Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi - BNC medipharm

Bạn bị viêm phổi, bạn muốn tìm cách phòng ngừa biến chứng của viêm phổi, bạn chưa biết cách nào. Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi là câu hỏi của nhiều người. Viêm phổi là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách phòng ngừa biến chứng bệnh viêm phổi.

Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi

1. Tìm hiểu về căn bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng đặc trưng bởi tình trạng viêm các phế nang trong phổi do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai phổi, tại một vị trí cố định hay một vài vùng.

Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

➤ Theo nguyên nhân gây bệnh: Viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virus, viêm phổi do nấm, viêm phổi do hóa chất.

➤ Theo nguồn lây nhiễm: Viêm phổi có thể được chia làm 2 loại:

- Viêm phổi bệnh viện: Là tình trạng viêm phổi xuất hiện sau khi bệnh nhân nhập viện 48h mà trước đó người bệnh không có các biểu hiện của viêm phổi hoặc được ủ bệnh ở thời điểm nhập viện.

- Viêm phổi cộng đồng: Là tất cả các loại viêm phổi mắc phải ngoài bệnh viện. Nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn.

Mức độ nghiêm trọng của viêm phổi có thể từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tuổi tác và sức khỏe của bạn. Viêm phổi thường nghiêm trọng hơn ở các đối tượng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi và người có vấn đề về sức khỏe hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu.

Theo nghiên cứu, đây là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, khi mắc bệnh, có thể nhu mô phổi sẽ bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ phổi của bệnh nhân đều bị tổn thương và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới gặp phải tình trạng không đủ oxy, khó thở, điều này khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phổi bị tổn thương, các túi khí trở nên tắc. Hậu quả là quá trình trao đổi khí kém hiệu quả hơn so với bình thường. Khi bị viêm phổi, người bệnh nên đi khám và tích cực điều trị, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng.

2. Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân gây bệnh

+ Viêm phổi do virus:

Virus là nguyên nhân gây ra số trường hợp viêm phổi nhiều thứ hai sau vi khuẩn. Có rất nhiều loại virus gây viêm phổi, chẳng hạn như các loại virus gây ra cảm lạnh cũng như virus cúm.

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm phổi do virus khá tương tự như các triệu chứng của cúm, bao gồm:

- Sốt

- Ớn lạnh, rét run

- Ho khan, tuy nhiên có thể bội nhiễm và trở thành ho có đờm

- Chảy nước mũi

- Đau cơ

- Đau đầu

- Yếu người, mệt mỏi

Mức độ của các triệu chứng có thể diễn ra từ nhẹ cho đến nghiêm trọng.

Về mặt nguyên tắc, kháng sinh sẽ không sử dụng khi bị viêm phổi do virus, vì kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn mà không có tác dụng trên virus. Các phương pháp điều trị được áp dụng tùy theo các triệu chứng và diễn biến của bệnh. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân uống đủ nước, chỉ định các thuốc hạ sốt như acetaminophen hay ibuprofen - thuộc loại thuốc chống viêm không steroid (non - steroidal anti - inflammatory drug - NSAID), hỗ trợ thở oxy nếu cần,...

+ Viêm phổi do vi khuẩn:

Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính (chẳng hạn như hen phế quản, khí phế thũng, hoặc bệnh lý tim mạch) sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm phổi do vi khuẩn bao gồm:

- Ho có đờm

- Sốt trên 38 độ C

- Thở nhanh

- Khó thở

- Đau ngực

- Mệt mỏi

Phương pháp điều trị áp dụng phổ biến nhất với viêm phổi do vi khuẩn là sử dụng kháng sinh. Bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh thích hợp nhất cho bệnh nhân. Trong những trường hợp viêm phổi nặng, bệnh nhân có thể cần phải nằm viện điều trị.

Kháng sinh có nhiều đường dùng khác nhau, thông thường là sử dụng kháng sinh đường uống, tuy nhiên nếu bệnh nhân phải nằm viện thì kháng sinh hay sử dụng qua đường tĩnh mạch kèm theo các trị liệu cần thiết khác, chẳng hạn như hỗ trợ thở oxy, bù dịch, cân bằng điện giải,...

