1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tình trạng loãng xương như thế nào?
Xây dựng một chế độ ăn cho người loãng xương có thể là một giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bởi lẽ, tình trạng loãng xương phần lớn bắt nguồn từ sự thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, magie, vitamin D,… Trong khi đó, những dưỡng chất này có thể được bổ sung từ một thực đơn ăn uống cân bằng và hợp lý. Vì vậy, chú trọng xây dựng chế độ ăn cho người loãng xương sẽ có đóng góp lớn trong việc cải thiện tình trạng bệnh và giúp bệnh nhân hồi phục hiệu quả.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương thường khởi phát cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Biểu hiện của bệnh chính là sự mất dần canxi trong xương, khiến xương khớp suy yếu, chịu lực kém và rất dễ gãy.
Cấu trúc xương bao gồm các thành phần chính đó là canxi, collagen và protein. Các thành phần này có nhiệm vụ tăng cường độ đàn hồi và sự chắc khỏe cho xương khớp.
Bệnh loãng xương sẽ thường xuất hiện khi cơ thể không đáp ứng được các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Chính vì thế, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học chính là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị và ngăn ngừa bệnh lý này.
Các chuyên gia cho biết, việc xây dựng chế độ ăn cho người bị loãng xương cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
• Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi (Phô mai, sữa chua, sữa bò, tôm khô, đậu tương,...)
• Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng đặc biệt là canxi trong khẩu phần hàng ngày.
• Bổ sung vitamin D và canxi theo nhu cầu.
• Ăn đủ chất béo: Năng lượng do lipid cung cấp chiếm 15-25% tổng năng lượng khẩu phần.
• Ăn muối < 5gram/ngày.
• Không nên ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
• Không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia, nước có gas.
• Không uống quá nhiều cà phê và trà.
• Hạn chế sử dụng các chất làm giảm hấp thu canxi: Cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt,...
3. Bệnh loãng xương nên ăn gì, bổ sung gì để xương chắc khỏe?
Tăng cường các thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và các chất cần thiết khác cho xương là sự lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh loãng xương.
3.1. Sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa và thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D rất lớn tốt cho người bệnh loãng xương. Trung bình mỗi ngày một người trưởng thành cần tới khoảng từ 800 – 1200mg canxi.
Uống sữa đều đặn mỗi ngày có thể cung cấp tới 60% nhu cầu canxi nói trên. Ngoài ra, thức uống này còn chứa các thành phần dưỡng chất khác như vitamin D, C, protein, khoáng chất…
Ngoài sữa, bạn nên bổ sung một số chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… cũng rất tốt cho quá trình tổng hợp canxi và vitamin D trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp để tốt hơn cho sức khỏe.
3.2. Các loại hải sản
Tùy thuộc vào từng loại hải sản mà thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe xương khớp, chúng chính là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất hoàn hảo.
Một số loại hải sản như tôm, cua, nghêu, ốc… có chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao. Đây chính là hai thành phần chính tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào xương mới.
Ngoài ra, lượng omega-3 dồi dào trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi… cũng rất tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ giúp cải thiện độ đàn hồi và linh hoạt của xương khớp mà còn giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa hiệu quả.
3.3. Trứng
Đây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân loãng xương. Trứng có chứa hàng loạt các thành phần dưỡng chất có lợi cho quá trình tái tạo cấu trúc cương.
Hàm lượng canxi, selen, vitamin D, folate dồi dào trong trứng chính là nguồn dinh dưỡng giúp cjo xương khớp được chắc khỏe. Ngoài ra, trứng còn có chứa một lượng lớn protein lành mạnh, đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Trứng rất dễ chế biến, bạn có thể luộc, chiên, ốp la hay kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra những món ăn bổ dưỡng.
3.4. Các loại rau củ quả
Không chỉ có lợi cho bệnh loãng xương mà các loại rau củ quả còn có ích cho sức khỏe. Người bệnh nên ăn luộc để có thể hấp thu nhiều canxi và vitamin D nhất có thể từ nhóm thực phẩm này. Những loại rau củ tốt cho xương bao gồm: súp lơ xanh, cải xoăn, hạt đậu nành, bắp cải…
Ngoài rau củ quả, nước ép trái cây cũng là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho người bị loãng xương. Nước ép chuối, cam… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị loãng xương vì hàm lượng canxi và vitamin D cao. Ngoài việc uống đủ nước, người bệnh có thể dùng thêm 1 – 2 ly nước ép mỗi ngày.
