo không chỉ được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm nhờ hương thơm và vị ngọt đặc trưng mà còn được sử dụng trong y học nhờ có một số tác dụng tích cực đến sức khỏe như:

+ Tăng cường giảm cân: Kết quả phân tích từ 26 cuộc thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng: chiết xuất rễ cam thảo làm giảm đến chỉ số khối cơ thể (BMI) và hỗ trợ giảm cân hiệu quả, nhất là những người béo phì.

+ Hỗ trợ điều trị các bệnh về da: Nhờ chứa hơn 300 hợp chất, trong đó có một số chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và kháng cả vi rút mạnh mẽ, rễ cây cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về da hiệu quả. Chẳng hạn, hợp chất glycyrrhizin được tìm thấy trong cam thảo có lợi ích trong việc chống viêm và kháng khuẩn, nên được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về da, gồm trứng cá và bệnh chàm. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 2 tuần trên cơ thể của người lớn cho thấy: việc bôi gel (chứa chiết xuất từ rễ cam thảo) làm cải thiện tình trạng của bệnh chàm. Trong khi, việc sử dụng gel cam thảo lên vùng da bị mụn trứng cá vẫn còn gặp nhiều hạn chế nhưng vẫn mang lại sự chuyển biến tích cực về tình trạng mụn.

+ Giảm khó tiêu và trào ngược axit: Chiết xuất từ rễ cam thảo có thể giảm đi các triệu chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) - gồm ợ chua, trào ngược axit và đau bụng.

Một số bằng chứng cho thấy tác dụng này của cam thảo như: Việc dùng viên nang chứa 75mg cam thảo vào 2 lần/ngày đã cải thiện triệu chứng khó tiêu ở 50 người lớn so với việc dùng giả dược diễn ra trong 30 ngày. Khi sử dụng lượng thấp axit glycyrrhetinic (hợp chất chứa trong cam thảo) kết hợp với phương pháp điều trị đã mang lại hiệu quả tích cực cho những người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) diễn ra trong 8 tuần. Hơn nữa, trong cuộc nghiên cứu khác còn ghi nhận việc sử dụng rễ cam thảo mỗi ngày có hiệu quả hơn hẳn so với việc dùng thuốc kháng axit để điều trị bệnh GERD.

+ Điều trị loét dạ dày tá tràng: Các vết loét dạ dày, thực quản dưới và ruột non thường cho vi khuẩn H.pylori gây viêm. Chiết xuất từ rễ cam thảo và hợp chất glycyrrhizin có thể giúp bạn điều trị các vết loét này hiệu quả. Chẳng hạn:

Cuộc nghiên cứu trên cơ thể chuột cho thấy việc sử dụng 91mg chiết xuất cam thảo cho mỗi 0.5kg trọng lượng cơ thể sẽ có tác dụng chống lại sự phát triển của vết loét dạ dày tốt hơn so với việc dùng thuốc omeprazole thông thường.

Hơn nữa, trong cuộc nghiên cứu ở người gồm có 120 tình nguyện viên và kéo dài 2 tuần, còn cho thấy việc dùng chiết xuất cam thảo kèm theo phương pháp điều trị bệnh loét dạ dày đều làm giảm sự xuất hiện của vi khuẩn gây viêm H.pylori.

+ Có đặc tính chống ung thư: Chiết xuất rễ cam thảo có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư nhờ các hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư.

Người ta đã chứng minh chiết xuất cam thảo và những hợp chất của nó như flavonoid isoangustone A (IAA) có thể làm chậm hoặc ngăn cản sự phát triển của tế bào u ác tính ở người, như ung thư da, ung thư vú, tuyến tiền liệt và viêm đại trực tràng.

Hơn nữa trong cuộc nghiên cứu tiến hành trên 60 người, số lượng người dùng cam thảo có thể giảm đau các vết loét miệng - là tác dụng phụ khi người ung thư đầu và cổ tiến hành hóa xạ trị cũng như đối với những người có khối u phát triển ở khoang miệng, hầu họng hoặc vòm họng.

+ Làm dịu các tình trạng hô hấp: Chiết xuất rễ cam thảo như chất glycyrrhizin giúp làm dịu đi những cơn hen suyễn và được bổ sung vào các phương pháp điều trị bệnh này. Đây là kết quả phân tích dựa trên các nghiên cứu tiến hành trên động vật.

Bên cạnh đó, nhiều cuộc nghiên cứu nhỏ được tiến hành trên cơ thể người và trong ống nghiệm còn cho thấy rằng: trà và chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ, chống lại các chứng viêm họng và giảm thiểu dấu hiệu đau họng sau khi phẫu thuật.

+ Bảo vệ răng: Với đặc tính chống viêm, cam thảo mang lại hiệu quả trong việc chăm sóc răng miệng, nhất là các hợp chất trong rễ cam thảo. Kết quả từ một nghiên cứu trên 66 trẻ em (mẫu giáo) cho thấy việc dùng kẹo mút không đường có chứa 15mg chiết xuất rễ cam thảo 2 lần/ngày diễn ra trong suốt 7 ngày, làm giảm số lượng vi khuẩn Streptococcus mutans trong khoang miệng - đây là vi khuẩn gây ra sâu răng. Ngoài ra, chiết suất rễ cam thảo còn có hiệu quả chống lại sự gây hại của các loại vi khuẩn khác gây sâu răng như Lactobacillus acidophilus.

+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Việc dùng chiết xuất rễ cam thảo mỗi ngày góp phần làm cải thiện lượng đường trong máu và tăng cường sức khỏe thân. Đây là kết quả nghiên cứu kéo dài 60 ngày trên cơ thể chuột. Thế nhưng, tác dụng này chưa được xác nhận trên cơ thể người, vẫn cần nhiều cuộc nghiên cứu hơn.

+ Giảm các triệu chứng mãn kinh: Những người phụ nữ trong giai đoạn thời kỳ mãn kinh thường xuất hiện các dấu hiệu bốc hỏa, thay đổi chức năng tim mạch & trao đổi chất, teo âm đạo hay xương trở nên yếu hơn. Một trong những phương pháp điều trị các triệu chứng ở người phụ nữ mãn kính như bốc hỏa, người ta phát hiện chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng tích cực, làm giảm bớt tình trạng nóng ở da, cổ và ngực cũng như cảm giác nóng trong người và hay đổ mồ hôi.

+ Giúp hỗ trợ điều trị viêm gan C: Đến nay, người ta vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu về việc sử dụng glycyrrhizin vào phương pháp điều trị viêm gan C nhờ khả năng chống vi rút của loại hợp chất này. Tuy nhiên, đây cũng là điểm đáng chú ý khi nhắc đến công dụng của cam thảo, vì dù sao cam thảo cũng là một trong những thực phẩm tìm thấy nhiều chất glycyrrhizin.

3. Thận trọng khi dùng cam thảo

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:

Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào khác

Bạn có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cam thảo hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo dược khác

Bạn đã hoặc đang mắc bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác

Bạn dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cam thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

4. Tác dụng phụ của cam thảo

Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của cam thảo với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của rau kinh giới với sức khỏe con người như thế nào

>>> Cách giải độc gan tại nhà mà không cần đến thuốc

>>> Cây thuốc nam chữa ung thư gan - BNC medipharm

Viết bình luận