+ Viêm phổi do hóa chất:

Viêm phổi do hóa chất là loại viêm phổi đặc thù, rất ít gặp. Nhiều loại hóa chất có thể gây viêm phổi, và chúng có thể ở bất kì dạng nào, từ dạng hơi, dạng lỏng cho tới các phân tử rắn. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác. Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng của tình trạng sẽ phụ thuộc vào:

- Loại hóa chất

- Môi trường phơi nhiễm (trong nhà, ngoài trời,...)

- Thời gian phơi nhiễm

- Dạng hóa chất bị phơi nhiễm

- Các biện pháp bảo hộ đã sử dụng

- Các sơ cứu đã thực hiện

- Thể trạng của bệnh nhân

+ Viêm phổi do nấm:

Nấm là một tác nhân gây viêm phổi ít phổ biến. Nếu là một người trưởng thành khỏe mạnh thì nguy cơ xuất hiện viêm phổi do nấm là rất thấp, nhưng nếu bị suy giảm miễn dịch vì bất kì lí do nào thì khả năng mắc viêm phổi do nấm sẽ tăng lên. Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch có thể là:

- Sau ghép tạng phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

- Hóa trị liệu điều trị ung thư

- Đang điều trị bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp

- Nhiễm HIV

Viêm phổi do nấm xảy ra do người bệnh hít phải các bào tử của nấm, do đó có một số nghề nghiệp nhất định có nguy cơ cao hơn tiếp xúc với các bào tử của nấm, chẳng hạn như:

- Nông dân

- Người làm vườn, người tạo dựng cảnh quan,... (bởi họ tiếp xúc nhiều với đất)

- Quân nhân, công nhân xây dựng,... (bởi môi trường làm việc của họ có nhiều bụi đất)

Các biểu hiện và triệu chứng của viêm phổi do nấm cũng tương tự như viêm phổi do các nguyên nhân khác (như sốt, ho,...)

Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi

3. Biến chứng bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi không thể tự khỏi như bệnh cảm cúm thông thường được, điều cần thiết là người bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nhằm chẩn đoán sớm. Vì mức độ nguy hiểm của viêm phổi tỷ lệ thuận với từng giai đoạn tiến triển. Nếu bệnh được chẩn đoán trong giai đoạn sớm, công tác chữa trị đem lại hiệu quả cao và người bệnh có thể hồi phục về lại như trạng thái bình thường. Nhưng nếu không may bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, không những điều trị gặp nhiều khó khăn mà nó còn để lại nhiều biến chứng đáng tiếc nữa.

Một số biến chứng không mong muốn của bệnh viêm phổi gặp ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng:

- Nhiễm trùng huyết

- Áp xe phổi

- Tràn dịch màng phổi

- Suy hô hấp nặng

- Viêm màng ngoài tim

- Suy thận

Các biến chứng này có thể xảy đến riêng lẻ hoặc phối hợp, đặc biệt đối với những cơ địa suy giảm miễn dịch.

4. Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi

Để không xảy ra những biến chứng đáng tiếc như trên thì chúng ta cần phải điều trị bệnh và phòng ngừa tái phát:

4.1. Điều trị viêm phổi

là cách nhanh nhất để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Một liệu trình mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh khi xây dựng được phác đồ điều trị gồm ba bước như sau:

+ Điều trị triệu chứng:

Sử dụng các thuốc hạ sốt, thuốc giãn phế quản, thuốc ho, thuốc long đờm để làm giảm triệu chứng của bệnh. Điều trị triệu chứng giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của người bệnh.

+ Điều trị nguyên nhân:

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà bác sĩ chuyên môn có thể đưa ra những cách điều trị khác nhau:

- Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm phổi do nhiễm vi khuẩn: Aspirin, Ibuprofen hoặc Paracetamol có thể được chỉ định.

- Viêm phổi do virus: không có hiệu quả khi dùng kháng sinh để điều trị viêm phổi. Bạn nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lí, uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể. Uống thuốc hạ sốt khi bị sốt cao trên 38.5 độ C.

- Viêm phổi do nhiễm nấm: trị tận gốc bằng cách dùng thuốc chống nấm thích hợp.

+ Điều trị hỗ trợ tại nhà:

Bên cạnh việc dùng thuốc để cải thiện tình hình sức khỏe của người bệnh thì công tác điều trị hỗ trợ tại nhà để thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Người bệnh nên hình thành những thói quen sống lành mạnh như:

- Nghỉ ngơi đầy đủ trong giai đoạn tiến triển của bệnh

- Ăn những thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ năng lượng và bổ sung nhiều vitamin A, C, B. Bù nước và điện giải sau khi người bệnh trải qua cơn sốt cao, kèm nôn mửa, ăn uống kém,…

4.2 Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

+ Tiêm Vắc-xin viêm phổi:

Viêm phổi có thể do một số vi khuẩn, virus hoặc các sinh vật lây nhiễm khác gây ra. Hiện đã có vắc xin bảo vệ chống lại hai nguyên nhân chính gây ra viêm phổi: vắc-xin ngừa phế cầu và vắc-xin cúm (influenza). Cũng đã có vắc-xin bảo vệ chống lại một số nguyên nhân ít gặp hơn gây ra viêm phổi như vắc-xin ho gà. Việc tiêm phòng và khuyến khích những người xung quanh tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm phổi.

+ Giữ vệ sinh tay:

Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng các dung dịch khử khuẩn chứa cồn là một trong những cách quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh và ngăn chặn lây bệnh cho người khác, đặc biệt khi bạn bị nhiễm virus như cúm.

Viêm phổi lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người bị nhiễm bệnh (những hạt nhỏ li ti có thể di chuyển trong không khí), nên việc tiếp xúc với người bị viêm phổi làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Những người bị viêm phổi nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt bỏ ngay khăn giấy đã sử dụng và rửa tay. Hắt hơi hoặc ho vào ống tay áo (ở mặt trong khuỷu tay) là cách khác để giữ nước bọt và chất tiết không lây lan sang người khác và việc này cũng giúp giữ cho bàn tay sạch.

+ Bỏ hút thuốc:

Hút thuốc lá làm suy yếu khả năng chống lại bệnh viêm phổi do nó gây ra tổn thương phổi. Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc là một cách quan trọng để giúp ngăn ngừa viêm phổi và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

+ Duy trì nâng cao sức khỏe:

Sống lành mạnh bao gồm ăn uống phù hợp, tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt đối với các bệnh mãn tính mà có khả năng làm tăng nguy cơ viêm phổi thì việc uống thuốc theo chỉ định cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng về sức khỏe.

+ Những người đã bị viêm phổi tham khảo sử dụng sản phẩm BLCare Max của Mỹ:

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

BLCare Max

Đối tượng sử dụng BLCare Max: 

- Những người cần tăng cường sức khoẻ phổi và đường hô hấp.

- Những người mắc các bệnh lý phổi mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn (COPD), viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, khó thở, tăng tiết dịch, đờm…

- Những người bị ho khan kéo dài, bệnh bụi phổi, bệnh phổi nghề nghiệp, làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm không khí, khói bụi, hoá chất công nghiệp, nghiện thuốc lá, cai thuốc lá, bia rượu…

- Những người cần giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh lao phổi, kháng sinh, hoá chất hoặc xạ trị...

- Những người đang điều trị ung thư phổi, sau phẫu thuật, can thiệp về phổi và đường hô hấp...

Chi tiết xem thêm tại: >>> BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách phòng ngừa biến chứng bệnh viêm phổi như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Chi tiết xem thêm tại:

>>> Cách trị viêm phổi tại nhà như thế nào?

>>> Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi như thế nào và cách phòng bệnh ra sao?

>>> Viêm phổi mãn tính có nguy hiểm không? - BNC medipharm

Viết bình luận