Bạn bị bệnh mạch vành, bạn đang phân vân với câu hỏi chụp mạch vành bao nhiêu tiền. Chụp mạch vành là phương pháp sử dụng hình ảnh tia X để quan sát mạch máu của tim. Chụp động mạch vành giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh về tim. Xét nghiệm này thường được thực hiện để xem lưu lượng máu di chuyển đến tim có bị hạn chế không. Vậy chụp mạch vành bao nhiêu tiền. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Chụp mạch vành bao nhiêu tiền
Chi phí chụp động mạch vành khác nhau giữa các kỹ thuật chụp động mạch vành:
- Chụp CT mạch vành không cản quang: là phương pháp đánh giá mức độ xơ vữa của động mạch vành, bằng cách khảo sát mức độ vôi hóa động mạch mà không cần tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên phương pháp này ít có giá trị trong việc xác định mức độ hẹp của lòng động mạch vành. Chi phí chụp CT mạch vành không cản quang vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng tùy từng bệnh viện.
- Kỹ thuật chụp CT mạch vành có cản quang: là kỹ thuật sử dụng tia X chụp hình mạch máu sau khi đã bơm thuốc cản quang qua ống thông vào động mạch. Nhờ thuốc cản quang, tia X chụp lại hình ảnh sẽ phát hiện ra những đoạn động mạch bị tắc, hẹp và đánh giá chính xác được mức độ hẹp của lòng động mạch vành.
Trong đó, phương pháp chụp mạch vành có cản quang được áp dụng chủ yếu hiện nay là chụp động mạch vành số hóa xóa nền (DSA). Đây là kỹ thuật dùng ánh sáng huỳnh quang và tia X chụp hình mạch máu ở những vị trí cần kiểm tra khi chưa bơm thuốc cản quang và sau khi đã bơm thuốc cản quang vào mạch máu cần chụp. Máy tính sẽ xóa mờ hình ảnh nền để làm rõ hệ thống mạch máu. Chi phí chụp động mạch vành số hóa xóa nền khoảng 6 - 10 triệu đồng (tùy bệnh viện)
Bảo hiểm y tế sẽ chi trả toàn bộ chi phí chụp mạch vành không cản quang, và chi trả một phần chi phí chụp mạch vành có cản quang.
* Chụp mạch vành được thực hiện như thế nào?
Thủ tục chụp mạch vành được thực hiện qua háng, cổ tay hoặc phần trước của khuỷu tay. Phía bên phải thường được lựa chọn nhiều hơn. Thủ thuật này được thực hiện qua gây tê vùng. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ đưa ống thông vào gốc động mạch chủ (động mạch lớn nhất). Qua ống thông này, chất cản quang được bơm vào động mạch vành và hình ảnh thu được trong quá trình bơm. Bệnh nhân không thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật.
* Cách chẩn đoán bệnh mạch vành
Hiện nay, có hai phương pháp chính để chẩn đoán bệnh mạch vành.
+ Chụp mạch vành là tiêu chẩn vàng
để xác định tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Ưu điểm: Có thể thực hiện điều trị thích hợp bằng cách đặt ống thông bong bóng hoặc can thiệp mạch vành qua da ngay trong khi thực hiện thực hiện chụp mạch.
Nhược điểm: Chụp mạch có thể gây ra một số rủi ro và biến chứng, chẳng hạn như hiện tượng bóc tách, bởi vậy bác sĩ phải thận trọng luồn ống thông qua háng, tay hoặc khuỷu tay vào mạch vành. Tuy nhiên, rủi ro này là rất hiếm nếu thủ thuật này được bác sĩ giỏi thực hiện.
+ Chụp cắt lớp mạch vành có cản quang:
Công nghệ chụp cắt lớp phát triển rất nhanh trong nhiều năm qua và hiện nay công nghệ này thậm chí có thể đem lại hình ảnh độ phân giải cao về bộ phận nhỏ đang đập như tim. Để đảm bảo đem lại hình ảnh tốt nhất, người bệnh có thể được tiêm thuốc cản quang có chứa iode. Quá trình thuốc đi qua thường kéo dài khoảng 10 phút và sau đó máy sẽ chụp lại hình ảnh.
Ưu điểm: Thủ thuật chụp bằng máy chụp cắt lớp đa dãy có thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Bệnh nhân không cần lưu viện sau khi thực hiện thủ thuật. Phát hiện bệnh mạch vành với dộ chính xác trên 90%.
Nhược điểm: Sau khi quét thực tế, mất khoảng 1-2 giờ để xử lý hình ảnh. Bệnh nhân phải có nhịp tim đều và có thể nhịn thở trong khoảng 10 giây cho mỗi lần chụp bằng máy chụp cắt lớp thế hệ mới nhất.
* Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp mạch vành?
+ Bạn nên thư giãn và uống nhiều nước, không hút thuốc hoặc uống rượu.
+ Bác sĩ sẽ tháo băng cho bạn sau 24 giờ, nếu vết thương có rỉ nước, bạn hãy đắp băng gạc mới thêm 12 giờ.
+ Do được gây mê khi thực hiện thủ thuật, bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào ngay lập tức.
+ Sau khi làm xét nghiệm 1 tuần, hãy đến tái khám để bác sĩ xem xét tình trạng của bạn. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
+ Trong hai ngày đầu sau khi chụp mạch vành, bạn không nên quan hệ tình dục hoặc tập thể dục nặng. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tắm, sử dụng bể sục hoặc hồ bơi, thoa kem dưỡng da gần chỗ đâm kim trong 3 ngày.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chụp mạch vành báo nhiêu tiền và cách chẩn đoán bệnh mạch vành ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bệnh mạch vành nên uống thuốc gì?
Viết bình luận