3.5. Ngũ cốc
Không chỉ chứa hàm lượng vitamin D và canxi cao, mà một số loại ngũ cốc được làm từ lúa mạch nguyên cám rất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân loãng xương, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các loại ngũ cốc ít đường để tránh tình trạng tăng đường huyết đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
3.6. Các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3
Không chỉ có ích cho người bị loãng xương, Omega-3 còn hỗ trợ rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…
Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá mòi, cá hồi, cá thu… Để hấp thu được nhiều omega-3 và canxi nhất thì những loại cá này cần được nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương. Ngoài ra, omega còn có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng và dầu cá.
4. Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có các dưỡng chất tốt cho xương khớp thì người bệnh cũng cần quan tâm đến những thực phẩm cần kiêng.
4.1. Thịt và các loại thực phẩm giàu protein
Xương có khoảng 50% protein. Quá trình “gia cố” xương hỏi đòi một lượng axit amin ổn định. Trong khi đó, axit amin là thành phần quan trọng để cấu tạo nên protein, vì vậy người mắc bệnh loãng xương vẫn nên ăn các loại thực phẩm chứa protein. Tuy nhiên, cần lưu ý là chuyển nguồn cung cấp protein từ thịt đỏ sang thịt trắng (thịt gà, cá…) và tiêu thụ protein ở mức độ vừa phải. Dư thừa protein sẽ dẫn đến việc tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
4.2. Thức ăn mặn
Natri trong muối ăn gây mất canxi và làm xương yếu dần theo thời gian. Vì vậy, người bệnh loãng xương cần cố gắng hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều muối như:
• Các loại thịt chế biến sẵn: giăm bông, xúc xích, thịt hộp…
• Thức ăn nhanh: gà rán, pizza, khoai tây chiên…
• Các loại thịt khô: khô bò, khô mực, khô gà…
• Các loại mắm, nước mắm…
Ngoài ra, để xác định một thực phẩm có nhiều natri hay không, người bệnh có thể xem mục % giá trị hằng ngày trong bảng dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Nếu chỉ số natri cao hơn 20%, món ăn đó có hàm lượng muối cao.
4.3. Rau chân vịt và các loại thực phẩm chứa oxalat
Rau chân vịt, củ cải đường và một số loại đậu chứa nhiều oxalat. Oxalat ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể, do đó người bệnh loãng xương nên kiêng ăn các loại thực phẩm này.
4.4. Cám lúa mì
Cám lúa mì là lớp bên ngoài của hạt lúa mì, được tách ra từ quá trình xay xát, rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hàm lượng phytate cao trong cám lúa mì có thể ngăn cơ thể hấp thụ canxi. Nếu người bệnh uống thuốc bổ sung canxi, nên uống trước hoặc sau thời điểm ăn cám lúa mì ít nhất 2 giờ.
4.5. Các loại thức uống
• Một số loại nước ngọt và nước ngọt có ga chứa axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
• Caffeine có trong cà phê và trà sẽ làm canxi thoát ra khỏi xương và làm giảm sự hấp thụ canxi, do đó mất cấu trúc xương.
• Uống nhiều rượu dẫn đến tăng bài tiết canxi qua đường tiểu.
Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, nhất là với bệnh nhân loãng xương. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cần kết hợp tập luyện khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Mách bạn: Bi-JcareMax – giải pháp tổng thể bước đột phá trong phòng và điều trị bệnh lý xương khớp.
Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
Công dụng của Bi-Jcare Max:
>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.
>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.
>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.
>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.
>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...
>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.
>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.
Đối tượng sử dụng Bi-Jcare Max:
Những người bị thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai, tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, dãn dây chằng, viêm đau dây thần kinh toạ, những người bị chấn thương, phẫu thuật về xương khớp, gãy xương cần bồi bổ xương khớp. Người già bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitatim D3…
Người trưởng thành muốn tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Khi đi lại, lên xuống cầu thang có tiếng kêu lục cục trong khớp, khó vận động, những trường hợp bị tổn thương xương khớp do vận động quá sức, sai tư thế trong thể thao hoặc lao động. Những người bị viêm, sưng, đau nhức xương khớp cấp và mãn tính, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp.
>>>Chi tiết sản phẩm xin liên hệ: Bi-JcareMax – giải pháp tổng thể bước đột phá trong phòng và điều trị bệnh lý xương khớp.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận